Các trò chơi giúp trẻ học tốt vật lý
Blog Nhịp Sống Khỏe

Dạy con vật lý không khó như mẹ nghĩ!

Thay vì ép con học lý thuyết về vật lý hay toán học, bạn có thể áp dụng phương pháp STEM (Science – Technology – Engineering – Math) đề cao tính thực hành qua các trò chơi mô phỏng để giúp trẻ có hứng thú học tập và phát triển kỹ năng giải quyết vấn đề. Prudential sẽ gợi ý cho bạn một số trò chơi đơn giản nhưng vẫn truyền tải được những kiến thức khoa học vật lý để trẻ tiếp nhận một cách tự nhiên và đầy hào hứng.

Chơi con quay để học quy luật của chuyển động

Học quy luật của chuyển động qua trò chơi con quay

Thay vì tiếp thu những kiến thức khô khan về phương/chiều, trọng lượng/lực hút tác động vào con quay như thế nào thì bạn có thể cùng con vừa chơi con quay vừa trải nghiệm. Hãy đặt câu hỏi khuyến khích trẻ quan sát, ví dụ: Cách cầm chóp của mỗi con quay khác nhau như thế nào? Con quay nặng và nhẹ thì dễ quay hơn? Con quay cao và con quay thấp sẽ chuyển động khác nhau ra sao? Làm cách nào để giữ con quay chuyển động lâu hơn?

Dùng kính lúp để làm quen thấu kính

Gợi ý cho trẻ dùng kính lúp để quan sát những vật nhỏ không thể thấy bằng mắt thường, như da, cánh hoa, côn trùng,… Bố/mẹ có thể bảo trẻ kẹp ngón tay vào kính để hiểu rằng kính lúp có khả năng phóng to nhờ mặt kính cong. Tiếp đó, bạn có thể rót nước vào ly và bảo trẻ so sánh nhìn mọi vật qua ly nước để hiểu hơn về thấu kính, hoặc đặt ly nước/kính lúp dưới ánh mặt trời để thấy có thể tạo nên cầu vồng.

Ống nhỏ giọt màu để tìm hiểu về chuyển động của chất lỏng

Chỉ với vài chiếc ống hút, ống nhỏ giọt màu, giấy, nước, dầu và vài món đồ chơi đơn giản bạn có thể cùng con vừa học nguyên tắc chuyển động của chất lỏng ngay khi nghịch nước đấy.

Ngay khi thử nghiệm việc pha màu bằng ống nhỏ giọt/ống hút, trẻ sẽ biết được nước có thể có hình dạng giọt nhỏ, hoặc hình dung được dòng nước đi như thế nào khi cho vào các dụng cụ chứa có hình dáng khác nhau, nước màu pha vào nước thường khác với pha vào dầu thế nào. Chẳng hạn, trẻ có thể biết được nước sẽ được dẫn theo áp suất ra sao.

Tìm hiểu chuyển động của chất lỏng khi nhỏ nước vào ống

Ngoài việc “bơm nước” vào ống, bạn có thể hướng dẫn trẻ quan sát cách luồng khí đi ra khi không có nước. Đồng thời, bạn có thể cùng trẻ lấy nhiều màu vào ống nhỏ giọt và lật ngược để tạo thành vòi phun nước theo lực bàn tay.

Thổi bóng xà phòng để biết được luồng khí di chuyển thế nào

Sự thay đổi về kích thước của quả bóng được bơm phồng cho trẻ bài học về cách đi của luồng khí/gió. Bong bóng xà phòng có thể tan trong bao lâu và sẽ bay theo cách nào.

Bạn có thể thay nhiều đầu thổi bong bóng hình tròn thành hình vuông hoặc các hình khác và hỏi trẻ bóng sẽ ra hình dạng gì. Đồng thời, đưa những từ mới như “hình cầu”, “hình ống” để trẻ mở rộng vốn từ và khái niệm về hình khối.

Ném bóng để học về trọng lực

Trò chơi ném bóng giúp trẻ biết được khái niệm về trọng lực

Khi chơi ném bóng, trẻ sẽ có khái niệm về trọng lực thông qua những quả bóng giống nhau nhưng có khối lượng khác nhau và cách di chuyển khác nhau. Trẻ có thể cảm nhận được trọng lực ngay khi ném hoặc đá vào quả bóng. Hãy hướng dẫn trẻ cách quan sát đường đi của các quả bóng, bóng nào đi xa hơn và tại sao. Việc quan sát chuyển động và chất liệu của quả bóng giúp trẻ có những khái niệm ban đầu về trọng lực.

Nhìn gương để học về sự phản chiếu

Hãy cùng con soi gương mỗi ngày để giải thích cho trẻ về hình ảnh được phản chiếu trong gương thế nào, và vai trò của ánh sáng với hình ảnh ra sao.

Thay vì dùng gương cố định, bạn có thể dùng gương cầm tay để di chuyển ánh sáng phản chiếu trên nhiều bề mặt khác nhau, hoặc di chuyển để “bắt” những món đồ vật phản chiếu lên gương. Hơn thế, bạn có thể bảo trẻ vẽ các bộ phận mặt hoặc chân dung của mình trên gương.

Học về lực hút, từ trường bằng thỏi nam châm

Đến khi trẻ 10 tuổi, bạn có thể giải thích cho con nghe về cực âm, cực dương, cùng cực, đối cực từ trường qua các trò chơi hút và đẩy các đồ vật… ngay với thỏi nam châm hoặc vật trang trí dán trên tủ lạnh có nam châm.

Hãy hỏi trẻ những câu như “Đố con biết món nào sẽ hút ngay vào nam châm?”; “Nam châm có hút được vải không?”; “Nam châm đặt vào vớ thì có hút được kim loại khác không?” và hãy cùng con tìm hiểu câu trả lời bằng các thực nghiệm thực tế ngay nhé.

Bố mẹ nên nhớ các “dụng cụ học tập” trên chỉ là món đồ chơi trong mắt trẻ, nên đừng hối thúc trẻ phải hiểu thêm về kiến thức, cũng đừng tạo cảm giác áp lực bị ép… chơi. Bạn và trẻ có thể khiến những môn khoa học khác trở nên thú vị hơn với các cách học khác của phương pháp STEM.

>>> Bài viết cùng chủ đề: