nuôi dạy con, chăm sóc con. chăm sóc tinh thần
Blog Nhịp Sống Khỏe

Làm gì khi bọn trẻ khiến bạn “phát điên”?

Nếu đề cập đến những cách bọn trẻ có thể khiến bạn phát điên, thì không gì có thể đong đếm được. Chúng sẽ đặt ra vô số câu hỏi, bày bừa lộn xộn, thường xuyên nhõng nhẽo, tâm trạng thì thay đổi liên tục và không ngừng đòi hỏi.

Vô hình trung, điều này khiến chúng ta trở nên khó kiểm soát cảm xúc và nổi cơn thịnh nộ bất kỳ lúc nào khi phải đối mặt với những phiền toái do con gây ra. Tuy nhiên, chúng ta vẫn có thể làm dịu cơn căng thẳng và cư xử với con bình tĩnh hơn thông qua những bí quyết nhỏ dưới đây.

Phớt lờ hành vi gây khó chịu

Tiến sĩ Catherine Pearlman - người sáng lập ra The Family Coach cũng như tác giả cuốn sách “Ignore it” cho biết: “Bí quyết để tôi giữ bình tĩnh cũng như cải thiện hành vi của mình trước những rắc rối con gây ra là cứ phớt lờ chúng!”.

Đó có thể là việc trẻ quấy nhiễu, gây sự chú ý hoặc có bất kỳ hành động nào khác khi ba mẹ từ chối yêu cầu, và chỉ nên chú ý đến trẻ khi chúng ta cho rằng hành vi đó đáng để quan tâm.

Cùng nhau thoát khỏi nguồn gốc gây căng thẳng

Đừng quên rằng, trẻ nhỏ cũng biết lo lắng và gặp phải căng thẳng. Do vậy, hành vi cáu kỉnh của con đôi khi xuất phát từ việc muốn tìm kiếm sự an tâm từ ba mẹ. “Chúng muốn biết rằng dù có biến động gì xảy ra thì mọi thứ đều ổn, ba mẹ vẫn ở đó và sẽ luôn yêu thương, bảo vệ chúng”, Shelley Davidow, một giáo viên lâu năm và là tác giả của cuốn “Raising Stress-Proof Kids” cho biết. Đồng thời cô cho rằng, việc ba mẹ đáp ứng những nhu cầu sâu thẳm này còn có thể giúp trẻ giảm bớt những hành động khó chịu.

Davidow gợi ý nên dành ra 20 phút để cùng chơi board game, đuổi bắt, vẽ vời hoặc thực hiện bất kỳ hoạt động nào khác để giúp cả hai “tránh khỏi những nguồn cơn gây ra căng thẳng”.

Truyền tải cảm giác an toàn cho bản thân

Theo Hunter Clarke-Fields - một huấn luyện viên về chánh niệm và tác giả của cuốn “Raising Good Humans”, hệ thống thần kinh của chúng ta nhận thức được một mối đe dọa hoặc chướng ngại vật khi chúng ta sắp đánh mất nó. Do vậy, quan trọng hơn hết là phải “cho cơ thể và tâm trí của bạn biết rằng bạn đang an toàn trong thời điểm này”.

Bạn có thể thực hiện bằng cách bỏ đi trong giây lát hoặc tự nói với bản thân: “Đây không phải là trường hợp khẩn cấp. Mình có thể giải quyết việc này” hoặc “Mình đang cố gắng giúp con mà”.

>>> Có thể bạn quan tâm: Làm sao để kiểm soát cảm giác bất an thường trực?

Vận động để loại bỏ cảm xúc tiêu cực

Clarke-Fields cho biết, để chống lại phản ứng căng thẳng của cơ thể (huyết áp tăng, căng cơ) và nguồn năng lượng dư thừa khiến bạn thất vọng, hãy vận động cơ tay, cánh tay và chân của bạn.

Và có một điều thú vị đó là, “Nhiều loài động vật được biết là vận động cơ hàng chục lần một ngày để loại bỏ tác động của căng thẳng”, theo Clarke.

Sử dụng “kỹ thuật kết hợp nhanh”

Davidow nói: “Nếu chúng ta đưa mình vào trạng thái bình tĩnh, nghiên cứu tại Viện HeartMath cho thấy rằng trái tim của con cái chúng ta sẽ phản ứng về mặt thể chất với trạng thái tâm hồn của chúng ta”.

Bạn hãy thử một kỹ thuật do Viện HeartMath phát triển:

  • Tập trung sự chú ý vào trái tim của bạn.

  • Hít vào trong 6 giây và thở ra trong 6 giây, chậm và sâu hơn bình thường một chút.

  • Cố gắng chủ động cảm nhận được sự quan tâm hoặc lòng biết ơn đối với điều gì đó hoặc ai đó.

 

Làm điều này trong 2 phút (ba mẹ có thể yêu cầu con cùng tham gia).

Tư thế “Trồng chuối” (theo đúng nghĩa đen)

Theo Daniel, nằm lộn ngược giúp làm dịu hệ thần kinh, tăng lưu lượng máu lên não và mang đến cho bạn một góc nhìn mới.

Cô ấy gợi ý thực hiện các tư thế yoga đơn giản như Downward Dog, Forward Fold, Child’s Pose hoặc nằm gác chân lên tường. Daniel cho biết thêm, để tăng cường lợi ích làm dịu cơ thể, hãy hít thở sâu từ 5 đến 10 lần khi thực hiện những tư thế này.

Suy nghĩ lại về những tình huống đã xảy ra

Kuntzman nói: “Quan điểm là một trong những công cụ nuôi dạy con mạnh mẽ nhất của bạn”.

Tiến sĩ tâm lý học Eileen Kennedy-Moore đồng ý rằng những câu chuyện mà chúng ta tự kể về hành vi sai trái của con mình có thể khiến chúng ta tức giận hoặc khiến chúng ta phản ứng theo những cách hữu ích. Những câu chuyện chúng ta tự kể về khả năng kiểm soát của bản thân cũng rất quan trọng.

Hãy thử những cách thay đổi quan điểm này, theo Kuntzman và Kennedy-Moore:

  • Thay đổi suy nghĩ “Con thật tệ” thành “Con đang gặp khó khăn”.

  • “Tôi không thể làm được nữa” thành “Tôi có thể làm những việc khó. Tôi cần làm gì ngay bây giờ để tiến về phía trước? ”

  • “Tôi không phải là một người ba/ mẹ tốt” thành “Tôi đang học cách để tốt hơn mỗi ngày và các con tôi cũng vậy”.

  • “Con làm vậy là không tôn trọng ba mẹ!” để “Con chỉ đang thử xem giới hạn của mình tới đâu đúng không?”

  • “Con đang cố làm tôi nổi điên!” thành “Con đang đói và cảm thấy mệt”.

  • “Con không quan tâm đến bất kỳ ai ngoài chính bản thân!” thành “Con đang thất vọng và buồn chán vì đã lâu không gặp bạn bè”.

 

Tìm kiếm sự hài hước

Pearlman nói, khi con bạn chỉ mặc đồ ngủ và làm đổ toàn bộ bát dưa hấu ra sàn, bản năng đầu tiên của bạn có thể là bỗng dưng muốn khóc, cằn nhằn hay thậm chí la hét với con.

Thay vì vậy, hãy cố gắng mỉm cười. “Nếu chúng ta có thể cười trước một số tình huống vô lý hoặc thậm chí một số thất bại khi làm cha mẹ, thì điều đó có thể làm cho cuộc sống trở nên tốt hơn” - và giúp giảm bớt căng thẳng cho chúng ta.

Tâm sự với người khác

Pearlman cho biết, để không còn cảm giác như bạn đang “làm cha mẹ trong vô định”, hãy tìm ít nhất một người bạn để thường xuyên trao đổi về cảm giác của bạn và những gì bạn đang gặp phải.

Được khen ngợi, hay nói đùa về một tình huống nào đó sẽ khiến bạn cảm thấy được lắng nghe và chữa lành.

Ăn thực phẩm giàu Magiê

Theo Daniel, trong thời gian căng thẳng, khoáng chất quan trọng này bị cạn kiệt, và đó chính là lúc chúng ta cần nó nhất. Ông giải thích: “Khi Magiê thấp, rất khó để giữ bình tĩnh và không phản ứng với điều khiến ta khó chịu”.

Vì vậy, để bổ sung Magie, bạn hãy ăn nhiều các loại thực vật có lá màu xanh đậm như rau bina và cải xoăn, hoặc làm sinh tố chuối, bơ và sô cô la đen. Nó có thể giúp bạn giảm được căng thẳng.

>>> Bài viết có liên quan: Nên ăn gì để tạm biệt căng thẳng một cách hiệu quả?

Hãy nhớ rằng chúng ta không đơn độc. Và may mắn hơn là hiện nay, có rất nhiều chiến lược hiệu quả để bậc phụ huynh có thể áp dụng, từ đó giữ bình tĩnh và tìm ra hướng xử lý phù hợp trước những phiền toái mà con gây ra. Cuối cùng, hãy cố gắng giảm thiểu cái tôi của mỗi cá nhân để cùng nhau vượt qua khó khăn một cách hiệu quả.

>>> Xem thêm: