Image alt
Blog Nhịp Sống Khỏe

3 tuyệt chiêu ngăn chặn bất hòa với con trẻ tuổi teen

Tuổi teen là lứa tuổi con trẻ bắt đầu biết thể hiện chính kiến và cái "tôi" của bản thân. Vì thế, những bất hòa giữa cha mẹ với con cái là không thể tránh khỏi. Vậy đâu là nguyên nhân và làm sao để ngăn chặn các bất hoà này cùng con? Hãy cùng Prudential tìm hiểu ngay sau đây nhé!

Vì sao tuổi teen là tuổi dễ “gây sự” nhất?

Quãng thời gian từ 11-19 tuổi được giới khoa học gọi là giai đoạn đang trưởng thành (adolescent). Đây là quãng thời gian quan trọng nhất trong quá trình phát triển về hình thể cũng như nhân cách và hành vi của con người.

Trong giai đoạn này, bạn cũng có thể chứng kiến nhiều thay đổi ở con: con lớn nhanh phổng phao, phát triển hình thể một cách chóng mặt. Bên cạnh đó, các sở thích, kỹ năng và phong cách sống của con sẽ ngày càng được thể hiện rõ ràng hơn một cách vô thức. Tâm lý của con trẻ trong giai đoạn cũng rất thất thường do sự bùng nổ trong số lượng nơ-ron thần kinh và dòng chảy các hoocmon trong cơ thể. Chính sự thất thường trong tâm lý, kèm theo quá phát triển nhanh chóng của thể chất và trí não, con bạn sẽ có khuynh hướng phản ứng lại những lời khuyên hoặc lời than phiền, chê trách của bạn mạnh mẽ hơn.

Không chỉ vậy, nghiên cứu cho thấy trẻ trong độ tuổi dậy thì thường xem các cuộc xung đột và cãi vã như một cơ hội để thể hiện kiến thức, phong cách và bản lĩnh của bản thân. Bên cạnh đó, một nghiên cứu năm 2008 của Developmental Review cho thấy trẻ trong giai đoạn này có một ý thức mong muốn được tự chủ mạnh mẽ. Ý thức này được hình thành do tác động của nội tiết tố oxytocin lên não bộ. Chính vì thế, bạn đừng ngạc nhiên khi con trong giai đoạn này luôn tự cho mình là “trung tâm của vũ trụ” và luôn thể hiện con có thể tự sống mà không cần bố mẹ. Theo tiến sỹ McNeely Blanchard, quá trình này diễn ra xuyên suốt giai đoạn trưởng thành và đạt đỉnh điểm vào năm 15 tuổi.

>>> Có thể bạn quan tâm: Tìm hiểu về hội chứng nổi loạn, đua đòi ở tuổi mới lớn để hiểu con nhiều hơn

Vậy phụ huynh phải làm sao để hạn chế xung đột với con ở độ tuổi này?

Nghiên cứu của Viện phát triển trẻ em năm 2013 chứng minh rằng nếu càng thường xuyên la mắng con trong giai đoạn trưởng thành này, con sẽ càng phát triển theo hướng tiêu cực. Và bạn hoàn toàn không muốn điều đó xảy ra đúng không nào? Vì vậy, hãy bỏ túi 3 bí quyết sau để luôn giữ thái độ ôn hoà trước những tình huống xung đột nhé.

Bí quyết 1: Đừng để cơn giận dữ chiếm lĩnh giọng nói của bạn

 

“Luôn phải giữ bình tĩnh trước mọi tình huống bất hoà” – đây là lý thuyết mà ai cũng biết nhưng ít khi áp dụng được. Nguyên do là tâm lý con người không thể chịu đựng nhiều áp lực cùng một lúc và dễ dàng “nổi cơn tam bành” khi vượt quá ranh giới. Cũng như chị Mai trong tình huống của bài, đứng trước áp lực từ công ty, áp lực từ việc nhà, lại thêm không vừa ý với việc làm và thái độ của con gái, thật khó có thể giữ bình tĩnh trong tình huống như vậy.

Chính vì thế, trước khi lên tiếng khuyên nhủ con, hãy dành một phút để tự hỏi: “Bạn có đang đủ bình tĩnh để có thể nói chuyện với con một cách bình thường không?”. Nếu câu trả lời là không, hãy cho bản thân một chút thời gian để nguôi cơn giận và giải toả bớt căng thẳng để tránh sự tổn thương không đáng có.

Áp dụng vào trường hợp của chị Mai, thay vì lên tiếng nhắc nhở con phải dọn dẹp nhà cửa và rửa chồng bát đĩa ngay lập tức, chị Mai nên lên phòng nghỉ ngơi một chút hoặc đi tắm để giải toả áp lực của một ngày làm việc căng thẳng trước khi nhắc nhở con. Chỉ khi đó, chị Mai mới có thể trò chuyện cùng con ở tông giọng bình tĩnh nhất và có thể khuyên nhủ con một cách thuyết phục nhất.

Bí quyết 2: Giải quyết vấn đề thay vì cố gắng để chiến thắng

Nếu suy ngẫm kỹ, chẳng ai là người chiến thắng trong các cuộc cãi vã. Kết cục sẽ chỉ có một vấn đề được giải quyết thiếu triệt để và khoảng cách vô hình giữa bạn và con được nới rộng hơn. Chính vì vậy, thay vì làm mọi cách để trở thành người chiến thắng và buộc con làm theo những gì bạn yêu cầu, hãy suy nghĩ thấu đáo và tìm cách giải quyết vấn đề thoả đáng cho cả hai.

Ngoài ra, hãy chắc là bạn và con đang cùng nhau giải quyết vấn đề chung, chứ không phải tìm cách để con phải tự mình giải quyết cái mà bạn đang cho là vấn đề thực tại. Bạn không thể đột ngột áp đặt trách nhiệm lên con như một người lớn một cách vô ly mà quên đi bước chuyển giao và hướng dẫn con. Việc này sẽ chỉ càng khiến con thêm áp lực và có những cảm xúc tiêu cực.

>>> Bài viết có liên quan: Bỏ túi 3 bí quyết giúp hòa giải mâu thuẫn với con trẻ tuổi teen

Trong trường hợp của chị Mai, chị có thể nhẹ nhàng nói con rằng:

“Con đã lớn rồi và mẹ rất cần con phụ giúp một số công việc gia đình. Hay là mình bắt đầu với việc dọn dẹp bếp núc và rửa bát nhé. Các thứ 2-4-6 con không phải đi học thêm vào buổi tối, có thể phụ mẹ được nè. Mẹ sẽ lo các thứ 3-5-7 cho con gái. Còn Chủ nhật thì hai mẹ con mình bắt bố dẫn đi ăn để trả công nhé. Đồng ý thì bắt tay vào làm ngay nhé! Để mẹ lau vết xe của con gái cho sạch sẽ đón bố về nào!”

Một lịch phân công hợp tình, hợp lý, giải quyết không chỉ vấn đề của hai mẹ con trong hôm nay mà còn những ngày sau nữa. Thật là hiệu quả hơn hẳn việc than phiền và đổ lỗi cho nhau đúng không nào?

Bước 3: Đừng áp đặt mà hãy tạo cơ hội cho con thể hiện mình

Chẳng ai phụ một lời nhờ vả dễ thương, nhất là khi đối tượng nhờ vả của bạn là một trẻ vị thành niên đang tìm cơ hội để thể hiện bản thân. Ý thức muốn tự chủ và tự lập của trẻ vị thành viên sẽ xem đây như một cơ hội để thể hiện thực lực của mình, rằng mình đã đủ trưởng thành. Bạn sẽ ngạc nhiên khi thấy rằng chỉ với một câu nói ngọt ngào có thể khiến con trở nên trách nhiệm hơn như thế nào.

>>> Đừng bỏ lỡ: Làm thế nào để trao quyền hợp lý khi con đang ở tuổi nổi loạn?

Thậm chí, bạn có thể ra một động lực giúp con sớm hoàn thành công việc. Ví dụ như trong trường hợp của chị Mai, chị có thể nhờ con:

“Con gái giúp mẹ rửa bát nhé. Mẹ sẽ lau nhà và dọn bếp giúp con. Mình chóng xong việc nhà của ngày hôm rồi mẹ con mình đi xem phim cùng nhau! Lâu lắm rồi mẹ không xem phim, mà hôm nay đang cần một tí vitamin-giải-trí để xả stress đây!”

Bạn thấy không, cũng cùng một ngữ cảnh nhưng với cách giải quyết mềm mỏng hơn và khéo léo hơn có thể giúp xoá đi một căng thẳng gia đình không đáng có. Prudential hy vọng các bí quyết này sẽ là tuyệt chiêu bỏ túi cho bạn khi đối thoại với con trẻ tuổi teen nhé!

>>> Xem thêm: