Image alt
Blog Nhịp Sống Khỏe

Ứng xử ra sao khi trẻ bướng bỉnh, tính tình thất thường?

Hẳn bà mẹ nào cũng hiểu cảm giác khó chịu khi con mình thường xuyên bướng bỉnh thay đổi ý kiến một cách nhanh chóng. Có những lúc, “người bạn nhỏ” của chúng ta vừa bảo muốn ăn bánh mì nướng, nhưng chỉ vài phút sau, chiếc bánh mì bị gạt phăng đi kèm theo cái cau mày: “Con không muốn ăn món này!”. Và những câu hỏi lo lắng dành cho chúng như: “Vì sao vậy, con yêu?”, “Con có vấn đề gì sao?” hay “Con không đói nữa à?” đều được đáp trả bằng thái độ im lặng, hờn dỗi. Cùng lắng nghe Lauren Tamm, một y tá điều dưỡng và là một người vợ, một bà mẹ hạnh phúc, chia sẻ cách để đối phó với cơn giận dữ thất thường của con.

Đâu là nguyên nhân khiến con trở nên bướng bỉnh?

Điều đầu tiên, Lauren muốn các bậc phụ huynh biết một điều là từ lúc trẻ được sinh ra cho đến tuổi lên ba, những cảm xúc hành vi của chúng chỉ được một phần của não chịu trách nhiệm điều khiển. Ba năm đầu đời là thời kỳ trí não của trẻ phát triển cực kỳ mạnh mẽ, với hơn 700 nơ-ron mới được hình thành trong mỗi giây! Đây chính là nguyên nhân dẫn đến những hành vi bướng bỉnh, thất thường của những cô cậu bé của chúng ta.

>>> Có thể bạn quan tâm: Cha mẹ nên ứng xử ra sao với khủng hoảng tuổi lên ba của trẻ?

Vì thế, bạn hãy an tâm rằng con mình không phải là một đứa trẻ bẩm sinh đã ngang bướng, thất thường. Chỉ với vài năm kinh nghiệm sống, trẻ sẽ không thể tự trả lời một cách logic các câu hỏi của cha mẹ như: “Tại sao con làm như vậy?”, “Chuyện gì đã xảy ra?” hoặc “Tại sao con khóc?”. Ngay chính bản thân chúng cũng không thể giải thích được tại sao vào một thời điểm nào đó, con lại muốn hoặc không muốn điều gì.

Hành vi của trẻ bị điều khiển bởi những cảm xúc mạnh mẽ, thất thường như ước muốn được thực hiện một điều gì đó hay mục tiêu nào đó, bất chấp hậu quả sẽ ra sao. Cho nên, những phản ứng như khóc, la hét, cãi lời hay hờn dỗi rồi im lặng… trước lời hỏi thăm của chúng ta là điều hoàn toàn dễ hiểu.

Và Đây Là Bí Mật Của Lauren Giúp Bạn Thấu Hiểu Trẻ Dễ Dàng Hơn

 

Sau khi tìm hiểu quá trình hình thành hành vi của trẻ, Lauren đã cố gắng áp dụng một phương thức mới để trò chuyện cùng cậu con trai 2 tuổi của mình.

“Khi con trai của tôi tiếp tục có những biểu hiện thất thường – đòi ăn một cái bánh mì nướng, nhưng sau đó đẩy cái dĩa ra khỏi bàn ăn, đồng thời hét lên “Con không muốn ăn!”. Tôi quyết định sẽ không tranh cãi với con! Tôi đã tập cho mình khả năng kiềm chế để tránh hỏi con những câu hỏi làm chúng không thoải mái, đồng thời cố gắng thể hiện cho con thấy là các hành động, phản ứng của chúng là bình thường. Tôi tự nhủ rằng chính bản thân con trẻ cũng không biết lý do tại sao chúng đột nhiên không còn hứng thú với chiếc bánh nướng thơm ngon này nữa hay con cũng không biết món bánh này không ngon ở điểm nào. Những gì con tôi phản ứng chỉ là không thể kiểm soát cảm xúc của mình thôi.

>>> Khám phá 10 cách trò chuyện cùng con TẠI ĐÂY

Vì thế, tôi chấp nhận hành động của con, và nói: “Tốt lắm, nếu con không thích ăn thì cứ để đó!”

Những lời nói này làm cho thằng bé mất một vài phút để xác định mình đang thật sự muốn ăn gì. Tôi tranh thủ thưởng thức một tách cà phê.

 3,2,1… 

Chính xác là 7 phút từ khi từ chối đĩa bánh, con trai cưng đã đến và nói rằng con thật sự muốn ăn bánh mì nướng. Điều này thật kỳ diệu, phải không? Không những tránh được 7 phút giận dữ, tranh luận cùng con, mà tôi còn đạt được mục tiêu ban đầu của mình.

Hãy nhớ rằng – bạn không nên tranh cãi với con. Chấp nhận những cảm xúc thất thường của con, trao chúng một cái ôm, và hãy để con tự quyết định. Điều quan trọng nhất là hãy luôn nhớ rằng trẻ không cố tình làm cha mẹ cảm thấy phiền lòng, khó chịu. Chỉ là con đang muốn thể hiện điều chúng muốn hoặc không muốn tại thời điểm đó mà thôi!
 
Nguồn: Theo BrightSide

>>> Xem thêm: