Chia sẻ cách chuẩn bị quỹ học vấn cho con
Blog Nhịp Sống Khỏe

Chuẩn bị quỹ tiền học cho con bắt đầu từ đâu?

Sự xuất hiện của thiên thần nhỏ trong gia đình thôi thúc các cặp vợ chồng nghĩ nhiều về tương lai hơn. Một trong những băn khoăn lớn nhất là việc hoạch định tài chính cho tương lai học vấn của con.

“Phải dự trù bao nhiêu cho quỹ học hành của con từ lúc mầm non tới đại học?” - bạn có đang đau đầu với câu hỏi này không? Hãy để Prudential hướng dẫn cho bạn cách thức giải quyết “bài toán” khó nhằn ấy nhé.

Bước 1: Dự trù chi phí cho việc học của con

Theo báo cáo mới nhất thuộc nghiên cứu “Giá trị của giáo dục” vừa được Ngân hàng HSBC công bố, 60% các bậc cha mẹ tham gia khảo sát cho biết họ sẵn sàng vay nợ để con cái được học đại học. Tuy nhiên, nếu hoạch định và bắt đầu tích lũy từ sớm, gánh nặng tài chính sẽ được giảm bớt khi con bạn lớn khôn.

Với mỗi giai đoạn, hãy tìm hiểu trước học phí của những trường hoặc những phân loại trường (trường công lập, trường quốc tế, du học…) mà bạn đang nhắm đến và đừng quên lưu ý tới tỷ lệ lạm phát qua thời gian. Việc lập danh sách cụ thể như thế sẽ giúp bạn có cái nhìn sâu sát hơn về từng khoản cần tích lũy. Đặc biệt, nếu bạn có ý định cho con học trường quốc tế hay đi du học thì đây sẽ là cách để bạn có thể chia nhỏ khoản dành dụm, giảm thiểu áp lực tiền bạc về sau.

Bước 2: Tính toán và cân đối tài chính của gia đình

Sau khi đã có bảng dự trù chi phí học vấn, việc tiếp theo chúng ta cần làm là có kế hoạch chi tiêu và tiết kiệm hợp lý để chắc rằng mình luôn đảm bảo được tài chính trước những giai đoạn học vấn của trẻ. Theo một khảo sát của Mastercard, gần 3/4 các gia đình tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương để dành tiền tiết kiệm đều đặn cho việc giáo dục của con cái, trung bình 13% thu nhập hàng tháng của gia đình. Bạn có thể tham khảo con số này để làm mức dành dụm định kỳ và linh hoạt gia giảm tùy theo điều kiện kinh tế hay cột mốc tài chính lớn. Chẳng hạn như trong năm đó gia đình phải chi tiêu nhiều cho việc xây sửa nhà, khoản tiết kiệm cho quỹ học vấn của học có thể giảm xuống còn 10% tổng thu nhập. Hoặc khi bạn được tăng lương, khoản dành dụm sẽ tăng lên 15% mỗi tháng.

Bước 3: Lựa chọn chương trình tích lũy phù hợp

Nếu bạn đã tính toán được số tiền cần chuẩn bị thì thật quá tuyệt vời! Nhưng bạn định tích luỹ chúng bằng hình thức nào đây? Không thể để tất cả chỗ tiền đó vào ví hay két sắt mãi được, thay vào đấy, hãy tham khảo các phương thức tích luỹ dưới đây:

Lựa chọn hình thức tích lũy phù hợp để đảm bảo cho tương lai học vấn của con1. Gửi tiết kiệm

Cách đơn giản và truyền thống nhất là mở một tài khoản tiết kiệm gửi góp tại ngân hàng. Số tiền lãi tiết kiệm tuy không cao nhưng về lâu dài, vẫn có thể hỗ trợ bạn gia tăng tích lũy. Bạn nên chọn gửi tiết kiệm ngay tại ngân hàng nhận lương để việc trích một phần thu nhập hàng tháng chuyển sang tài khoản tiết kiệm dễ dàng và thuận tiện hơn.

2. Bảo hiểm nhân thọ tích luỹ cho giáo dục

Bảo hiểm tích lũy giáo dục gần đây đang là sự lựa chọn tối ưu cho các gia đình, xếp thứ 2 trong số các sản phẩm bảo hiểm được cha mẹ Việt đầu tư nhiều nhất. So với gửi tiết kiệm ngân hàng, hình thức này linh hoạt hơn trong việc lên kế hoạch, điều chỉnh nhu cầu và mức phí theo thu nhập. Không chỉ đảm bảo an toàn tài chính cho gia đình bạn khi có bất trắc xảy ra, các sản phẩm bảo hiểm này còn có thêm các khoản thưởng hấp dẫn. Với sản phẩm PRU-AN TÂM TRỌN ĐỜI - KẾ HOẠCH HỌC VẤN, bạn sẽ được hưởng các khoản thưởng duy trì hợp đồng hấp dẫn giúp gia tăng giá trị tiết kiệm của hợp đồng. Tham gia PRU-An Tâm Trọn Đời - Kế hoạch học vấn, con bạn sẽ được tiếp thêm động lực với Quyền lợi đăng khoa - phần thưởng đặc biệt bằng tiền mặt, trị giá bằng 10% số tiền bảo hiểm, nếu con bạn đỗ đại học và có điểm xét tuyển nằm trong danh sách 10 mức điểm đầu vào cao nhất của Ngành học đã đăng ký.

> Bài viết cùng chủ đề: Nên gửi tiết kiệm ngân hàng hay mua bảo hiểm nhân thọ?

3. Đầu tư

Nếu muốn chủ động gia tăng thu nhập của mình bên cạnh việc tích lũy, bạn có thể thử một số hình thức đầu như như tham gia quỹ mở, đầu tư chứng khoán… Sự lựa chọn khôn ngoan nhất khi bạn không có số vốn lớn hay nhiều thời gian, kiến thức chuyên môn là tìm đến các chuyên gia tài chính cá nhân hoặc lựa chọn các gói bảo hiểm có liên kết đầu tư

Với 3 bước trên, Prudential hi vọng bạn đã tìm ra cách thức đúng đắn để chuẩn bị quỹ tiền học cho con mình. Vì tương lai tươi sáng của con trẻ chúng ta, hãy suy nghĩ và hành động ngay từ bây giờ bạn nhé!

>>> Xem thêm: