Image alt
Blog Nhịp Sống Khỏe

7 thói quen lạ giúp cải thiện sức khoẻ

Có những thói quen rất nhỏ nhưng lại có thể mang đến những lợi ích sức khoẻ không ngờ tới. Cùng Prudential điểm qua những thói quen lạ này và thử áp dụng nhé!

1. Kiên nhẫn đợi trà tan 5 phút trước khi uống

Nhiều nghiên cứu trên thế giới cho thấy, trà chứa một lượng lớn hợp chất chống ô-xy hóa có khả năng phòng ngừa những mối nguy hại về sức khỏe, như giảm nguy cơ trụy tim, ngừa ung thưviêm gan và cả hội chứng Parkinson. Tuy nhiên, lượng hợp chất này chỉ xuất hiện khi nó được hòa với nước nóng. Vì thế, hãy kiên nhẫn đợi thêm một chút để tận hưởng được tách trà thơm mà sức khỏe lại tốt hơn nhé.

2. Khi bị đau, bạn có thể văng tục

Hành động văng tục có thể khó chấp nhận đối với nhiều người. Tuy nhiên, thói quen này lại làm giảm cơn đau thể chất. Một nghiên cứu sức khỏe của Anh đã chứng minh khả năng giảm đau của việc văng tục. Người tham gia thí nghiệm bị bắt phải nhúng tay vào nước đá. Kết quả khá bất ngờ: Người liên tục lặp lại những từ “bậy” có khả năng chịu đựng cơn đau lâu hơn người kêu ca bằng những từ ngữ lịch sự. Song, lưu ý là ‘chiêu’ này chỉ thật sự phát huy tác dụng đối với người ít nói bậy thôi.

3. Uống nước trước khi lái xe

Mất nước mức độ nhẹ có thể khiến người lái xe mất tập trung và độ an toàn thấp tương tự như khi bạn lái xe mà uống rượu. Một nghiên cứu của Đại học Louborough đã chứng minh điều này bằng các bài kiểm tra lái xe giả lập. Trước và trong ngày thử nghiệm thứ nhất, người lái xe uống một lượng lớn nước và chỉ phạm 47 lỗi lái xe. Vào đợt sau, họ chỉ được phép uống một ít nước và đã gây ra 101 lỗi lái xe (tương ứng với mức độ sai phạm của người có 0.08 lượng cồn trong máu). Như vậy, việc bổ sung nước thường xuyên cho cơ thể chính là cách giữ an toàn cho người cầm lái và người ngồi xe.

4. Nắm chặt tay trái khi bị căng thẳng

Khi bạn cần tập trung cao độ để thực hiện một hành động yêu cầu sự chính xác như giữ thăng bằng để bước đi trên đường gồ ghề, hãy nắm chặt bàn tay trái! Đây được xem là ‘chiêu’ giúp các vận động viên giữ được tâm lý bình tĩnh khi đang thi đấu. Cảm giác khó thở và hành động thiếu chính xác đến từ việc lo lắng quá mức về thử thách đang đối diện. Điều này bị chi phối bởi phần bán cầu não không thuộc thiên hướng của bạn. Do đó, hãy làm phân tán phần não đó bằng cách siết chặt tay trái nếu bạn là người thuận tay phải.

5. Xì mũi cũng nên từ từ

Khi bị nghẹt mũi, chúng ta thường liên tục xì mũi để nước mũi nhanh chóng biến mất, giải tỏa cảm giác nghẹt thở. Tuy nhiên, xì mũi mạnh bằng cả hai lỗ mũi sẽ làm tăng áp lực vào mũi và khiến chất nhầy vào sâu trong phần xoang mặt. Khi đó, cảm giác nghẹt thở sẽ nặng hơn và triệu chứng sổ mũi càng kéo dài. Vì thế, bạn nên tập thói quen xì mũi từ tốn và chầm chậm từng bên một.

6. Đừng soi gương quá kỹ

Khi soi gương quá lâu, bạn sẽ có nhu cầu ‘soi mói’ thật kỹ làn da của chính mình. Theo quán tính, bạn bắt đầu giơ tay lên và… nặn mụn. Nếu thời gian đứng trước gương lâu hơn nữa, bạn sẽ cố ‘soi’ từng milimet da. Bạn chăm chỉ ‘xử lý’ từng chỗ mụn với mong muốn một làn da sạch mịn, nhưng lại không biết bạn đang khiến da bị tổn thương và ”mời gọi” các vi khuẩn đến tàn phá làn da của mình. Vì thế, điều bạn cần làm soi gương vừa phải và chọn biện pháp chăm sóc da mặt phù hợp.

7. Không lái xe với dép xỏ ngón

Loại dép này giúp bạn thoải mái khi di chuyển, nhưng tuyệt đối không an toàn khi lái xe. Dép xỏ ngón có thể tuột khỏi chân bạn và mắc kẹt dưới bàn đạp thắng hoặc bàn đạp ga. Điều này cực kỳ nguy hiểm. Giải pháp an toàn là hãy đặt dép xỏ ngón qua một bên và lái xe bằng chân trần. Với đôi chân trần, bạn sẽ dễ dàng cảm nhận và điều chỉnh áp lực lên các bàn đạp. Khi đã đến nơi, bạn hoàn toàn có thể mang lại dép xỏ ngón và vô tư đi dạo.

>>> Xem thêm: