Girls dancing class
Dance for Wellness

Bộ môn khiêu vũ nào giúp giảm cân hiệu quả?

Nhảy múa là một cách tuyệt vời để giúp bạn cải thiện thể lực, đốt cháy calo và giảm cân. Hãy cùng Prudential tìm thêm những lợi ích của nhảy múa và khám phá bộ môn nào phù hợp với bạn nhé!

Ngoài việc giảm cân, nhảy múa còn giúp tăng cường thể lực và sức chịu đựng của cơ bắp, cải thiện sự linh hoạt, cân bằng, lưu lượng máu và giấc ngủ, đồng thời giảm căng thẳng, trầm cảm và nguy cơ mắc một số bệnh mãn tính như tiểu đường và bệnh tim mạch[1].

Bao nhiêu calo được đốt cháy khi chúng ta nhảy múa?

Trong tất cả các hình thức tập luyện, bạn vận động càng nhanh sẽ càng đốt cháy nhiều calo, giúp giảm cân.

Lượng calo đốt cháy trong 30 phút[1]:
• Ba lê: 179 calo
• Ballroom (Khiêu vũ giao tiếp): 118 calo
• Hip hop: 207 calo
• Salsa: 143 calo
• Swing: 207 calo
• Line dance (Nhảy tập thể): 172 calo
• Tap dance (Nhảy thiết hài): 164 calo

* Lưu ý: Lượng calo đốt cháy bên trên được ước tính cho người nặng 68 kg. Những người cân nặng thấp hơn sẽ đốt cháy ít calo hơn, và ngược lại.

Lựa chọn bộ môn nhảy múa phù hợp & giảm cân

Tham gia lớp nhảy múa trong vòng 30 phút giúp bạn đốt cháy từ 130-250 calo, tương đương với chạy bộ[2].

Bạn có thể tham gia các lớp học này tại phòng tập gym, hoặc tự học thông qua các video trực tuyến. Dưới đây là lợi ích và nhược điểm một số vũ điệu phổ biến:

1. Zumba

Zumba là sự kết hợp giữa thể dục nhịp điệu và các vũ điệu Latin trên nền nhạc sôi nổi. Các vũ đạo xen kẽ giữa chuyển động nhanh và chậm, động tác dứt khoát, cường độ cao giúp bạn giảm nhiều calo hơn so với các điệu nhảy với tốc độ nhất quán xuyên suốt. Điều này sẽ giúp cơ thể săn chắc và tăng cường cơ bắp [1].

Ưu điểm:

● Giảm cân nhanh chóng (đốt cháy 9,5 calo mỗi phút)
● Giảm độ nhạy cảm với cơn đau
● Giúp mở rộng kết nối với mọi người khi tập theo nhóm

2. Hip-Hop

Hip hop đòi hỏi hoạt động với cường độ cao và tác động mạnh, là sự kết hợp nhiều phong cách nhảy từ break dance đến các động tác nhảy hiện đại[1].

Ưu điểm:

● Đốt cháy nhiều calo
● Tăng sức mạnh cơ bắp (đặc biệt là ở chân, bụng, hông và thắt lưng)
● Tăng sự nhanh nhẹn và khả năng phối hợp

Nhược điểm:

● Nguy cơ chấn thương cao do các chuyển động lặp lại, va chạm mạnh. Cần thời gian nghỉ ngơi hợp lý giữa các buổi tập. 

3. Ba lê/Barre

Vũ đạo ba lê với nhịp điệu uyển chuyển, đòi hỏi sự tập trung chuyển động và kỹ thuật chuẩn xác. Barre cũng tương tự, nhưng kết hợp thêm bài tập yoga và pilates vào quá trình tập luyện [1].

Ưu điểm:

● Tăng sức mạnh và trương lực cơ (đặc biệt là ở chân, bụng, hông và thắt lưng)
● Cải thiện tư thế
● Tăng sự linh hoạt, nhanh nhẹn và phối hợp tốt hơn

4. Múa Cột

Múa cột, đòi hỏi người tập sự dẻo dai và khéo léo để tạo hình với cơ thể trên cột, là lựa chọn tốt cho tim mạch [1].

Ưu điểm:

● Tăng tính linh hoạt (đặc biệt ở lưng và chân)
● Tăng sức mạnh phần trên của cơ thể
● Đốt cháy chất béo tốt hơn

Nhược điểm:
● Không phù hợp với người bị chấn thương ở tay, cổ tay, vai, đầu gối hoặc lưng do tính chất siết chặt và xoắn của điệu nhảy.
● Phải tập với người có chuyên môn để tránh chấn thương. 

5. Khiêu vũ giao tiếp (Ballroom)

Là điệu nhảy đôi như Waltz, Foxtrot, Tango và Salsa, những vũ đạo này ít động tác nhưng lợi ích cho sức khỏe nhiều, đặc biệt đối với những người có vấn đề về khớp [1].

Ưu điểm:

● Tăng sức mạnh cơ bắp (đặc biệt là vùng cơ trọng tâm, chân và lưng)
● Tính linh hoạt và cân bằng tốt hơn
● Lợi ích về nhận thức, chẳng hạn cải thiện trí nhớ khi bạn cần ghi nhớ các bước nhảy

Nhảy múa là một cách thú vị và hiệu quả để giảm cân, nhưng đừng quên đảm bảo an toàn, đặc biệt nếu bạn đang tập bộ môn nhảy múa mới. Cần lưu ý[1]:

● Khởi động và căng cơ trước khi bắt đầu
● Uống nước, giữ đủ nước trong và sau khi bạn nhảy múa
● Đảm bảo động tác vũ đạo chuẩn xác để hạn chế rủi ro chấn thương
● Dành thời gian nghỉ ngơi
● Hạ nhiệt sau khi tập

Nếu bạn thấy có triệu chứng đau, hãy ngưng tập và nên nhận tư vấn từ bác sĩ với các triệu chứng đang gặp phải nhé! 

Tham khảo:
1. Hersh, E., 2020. Can You Lose Weight with Dancing?. [online] Healthline.
Available at: https://www.healthline.com/health/dancing-to-lose-weight [Accessed 1 March 2021].
2. Helmer, J., 2020. Dancing as a Workout. [online] Jumpstart by WebMD.
Available at: https://www.webmd.com/fitness-exercise/a-z/dance-for-exercise [Accessed 1 March 2021].