Image alt
Blog Nhịp Sống Khỏe

3 cách giúp bạn bảo vệ sức khỏe khi chất lượng không khí suy giảm

Tổ chức Y tế thế giới WHO đã đánh giá ô nhiễm không khí là mối nguy hại hàng đầu đối với sức khoẻ con người. Cùng tìm hiểu những cách để bảo vệ gia đình và bản thân khi tình hình ô nhiễm ngày càng nghiêm trọng, nhất là tại các đô thị lớn nhé!

1. Kiểm tra mức độ ô nhiễm không khí tại nơi mình sinh sống

Hiện nay, bạn có thể dễ dàng tra cứu, cập nhật tin tức về chất lượng không khí của thành phố, quận huyện nơi mình sinh sống bằng cách tra cứu trên Google, trang web của UBND thành phố hay theo dõi tin tức hằng ngày.

Bạn có thể tải về điện thoại các ứng dụng cập nhật, thông báo tình hình chất lượng không khí trong khu vực bạn sinh sống và làm việc. Một số ứng dụng phổ biến là Air Quality, Air Matters, Air Quality Index BreezoMeter, Air Quality Real time AQI, Air Quality Index Near Me, AirNow.

2. Hạn chế tiếp xúc với không khí ô nhiễm nhiều nhất có thể

  • Khi các chỉ số chất lượng không khí ở nơi bạn sống xuống thấp hoặc ở mức báo động cam, báo động đỏ, thì nguyên tắc an toàn đầu tiên chính là hãy cố gắng ở trong nhà càng nhiều càng tốt. Việc ra ngoài, tiếp xúc với không khí ô nhiễm sẽ làm tăng nguy cơ hít phải không khí bẩn, đưa vào cơ thể những tác nhân gây bệnh về phổi, truỵ tim, hen suyễn và nhiều vấn đề sức khoẻ khác.

  • Nếu bắt buộc phải ra đường, cần đeo khẩu trang lọc bụi, đeo kính mắt, che chắn cơ thể một cách kín kẽ và cẩn thận.

  • Nếu đi xe hơi, hãy sử dụng máy lọc không khí mini bên trong xe.

  • Mua và lắp đặt máy lọc không khí ở nhà, nhất là tại các phòng sinh hoạt chung và phòng ngủ. Lắp tấm chống bụi ô nhiễm tại các cửa sổ, quạt thông gió nếu môi trường xung quanh bạn thường xuyên có chất lượng không khí kém.

  • Bạn chỉ nên tập thể dục vào sáng sớm hay chiều muộn khi đã tắt nắng để giảm bớt việc hít thở không khí bẩn. Trong những ngày khí trời ô nhiễm, bạn chỉ nên tập trong phòng gym và dừng ngay các hoạt động thể thao ngoài trời.

  • Khói thuốc lá là một trong những nguyên nhân lớn gây ô nhiễm khí. Vì vậy, hãy tránh đến những nơi có nhiều khói thuốc lá và tập cai thuốc lá nếu được.

Thay thế các loại máy móc sử dụng nguyên liệu từ gas bằng các loại máy chạy bằng điện, pin, vì các loại máy này sẽ thải ra ít khí độc hơn và do đó sẽ an toàn cho cơ thể bạn hơn.

3. Ăn uống lành mạnh tăng cường sức đề kháng cho cơ thể

Việc thực hiện và duy trì một chế độ dinh dưỡng lành mạnh, giàu các món ăn bổ dưỡng cho phổi sẽ giúp phổi bạn khoẻ mạnh hơn, tăng khả năng đề kháng với các tác nhân xấu xâm nhập vào cơ thể từ bầu không khí bụi bẩn.

  • Chọn thực phẩm chứa vitamin A và beta-carotene: Những dưỡng chất này hỗ trợ hình thành và củng cố các màng cơ bao quanh khí quản và cuống phổi, giúp các bộ phận này “cứng cáp” trước sự xâm nhập của tác nhân lạ. Hai loại chất này có nhiều trong bơ thực vật, khoai lang, cà rốt và gan.

  • Chọn thực phẩm chứa vitamin C: Vitamin C có tác dụng quan trọng đối với xương, mô liên kết, cơ bắp và các mạch máu, từ đó giúp cơ thể bạn khỏe mạnh hơn. Danh sách thực phẩm nhiều vitamin C gồm cam, dâu, xoài, nho, súp lơ và đu đủ.

  • Chọn thực phẩm chứa vitamin E: Vitamin E bảo vệ cơ thể khỏi những tổn thương tế bào, giúp tăng năng suất của hệ miễn dịch. Để bổ sung vitamin E cho cơ thể, hãy ăn nhiều rau xanh, hạt nguyên cám, lòng đỏ trứng, bơ và dầu thực vật.

  • Tăng cường khoáng chất selenium trong khẩu phần ăn: Selenium bảo vệ bạn khỏi những gốc tự do gây nguy hại cho gan và phổi. Do đó, bạn nhớ bổ sung những món giàu selenium như trứng, hành tây, tỏi, hạt nguyên cám và cá.

 

>>> Xem thêm: