bệnh ban khỉ
Blog Nhịp Sống Khỏe

Bệnh đậu mùa khỉ: Ai dễ mắc phải và phòng ngừa thế nào?

Trong thời gian gần đây, thế giới ghi nhận ngày càng nhiều ca mắc bệnh đậu mùa khỉ. Bệnh được WHO (Tổ chức Y tế Thế giới) tuyên bố là tình trạng khẩn cấp về sức khỏe do tốc độ lây lan nhanh, có nguy cơ lan sang nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó Việt Nam cũng có nguy cơ bị xâm nhập.

1. Đậu mùa khỉ là bệnh gì?

Đậu mùa khỉ là bệnh xuất phát từ virus đậu mùa khỉ (Monkeypox), lây truyền từ động vật sang người. Bệnh được phát hiện lần đầu tiên ở đàn khỉ được nuôi để nghiên cứu năm 1958 và ở trên người vào năm 1970. Đó là một cậu bé 9 tuổi ở Cộng hòa Dân chủ Congo sống trong khu vực đã loại bỏ bệnh đậu mùa vào năm 1968. Sau đó, bệnh đậu mùa khỉ cũng được ghi nhận nhiều ở các khu vực Trung Phi và Tây Phi, nơi có rừng nhiệt đới và các động vật có nguy cơ nhiễm virus.

Trong thời gian gần đây, số ca mắc bệnh đậu mùa khỉ tăng lên, hơn 16.000 ca mắc bệnh và có 5 trường hợp tử vong. Hiện tại, bệnh đã xuất hiện ở 75 quốc gia tại tất cả khu vực, trong đó châu Âu là nơi có nguy cơ cao nhất. Ở Việt Nam tính đến hiện tại vẫn chưa ghi nhận ca mắc bệnh đậu mùa khỉ nào, tuy nhiên chúng ta cần hết sức cảnh giác đề phòng.


2. Bệnh đậu mùa khỉ với các dấu hiệu phức tạp

Các biểu hiện của bệnh đậu mùa khỉ gồm:

  • Sốt (thường là triệu chứng đầu tiên).

  • Phát ban ở các bộ phận như mắt, tay, chân, lưng, ngực, bộ phận sinh dục, hậu môn và bên trong miệng.

  • Đau đầu, đau lưng, đau cơ.

  • Sưng hạch.

  • Ớn lạnh.

  • Mệt mỏi, uể oải, giảm năng lượng.


Theo đó, phát ban thường xuất hiện sau 1 - 3 ngày khi bị sốt. Nốt ban như mụn nước, có dịch màu vàng nhạt bên trong, sau một thời gian sẽ tự đóng vảy, khô và rụng. Tùy trường hợp mà số nốt ban trên người sẽ ít hay nhiều.

Thông thường, sau khi tiếp xúc với mầm bệnh từ 6 - 13 ngày, người bệnh sẽ dần xuất hiện các biểu hiện cụ thể. Tuy nhiên, thời gian ủ bệnh có thể kéo dài 5 - 21 ngày.

Ngay khi nghi ngờ hoặc phát hiện các dấu hiệu của bệnh đậu mùa khỉ, bạn nên đến cơ sở y tế thăm khám và trình báo về việc có tiếp xúc với người nghi nhiễm hoặc xác định mắc bệnh nhé!

3. Ai có nguy cơ cao mắc bệnh?

Bệnh đậu mùa khỉ lây lan qua 3 con đường:

Từ động vật sang người: Khi người tiếp xúc trực tiếp với máu, thịt và dịch cơ thể của động vật nhiễm bệnh.

Từ người sang người: Khi tiếp xúc gần qua các vết thương hở, giọt bắn từ đường hô hấp, dịch cơ thể, vật dụng của người bị nhiễm bệnh.

Từ mẹ sang con: Lây lan mầm bệnh qua nhau thai đến thai nhi hoặc tiếp xúc gần trong và sau khi sinh nở.

Những người tiếp xúc gần với nguồn lây nhiễm có nguy cơ cao mắc bệnh. Mặt khác, các đối tượng như trẻ em, phụ nữ mang thai và người có bệnh nền, hệ miễn dịch suy giảm sẽ có nguy cơ mắc bệnh nặng hơn.

4. Bệnh đậu mùa khỉ nguy hiểm thế nào?

Bệnh được chia ra làm 3 trạng thái như sau:

Thể không triệu chứng: Người bị bệnh đậu mùa khỉ không có bất kỳ triệu chứng nào.

Thể nhẹ: Các triệu chứng tự khỏi sau 2 - 4 tuần mà không cần điều trị.

Thể nặng: Bệnh chuyển biến thành các biến chứng nguy hiểm như nhiễm khuẩn da, viêm phổi, viêm não, nhiễm khuẩn huyết, nhiễm trùng giác mạc. Khi tình trạng bệnh trở nặng, người bệnh có thể bị khó thở, sốt kéo dài, ho, co giật, hôn mê và thậm chí là tử vong.

5. Vaccine bệnh đậu mùa có tác dụng với bệnh đậu mùa khỉ không?

Những người đã từng tiêm vaccine đậu mùa sẽ được bảo vệ ít nhất 85% với bệnh đậu mùa khỉ. Tuy nhiên, hiện nay không còn nhiều nước dự trữ vaccine đậu mùa vì bệnh đã được loại trừ hoàn toàn vào cuối những năm 70 - đầu năm 80.

Hơn nữa, theo WHO, vaccine đậu mùa hiện chỉ được tiêm cho những đối tượng có nguy cơ cao, chứ không tiêm rộng rãi cho toàn dân:

  • Người đã tiếp xúc với người bệnh: Tiêm phòng được thực hiện sau phơi nhiễm.

  • Người hỗ trợ các trường hợp mắc bệnh như nhân viên y tế, nhân viên làm việc tại các phòng xét nghiệm: Tiêm chủng được thực hiện chủ động nhằm phòng ngừa lây nhiễm.

6. Phòng ngừa bệnh đậu mùa khỉ bằng 3 cách đơn giản

Bạn có thể phòng ngừa bệnh đậu mùa khỉ bằng những cách sau:

  • Thực hiện ăn chín, uống chín.

  • Ưu tiên lựa chọn các sản phẩm thịt có nguồn gốc rõ ràng và đã được kiểm định.

  • Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng hoặc dung dịch cồn.

  • Người nghi ngờ mắc bệnh đậu mùa khỉ cần được cách ly ngay lập tức. Với người phải tiếp xúc với người bị bệnh cần đeo khẩu trang, găng tay và tránh tiếp xúc da nhiều nhất có thể.

 

Bạn thấy đấy, cuộc sống vốn luôn bất định, tiềm ẩn nhiều rủi ro dịch bệnh có thể làm ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng đời sống. Để ứng phó trước tình huống khó khăn này, cách tốt nhất là bạn nên chuẩn bị cho mình một giải pháp dự phòng phù hợp để bảo vệ tài chính và sức khỏe. Theo đó, bảo hiểm nhân thọ là phương án dự phòng được khá nhiều người lựa chọn để cùng đồng hành trong mọi giai đoạn của cuộc sống.

Mới đây, công ty bảo hiểm nhân thọ Prudential vừa ra mắt sản phẩm bảo hiểm PRU-Thiết Thực với hướng đi hoàn toàn khác biệt. Không giống với các sản phẩm bảo hiểm cố định danh sách bệnh lý, PRU-Thiết Thực bảo vệ người tham gia dựa trên mức độ tổn thương của hệ cơ quan - chức năng và bệnh lý nghiêm trọng, mà không cần phụ thuộc vào danh sách bệnh truyền thống. Cụ thể gồm 6 hệ cơ quan và chức năng (hệ thần kinh, hệ hô hấp, hệ tim mạch, hệ thống giác quan, hệ thống gan mật, bệnh lý và chức năng thận) với 3 bệnh lý nghiêm trọng (ung thư, đột quỵ, nhồi máu cơ tim).

Mang đến giải pháp bảo vệ đột phá thời hiện đại, PRU-Thiết Thực có mức chi phí hợp lý với tổng quyền lợi lên đến 255% số tiền bảo hiểm. Nhờ thế mà cả bạn và gia đình có được nền tảng tài chính vững chắc, an tâm trước mọi rủi ro sức khỏe và vững tâm hơn cho tương lai.

>>> Tìm hiểu thêm về bảo hiểm nhân thọ PRU-Thiết Thực TẠI ĐÂY

Nhìn chung, đa phần các ca bệnh đậu mùa khỉ thời gian gần đây nằm ở mức nhẹ, chỉ có một số ít điều trị không đúng cách nên dẫn đến biến chứng. Cách đối phó với bệnh gồm các giai đoạn như điều trị triệu chứng, ngăn ngừa biến chứng và phòng ngừa lây nhiễm. Tại Việt Nam hiện chưa phát hiện ca nhiễm bệnh, nhưng mỗi người cần hết sức nâng cao ý thức, giữ gìn vệ sinh cá nhân và cẩn thận trong ăn uống để ngăn ngừa khả năng nhiễm bệnh nhé!