Image alt
Blog Nhịp Sống Khỏe

Chỉ số BMI là gì mà PT nào cũng quan tâm?

Chỉ số khối cơ thể hay còn gọi là chỉ số BMI (Body Mass Index) giúp bạn xác định cân nặng của cơ thể mình đang ở mức độ như thế nào: thiếu cân, vừa cân, thừa cân hay béo phì? Công thức tính chỉ số BMI được Adolphe Quetelet đưa ra vào năm 1832, tính bằng cân nặng của bạn (kg) chia cho bình phương chiều cao (mét hoặc cm). Theo đó:

  • BMI dưới 18,5: Thiếu cân
  • BMI trong khoảng từ 18,5 đến 24,9: Cân nặng bình thường
  • BMI từ 25 đến 29,9: Thừa cân
  • BMI từ 30 trở lên: Béo phì

 

Để có một sức khoẻ tốt, chúng ta nên giữ cho chỉ số BMI nằm trong khoảng cân nặng bình thường (18,5 – 24,9). Với những hiểu biết về chỉ số BMI, việc lập kế hoạch ăn uống, tập luyện để bảo vệ và duy trì  sức khoẻ trở nên rõ ràng và đơn giản hơn cho chúng ta rất nhiều. Đó cũng là lý do mà tất cả PT (Personal Trainor) đều quan tâm đầu tiên trước khi thiết kế bài tập thích hợp cho thể trạng của bạn. Prudential chia sẻ cho bạn cách xác định và duy trì chỉ số BMI lý tưởng nhé!

1. Đọc chính xác chỉ số BMI của bạn

Để tính được chỉ số BMI của mình, bạn chỉ cần có số đo chính xác chiều cao và cân nặng, sau đó có thể áp dụng công thức BMI = Cân nặng (kg)/ [Chiều cao (m) x Chiều cao (m)]. Hoặc bạn có thể dễ dàng tìm được các trang tính chỉ số BMI trên Internet bằng cách nhập vào số cân và chiều cao của mình. Nhưng tốt nhất bạn nên nhờ bác sĩ tư vấn tính giúp cho mình mỗi khi đi khám sức khỏe tổng quát để có thể chỉ số chuẩn xác nhất.

2. Đặt mục tiêu thực tế nếu bạn đang cố gắng hạ chỉ số BMI

Nếu BMI của bạn đang trên 25 thì hãy bác sĩ và huấn luyện viên biết con số chính xác mà bạn cần giảm, đặt ra một thời gian biểu với chế độ ăn uống và luyện tập hợp lý để giảm cân theo tư vấn của bác sĩ và PT. Thay vì giảm cân cấp tốc, hãy cho mình một mục tiêu cân nặng vừa phải, sau đó đánh giá lại sự tiến bộ của mình để có những điều chỉnh kịp thời. Giảm cân cũng như bất kỳ hành trình nào khác trong cuộc sống, hãy nhớ rằng “dục tốc bất đạt” nhé.

>>> Có thể bạn quan tâm: Cách xác định và lập kế hoạch hoàn thành mục tiêu cá nhân hiệu quả

3. Theo dõi chặt chẽ tiến độ giảm cân

Tự kiểm soát là việc cần thiết nhất nếu bạn muốn kiểm soát cân nặng của mình. Bạn nên ghi chép lại các loại thực phẩm đã dùng trong ngày để tính toán lượng calo cơ thể đã dung nạp. Bạn cũng cần thay đổi thói quen ăn uống nếu danh sách món ăn của bạn chứa quá nhiều chất béo bão hòa, đồ chiên xào hay các loại thức ăn nhanh.

4. Tập luyện thể thao

Không có một quá trình giảm cân hay giữ cân khỏe mạnh nào có thể thiếu vắng việc tập luyện thể thao cả. Nếu chưa có thói quen tập luyện, hãy bắt đầu bằng việc lựa chọn một bộ môn mà bạn hứng thú nhất để có động lực tập luyện, chẳng hạn như jogging (đi bộ nhanh), đi bộ đường dài, đạp xe đạp

Khi bắt đầu luyện tập, hãy đặt mục tiêu cho bản thân. Ví dụ như cam kết đi bộ 20 phút/ngày, đạp xe 3 lần/tuần và lên kế hoạch cho những ngày bạn sẽ làm việc. Trước tiên, cần thiết lập cho mình thói quen luyện tập, sau đó mới nâng cao thời lượng và cường độ. Bạn cũng có thể sử dụng các thiết bị như đồng hồ thông minh, ứng dụng theo dõi sức khỏe để kiểm tra mức độ hoạt động thể chất của mình và nhắc nhở bản thân tập luyện đều đặn hơn.

5. Ăn uống khỏe mạnh, hạn chế dầu mỡ

Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng phải kết hợp cả chế độ ăn kiêng và tập thể dục thì việc giảm cân, giữ cân mới thành công. Các loại thực phẩm như khoai tây chiên, mì ăn liền, thịt chế biến, thịt đỏ và đồ uống có đường chính là lối đi một chiều dẫn đến chuyện tăng cân. Trong khi đó, trái cây, rau củ, ngũ cốc, các loại hạt và sữa chua là những thực phẩm có ích cho việc giảm cân. Tuy nhiên, tùy thuộc vào thể trạng của mỗi người sẽ có chế độ ăn uống khác nhau. Đồng nghiệp của bạn có thể giảm cân bằng cách ăn low-carb, trong khi điều đó sẽ khiến bạn khổ sở, thèm thuồng đủ thứ và cuối cùng là bỏ ngang. Tốt nhất là bạn nên thử vài chế độ ăn khác nhau cho đến khi tìm thấy chế độ phù hợp nhất đối với mình.

6. Luôn kiên trì

Ngay cả khi cân nặng của bạn không cải thiện sau nhiều cố gắng, bạn vẫn phải kiên trì. Càng lớn tuổi thì sự thay đổi nội tiết, giảm năng suất hoạt động của các cơ quan trong cơ thể càng khiến chúng ta khó kiểm soát cân nặng của mình hơn. Đừng bỏ cuộc nếu trọng lượng của bạn không thay đổi sau vài tuần hay thậm chí là vài tháng. Hãy nói chuyện với PT, với chuyên gia dinh dưỡng của mình để tìm ra giải pháp thay thế. Và cuối cùng, hãy luôn tâm niệm rằng: Giảm cân là một quá trình dài nỗ lực, nhưng bạn sẽ làm được!

>>> Xem thêm: