Đậu mùa khỉ
Blog Nhịp Sống Khỏe

Đậu mùa khỉ: Trước khi hoang mang hãy tìm hiểu rõ ràng

Sau COVID-19, dịch bệnh trở thành một từ khóa nhạy cảm đối với thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Cứ cách vài ngày cho đến một tuần, chúng ta lại nghe tin về một căn bệnh mới xuất hiện gây xôn xao dư luận mặc dù nếu tìm hiểu sâu xa, mọi chuyện vẫn trong tầm kiểm soát. Gần đây nhất, đậu mùa khỉ bất ngờ trở thành chủ đề được bàn luận sôi nổi trong cộng đồng và các phương tiện thông tin đại chúng. Vậy thực hư về căn bệnh này là như thế nào?

Tổng quan về đậu mùa khỉ

Cuối năm 2019, đại dịch COVID-19 xuất hiện đầu tiên tại Vũ Hán (Trung Quốc), sau đó nhanh chóng lan nhanh ra thế giới và trở thành nỗi ám ảnh toàn cầu suốt gần 2 năm sau đó. Đầu năm 2022, khi SARS-CoV-2 chỉ vừa mới tạm lắng dịu trong cộng đồng thì đậu mùa khỉ bất ngờ nổi lên.

Vào ngày 6/5/2022, một trường hợp nhiễm bệnh đậu mùa khỉ đã được tìm thấy ở Anh, sau khi cơ quan chức năng vào cuộc điều tra đã xác định được người này vừa trở về sau chuyến du lịch đến Nigeria. Đây là cột mốc đánh dấu việc dịch bệnh đã vượt ra ngoài biên giới Trung và Tây Phi. Từ ngày 18/5 trở đi, số lượng các ca bệnh được báo cáo từ một số quốc gia và khu vực khác ngày càng tăng, chủ yếu là ở Châu Âu. Ngoài ra sau đó hàng loạt ca bệnh cũng được ghi nhận ở Bắc và Nam Mỹ, Châu Á, Châu Phi và Úc. Vào ngày 23/7, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tuyên bố đậu mùa khỉ là tình trạng khẩn cấp toàn cầu. Tính đến ngày 23/8, đã có tổng số 44.000  trường hợp được xác nhận mắc bệnh trên toàn thế giới.

Trên nhiều phương tiện thông tin đại chúng, những con số và thông tin về đậu mùa khỉ liên tục được đăng tải là nguyên nhân chính gây hoang mang dư luận. Thế nhưng, nếu tìm hiểu kỹ, mọi người sẽ phát hiện đây thực chất không phải một chủng virus hoàn toàn mới như SARS-CoV-2. Bệnh đậu mùa khỉ (tên tiếng Anh là Monkeypox) là một bệnh truyền nhiễm do vi rút đậu mùa khỉ gây ra trên động vật bao gồm cả con người. Tên bệnh đậu mùa khỉ bắt nguồn từ việc phát hiện ban đầu về vi rút trên đàn khỉ được nuôi để nghiên cứu tại Đan Mạch vào năm 1958. Đậu mùa khỉ cũng chưa được ghi nhận là đại dịch mà chỉ đang ở tình trạng báo động.

Những triệu chứng dễ dàng nhận biết của bệnh đậu mùa khỉ mà chúng ta cần lưu ý là: Sốt cao, đau cơ, hạch bạch huyết, phát ban,... Mặt là bộ phận đầu tiên phát ban và sau đó mụn mủ xuất hiện rồi lan ra khắp cơ thể. Thông thường bệnh này có thể kéo dài 2 - 5 tuần và triệu chứng bệnh đậu mùa khỉ được phát hiện sau khi cơ thể nhiễm virus từ 5 đến 21 ngày. Nếu được điều trị tốt và đúng cách, mụn mủ sẽ dần đóng vảy và tiêu biến trên da.

Con đường lây nhiễm và phương pháp phòng tránh

Tại Việt Nam cho đến thời điểm hiện tại vẫn chưa ghi nhận ca bệnh đậu mùa khỉ nào. Tuy nhiên trong tình hình cả nước mở cửa sau đại dịch COVID-19 để thúc đẩy giao thương và du lịch, nguy cơ xâm nhập của đậu mùa khỉ là rất cao. Chính vì thế, thay vì hoang mang trước những thông tin “thật giả lẫn lộn”, mọi người cần chủ động tìm hiểu, nắm rõ con đường lây nhiễm của bệnh để có phương pháp phòng tránh hữu hiệu. Về cơ bản, đậu mùa khỉ có 3 con đường lây nhiễm chính:

+ Lây nhiễm từ động vật sang người qua tiếp xúc trực tiếp với máu, thịt, dịch cơ thể của động vật bị nhiễm bệnh.

+ Lây nhiễm từ người sang người khi có tiếp xúc trực tiếp qua vết thương hở, dịch cơ thể, giọt bắn và qua tiếp xúc với các vật dụng, đồ dùng bị nhiễm mầm bệnh.

+ Lây nhiễm có thể xảy ra qua nhau thai từ mẹ sang thai nhi, khi tiếp xúc gần trong và sau khi sinh.

Từ những con đường lây nhiễm kể trên và tình trạng báo động của căn bệnh đậu mùa khỉ, mỗi người chúng ta phải có ý thức chủ động bảo vệ chính bản thân mình, đặc biệt là những đối tượng có hệ miễn dịch kém cũng như người lớn tuổi và trẻ em. Một số biện pháp phòng tránh đậu mùa khỉ được Bộ Y tế khuyến cáo người dân thực hiện như:

+ Tránh tiếp xúc với động vật hoang dã, đặc biệt trong tình trạng chúng đang bị tổn thương. Không săn bắt trái phép và sử dụng động vật hoang dã như một loại thực phẩm. Theo nghiên cứu của Tổ chức Y tế thế giới, có những minh chứng khoa học cho thấy có đến 70%  các bệnh truyền nhiễm mới nổi trên người có nguồn gốc từ động vật, trong đó SARS-CoV-2 được cho là truyền từ dơi sang người là một ví dụ “nổi cộm” của thực trạng này.

+ Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và dung dịch sát khuẩn. Giọt bắn, dịch cơ thể (từ người và động vật) là nguồn lây nhiễm phổ biến nhất của đậu mùa khỉ. Chính vì thế việc vệ sinh sát khuẩn tay thường xuyên là vô cùng quan trọng và cần thiết để tránh virus đi vào cơ thể thông qua mắt, mũi, miệng khi chúng ta vô thức đưa tay lên mặt. Hành động nhỏ cho hiệu quả to, chỉ với việc rửa tay sạch đúng cách đã làm giảm tới 35% khả năng lây truyền vi khuẩn. 

+ Tránh tiếp xúc gần với người mắc hoặc nghi mắc bệnh đậu mùa khỉ. Như phần thông tin trên có đề cập, đậu mùa khỉ trở lại và lan rộng bắt nguồn bởi một khách du lịch đi đến vùng dịch rồi di chuyển sang nước khác. Nhưng, vẫn phải chấp nhận rằng do tính chất công việc và cuộc sống, hàng ngày chúng ta phải tiếp xúc với rất nhiều người khác nhau, vì thế việc biết được triệu chứng bệnh và ý thức tránh tiếp xúc vết thương, dịch cơ thể, giọt bắn, đồ dùng cá nhân của người nghi mắc bệnh giúp bảo vệ bản thân trước căn bệnh này.

+ Đảm bảo an toàn thực phẩm, thực hiện lối sống lành mạnh, tăng cường vận động thể lực, nâng cao sức khỏe. Sức đề kháng cơ thể chính là “tấm khiên” tự nhiên bảo vệ chúng ta trước nguy cơ các bệnh truyền nhiễm xâm nhập vào cơ thể. Để có thể gia cố cho tấm khiên này, việc thiết lập một chế độ ăn uống lành mạnh và vận động thường xuyên là không thể bỏ qua. Chú ý bổ sung những thực phẩm giàu vitamin (A, D, E, C) và khoáng chất cần thiết trong bữa ăn mỗi ngày.

+ Cuộc sống luôn tiềm ẩn những biến cố không ngờ. Ngoài những căn bệnh đã được khoa học phát hiện, những chủng virus mới chưa được định danh cũng có thể xuất hiện bất cứ khi nào trong tương lai. Nếu không có sự chuẩn bị từ trước, không chỉ là sức khoẻ mà tài chính bản thân và gia đình cũng sẽ bị ảnh hưởng theo đó. Thực tế đã cho thấy, sau khi COVID-19 diễn ra, kinh tế bị ảnh hưởng nghiêm trọng, hàng loạt cá nhân và doanh nghiệp rơi vào tình trạng khốn đốn, thậm chí là dẫn đến bước đường thất nghiệp và phá sản. Vì vậy, dự phòng tài chính trước nguy cơ những bệnh không lường trước trong tương lai là việc bạn phải thực hiện ngay hôm nay.

Thấu hiểu vấn đề trên, Prudential đã mang đến giải pháp tài chính và sức khỏe tiên phong và độc đáo mang tên PRU-THIẾT THỰC. Như chính cái tên của nó, PRU-THIẾT THỰC bảo vệ người tham gia dựa trên tình trạng tổn thương của hệ cơ quan và chức năng chứ không phụ thuộc vào danh sách bệnh truyền thống như những bảo hiểm thông thường. Điều này có nghĩa là dù đó là căn bệnh đã xuất hiện hay mới hoàn toàn, bạn đều được chi trả quyền lợi lên đến 255% số tiền bảo hiểm tuỳ vào mức độ tổn thương hệ cơ quan xác định. Không những vậy, chi phí bảo hiểm sẽ ưu đãi hơn khi có nhiều người tham gia trên một hợp đồng bảo hiểm, đây là cách PRU-THIẾT THỰC khuyến khích cả gia đình cùng lựa chọn bảo vệ lẫn nhau.

Trong kỷ nguyên bùng nổ thông tin hiện nay, chúng ta phải đối mặt với vô vàn những những tin tức gây hoang mang mỗi ngày, hôm nay là đậu mùa khỉ, ngày mai có thể lại xuất hiện một căn bệnh nào đó nữa. Trước khi hoang mang hãy tìm hiểu rõ ràng và có một kế hoạch bảo vệ bản thân cùng những người thân yêu trong tương lai bạn nhé!