Đột quỵ trẻ hóa
Blog Nhịp Sống Khỏe

Đột quỵ trẻ hoá và nguy cơ cho cả một thế hệ

Không còn là căn bệnh của những người lớn tuổi, đột quỵ ngày càng trẻ hoá và là mối đe doạ cho cả một thế hệ trẻ tương lai. Tại Việt Nam, tỷ lệ người trẻ bị đột quỵ tăng trung bình 2% mỗi năm, trong đó nam giới cao hơn nữ giới 4 lần. Theo báo cáo của Tổ chức Đột Quỵ Mỹ, có khoảng 15% bệnh nhân đột quỵ nằm trong độ tuổi từ 18 – 45.

Có thể thấy số người mắc phải ngày càng nhiều, thế nhưng hầu hết các ca đột quỵ ở người trẻ lại không có triệu chứng báo trước. Cùng Prudential tìm hiểu nguyên nhân cũng như trang bị kiến thức để bảo vệ bản thân trước căn bệnh quái ác này.

 

1. Nguyên nhân khiến người trẻ đột quỵ

Đột quỵ, hay còn được biết đến là tai biến mạch máu não, là tình trạng nguồn máu cung cấp cho não bị tắc nghẽn, gián đoạn, hoặc suy giảm. Theo đó, não sẽ bị thiếu oxy, dinh dưỡng và các tế bào não sẽ chết trong vòng vài phút. Nếu không được cấp cứu kịp thời, người bị đột quỵ có nguy cơ tử vong cao.

Các nguyên nhân dẫn đến đột quỵ ở người trẻ có thể kể đến như:

  • Mắc bệnh mãn tính: như đái tháo đường, tim mạch, cao huyết áp,... đều có thể làm tăng quá trình hình thành cục máu đông, mảng xơ vữa gây tắc mạch máu;

  • Tiền sử gia đình có người thân bị đột quỵ thì nguy cơ bạn mắc phải bệnh này cũng rất cao;

  • Lạm dụng chất kích thích: như uống nhiều rượu bia, hút thuốc lá thường xuyên sẽ làm tổn thương thành mạch máu, tăng nguy cơ vữa xơ, tổn thương mạch máu não.

  • Thói quen sinh hoạt không lành mạnh: thường xuyên ăn đồ ăn nhanh, thức khuya (ngủ ít hơn 5 tiếng mỗi đêm), lười vận động,...về lâu dài sẽ làm tăng nguy cơ đột quỵ.

  • Làm việc quá sức, stress, căng thẳng thường xuyên: Người trẻ hiện nay luôn bị vắt kiệt sức lực bởi những áp lực, căng thẳng kéo dài trong công việc. Điều này dẫn đến tình trạng mất ngủ kéo dài, huyết áp tăng cao, tim co bóp mạnh, từ đó làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý nguy hiểm như đột quỵ.

     

2. Dấu hiệu cảnh báo để nhận biết 

Các tổ chức y tế trên thế giới sử dụng cụm từ viết tắt BE FAST để nói về các dấu hiệu cho thấy một người bị đột quỵ. BE FAST được viết tắt cho 6 chữ cái tiếng Anh với mỗi chữ là một dấu hiệu nhận biết bệnh:

  • Balance (Cân bằng): Đau đầu, chóng mặt dữ dội, cơ thể bị mất thăng bằng hay không thể di chuyển cũng như cử động theo ý muốn;

  • Eyesight (Thị lực): Bệnh nhân đột ngột giảm thị lực hoặc mất hoàn toàn thị lực;

  • Face (Khuôn mặt): Mặt không cân đối, mí mắt sụp, miệng méo, cảm giác tê hay yếu;

  • Arm (Cánh tay): Liệt nửa bên, chân tay không di chuyển được hoặc di chuyển kém;

  • Speech (Lời nói): Thay đổi giọng nói, đột ngột nói không lưu loát, nói lắp bắp, không hiểu được lời nói;

  • Time (Thời gian): Nếu xuất hiện một trong những dấu hiệu trên, hãy đưa bệnh nhân đến bệnh viện để được cấp cứu kịp thời.

 

Bên cạnh đó, BE FAST trong tiếng anh có nghĩa là “hành động nhanh chóng” và nó rất quan trọng. Đối với người bị đột quỵ, thời gian là thứ quyết định sự sống cũng như khả năng phục hồi của người bệnh. Chính vì thế, khi có người có một trong những dấu hiệu trên thì phải sớm đưa họ đến cơ sở ý tế gần nhất để được cấp cứu.

 

3. Biến chứng có thể xảy ra khi đột quỵ

Các biến chứng đột quỵ ở người trẻ tuổi cũng giống như đột quỵ ở người cao tuổi. Mặc dù, có thể cơ địa người trẻ tuổi tốt hơn nên khả năng hồi phục sau đột quỵ cao hơn nhưng nếu bệnh nặng sẽ gây ra tình trạng tàn tật, ảnh hưởng đến tâm lý người bệnh.

Hơn nữa, biến chứng của đột quỵ nhồi máu não và xuất huyết não ở người trẻ tuổi sẽ phụ thuộc vào vị trí não bị ảnh hưởng và khoảng thời gian não không có oxy. Dưới đây là một số biến chứng phổ biến của đột quỵ gồm:

  • Sưng và phù nề não, khó đi bộ hoặc di chuyển tay chân do liệt.

  • Viêm phổi: Người bệnh đột quỵ gặp khó khăn trong việc nhai nuốt, có thể khiến thức ăn hay đồ uống đi vào phổi, dẫn đến viêm phổi.

  • Đau tim: Có khoảng một nửa các ca đột quỵ liên quan đến tình trạng xơ vữa động mạch. Khi động mạch bị thu hẹp, xơ cứng sẽ làm gia tăng nguy cơ đau tim.

  • Suy giảm nhận thức: Đây là dạng mất trí nhớ phổ biến thứ 2 sau bệnh Alzheimer.

  • Trầm cảm lâm sàng: Đây là biến chứng rất phổ biến sau đột quỵ. Đối với người bị trầm cảm trước đột quỵ sẽ ảnh hưởng nặng nề hơn.

  • Giảm hoặc mất thị lực ở một hoặc cả hai mắt.

  • Các chi, bị co cứng, đau vai: cơ bắp bị co cứng khiến khả năng vận động bị hạn chế. Nếu nặng như bị liệt không đi đứng được, phải nằm một chỗ thì còn có nguy cơ bị viêm loét da.

  • Mất chức năng ngôn ngữ: người bệnh gặp khó khăn trong giao tiếp như nói khó, nói không đầy đủ hoặc nói những từ vô nghĩa.

 

4. Cách phòng ngừa đột quỵ ở người trẻ

 

Để giảm thiểu nguy cơ và di chứng, những người trẻ tuổi nên điều chỉnh lối sống sinh hoạt và ăn uống sao cho hợp lý, lành mạnh, cụ thể:

  • Xây dựng các thói quen sống lành mạnh, ăn uống đúng giờ, ngủ đủ giấc;

  • Thường xuyên và đều đặn luyện tập thể dục, thể thao mỗi ngày;

  • Có thời gian nghỉ ngơi hợp lý, tránh tình trạng căng thẳng, áp lực công việc;

  • Uống đủ nước, ăn nhiều rau xanh, hạn chế ăn đồ dầu mỡ như: thức ăn nhanh, nội tạng,…;

  • Nói không với thuốc lá, hạn chế thức uống có cồn hay chất kích thích;

  • Luôn giữ tinh thần vui vẻ; để giảm bớt áp lực và căng thẳng, bạn có thể tập thói quen chia sẻ suy nghĩ, cảm xúc với gia đình hay người thân yêu;

  • Kiểm tra sức khỏe định kỳ, làm các xét nghiệm cần thiết để kiểm soát các chỉ số về huyết áp, nhịp tim, lượng đường và mỡ trong máu.

 

Đột quỵ là căn bệnh có thể xảy ra bất cứ lúc nào và đem đến những hậu quả nghiêm trọng đối với sức khỏe người bệnh. Hy vọng rằng, qua bài viết này các bạn đã có được cái nhìn tổng quan cũng như nắm bắt được biện pháp phòng ngừa đột quỵ để bảo vệ sức khoẻ của bản thân và duy trì một cuộc sống khỏe mạnh.

Nhận tư vấn miễn phí về gói bảo hiểm phù hợp

Hãy để lại thông tin bên dưới, chuyên viên tài chính Prudential sẽ liên hệ với bạn trong thời gian sớm nhất
* Là các thông tin bắt buộc
Thông tin chưa hoàn thành Vui lòng nhập đủ các thông tin bắt buộc

* Là các thông tin bắt buộc

Nhập thông tin của bạn

Chọn thành phố

Bằng việc đánh dấu vào ô ngay cạnh bên, Tôi xác nhận đã đọc, hiểu và biết rõ Chính Sách Bảo Mật Thông Tin của Prudential và đồng ý để Prudential liên hệ cho mục đích tư vấn, tiếp thị, giới thiệu sản phẩm, quảng cáo và khuyến mại như quy định chi tiết tại Chính Sách Bảo Mật Thông Tin.

Đăng ký tư vấn bảo hiểm nhân thọ Prudential ngay hôm nay