Nhận diện đái tháo đường
Blog Nhịp Sống Khỏe

Nhận diện đái tháo đường - Kẻ thù thầm lặng của sức khoẻ

Âm thầm xuất hiện, lặng lẽ chuyển biến và bộc phát bất ngờ, có những căn bệnh  phổ biến hiện nay có quá trình mắc bệnh âm thầm và kéo dài nên chúng ta cứ khó lòng phát hiện hay chủ quan bỏ qua các dấu hiệu cảnh báo của cơ thể, hậu quả là đến lúc phát bênh thì biến chứng nặng nề, người bệnh gần như đã trở tay không kịp. Đái tháo đường chính là một ví dụ điển hình..

Nhận diện đái tháo đường - Kẻ thù thầm lặng của sức khỏe

Ông bà xưa có câu “phòng bệnh hơn chữa bệnh", nhưng để có biện pháp phòng bệnh thực sự hiệu quả, chúng ta cần hiểu rõ về căn bệnh mang tên đái tháo đường này.

Nhắc đến đái tháo đường (hay còn gọi là bệnh tiểu đường) thì không thể không nhắc đến insulin - một loại hormone đồng hoá chính của cơ thể do tuyến tụy tiết ra, có vai trò giúp kiểm soát lượng đường glucose trong máu nhằm tạo ra năng lượng hoạt động hàng ngày.

Đái tháo đường là hiện tượng rối loạn chuyển hóa insulin không đồng nhất. Khi cơ thể thiếu insulin trong thời gian dài, lượng đường sẽ tồn đọng lại và tăng cao trong máu, đồng thời quá trình chuyển hoá những chất quan trọng như carbohydrate, protein, lipid,... cũng bị ảnh hưởng.

Có 2 dạng đái tháo đường thường gặp:

- Đái tháo đường dạng 1 xảy ra do tế bào beta của tuyến tụy bị phá huỷ, hậu quả làm giảm mạnh hoặc ngừng tiết insulin hoàn toàn. Dạng này hay gặp ở trẻ em (độ tuổi mắc bệnh cao nhất đó là các em bé từ 5 – 7 tuổi và những bạn bắt đầu ở độ tuổi dậy thì) và người trẻ tuổi (độ tuổi được chẩn đoán mắc bệnh nhiều nhất là dưới 20 tuổi), chiếm tỷ lệ thấp trong tổng số trường hợp mắc bệnh.

- Đái tháo đường dạng 2 xảy ra do cơ thể rơi vào tình trạng kháng insulin, có nghĩa là tuyến tụy vẫn tiết ra insulin như bình thường nhưng nó không chuyển hóa được glucose. Dạng 2 này rất phổ biến, chiếm tỷ lệ cao, .

- Ngoài 2 dạng trên, đái tháo đường còn có thể xuất hiện ở phụ nữ mang thai giai đoạn 3 tháng giữa hoặc cuối thai kỳ và sẽ hết sau khi sinh. Để bảo vệ sức khỏe sản phụ và thai nhi một cách tốt nhất, người bệnh cần liên hệ tư vấn và điều trị trực tiếp với bác sĩ để tránh những tác động xấu không đáng có.

Mặc dù chưa được gọi tên một cách chính xác nhất nhưng nguyên nhân dẫn đến bệnh đái tháo đường, theo các chuyên gia y tế, có thể đến từ cả bên trong (di truyền) lẫn bên ngoài cơ thể (lối sống). Nếu bố mẹ mắc bệnh đái tháo đường thì khả năng con cũng mắc bệnh từ nhỏ là rất cao. Lối sống thụ động không lành mạnh bao gồm thói quen lười vận động, tập luyện không đều độ cùng chế độ ăn chứa nhiều chất bột đường, chất béo, thịt đỏ,... hay thừa cân béo phì đều dễ khiến cơ thể mắc phải căn bệnh này.

Đái tháo đường - Tưởng bình thường mà nguy hiểm khôn lường

Không phải hiển nhiên mà đái tháo đường lại được xem là mối hiểm họa tiềm ẩn của sức khỏe. Bởi lẽ các dấu hiệu ban đầu của căn bệnh này thường rất quen thuộc và không khác gì những bệnh vặt thông thường, do đó người bệnh mang tâm lý chủ quan không quan tâm. Một số triệu chứng thường gặp được kể đến như:

- Đi tiểu nhiều và khát nước liên tục

- Thường xuyên thấy đói, ăn nhiều nhưng vẫn sụt cân không rõ lý do

- Luôn cảm thấy mệt mỏi

- Các vết thương, vết lở chậm lành

- Thị lực giảm, mắt nhìn mờ

- Ngứa râm ran hoặc tê bì ở tay và chân

 

Nếu không kịp thời phát hiện và chữa trị, về lâu dài, đái tháo đường sẽ tiến triển và nguy cơ gặp phải biến chứng nghiệm trọng càng cao , các biến chứng cấp tính và mãn tính của căn bệnh này ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ các hệ cơ quan trong cơ thể.

- Biến chứng cấp tính thường là những biến chứng phát sinh nhanh chóng trong vài giờ đến vài ngày như hạ đường huyết, nhiễm ceton acid, tăng áp lực thẩm thấu máu. Do tính cấp thiết nên nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến tử vong đột ngột.

- Biến chứng mãn tính xuất hiện khá muộn sau nhiều năm đường huyết tăng cao liên tục, bao gồm biến chứng mạch máu lớn (ảnh hưởng hệ cơ quan tim mạch, gây ra bệnh động mạch vành dẫn đến nhồi máu cơ tim, đột quỵ) và biến chứng mạch máu nhỏ (ảnh hưởng chủ yếu lên 3 hệ cơ quan mắt, thận, thần kinh, dẫn đến một số bệnh về võng mạc gây mù loà, suy thận, rối loạn cương dương, mất cảm giác, cắt cục chi do chấn thương nhiễm trùng không được chú ý).

Đáng chú ý hơn cả, bệnh tim mạch và đột quỵ là một trong số những nguyên nhân phổ biến nhất làm tăng tỷ lệ tử vong ở bệnh nhân đái tháo đường.

 

 

Làm sao “chặn đường” đái tháo đường?

Hiểu rõ những nguy cơ không thể xem thường của bệnh đái tháo đường, chúng ta cần chủ động có những biện pháp phòng ngừa và ngăn chặn sự xuất hiện cũng như phát triển của bệnh trong ngắn hạn lẫn dài hạn. Điều chỉnh lối sống bằng một chế độ dinh dưỡng khoa học và kế hoạch vận động phù hợp sẽ là bước khởi đầu quan trọng tạo ra những thay đổi tích cực đáng kể về lâu dài trong tương lai.

Chế độ dinh dưỡng:

- Cung cấp đủ dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, tránh không làm tăng quá đà lượng đường huyết sau khi ăn và giảm mất kiểm soát lượng đường xa bữa ăn để đảm bảo nguồn năng lượng hoạt động mỗi ngày.

- Cân bằng tỷ lệ giữa carbohydrate, protein và chất béo nạp vào cơ thể. Hạn chế những thức ăn có chứa nhiều chất bột đường, chất béo bão hoà. Chuyển sang sử dụng những loại thực phẩm giàu dinh dưỡng, ít calo như rau củ, trái cây, cá, ngũ cốc nguyên hạt,...

- Hạn chế thức uống có cồn, thức ăn có nhiều đường.

- Hạn chế lượng muối trong khẩu phần ăn.

- Tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng nếu cần thêm kiến thức hoặc có những dấu hiệu khác biệt phát sinh.

 

Kế hoạch vận động:

- Vận động thường xuyên giúp cơ thể duy trì đường huyết ở mức ổn định, kiểm soát cân nặng trước nguy cơ thừa cân béo phì, đồng thời còn khiến máu huyết lưu thông hạn chế nguy cơ các bệnh về tim mạch.

- Bạn có thể tuỳ ý lựa chọn một môn thể thao yêu thích (gym, yoga, bơi lội, cầu lông,...), miễn là đảm bảo lịch trình tập thể dục đều đặn 3 đến 5 buổi 1 tuần, mỗi buổi tầm 45 phút đến 1 giờ đồng hồ. 

Trong dài hạn, để có thể an tâm tận hưởng niềm vui cuộc sống một cách trọn vẹn cùng những người yêu thương, chúng ta cần lên kế hoạch bảo vệ sức khỏe tài chính trước nguy cơ những biến cố không ngờ phát sinh. Prudential mang đến cho bạn giải pháp mang tên PRU - Vui sống. Đây là sản phẩm toàn diện với nhiều quyền lợi thiết thực và mức chi trả tối đa lên đến 405 triệu đồng, bảo vệ bạn trước những bệnh hiểm nghèo phổ biến, trong đó có nhồi máu cơ tim và đột quỵ - 2 biến chứng mãn tính của căn bệnh đái tháo đường.

Bệnh đái tháo đường có thể tiềm ẩn những hệ lụy không ngờ nhưng tâm lý chủ quan trong việc bảo vệ sức khỏe mới là nguyên nhân sâu xa dẫn đến những thiệt hại nặng nề không những về thể chất mà còn là tinh thần và tài chính của bản thân cùng gia đình. Chính vì thế, không có quá sớm, chỉ có quá trễ, cùng Prudential chủ động bảo vệ sức khoẻ ngay hôm nay!