ung thư dạ dày, nguyên nhân ung thư dạ dày
Blog Nhịp Sống Khỏe

4 thói quen có thể gây ung thư dạ dày mà bạn không ngờ tới

Theo số liệu từ Quỹ nghiên cứu Ung thư Thế giới, ung thư dạ dày là bệnh nằm trong top 5 loại ung thư phổ biến nhất thế giới, ghi nhận khoảng 1 triệu trường hợp mắc mới trong năm 2018.

Cũng trong năm 2018, tổ chức Y tế Thế giới (WHO) công bố Việt Nam có trên 17.500 ca mắc mới ung thư dạ dày, chiếm 10% và xếp thứ 3 sau ung thư gan, ung thư phổi. Tỷ lệ tử vong lớn (86%, tương đương 15.000 ca) do 90% bệnh nhân ung thư dạ dày ở nước ta đều phát hiện bệnh khi đã ở giai đoạn trễ, khiến việc điều trị khó khăn hơn.

Những triệu chứng cơ bản và phân loại

Những triệu chứng cơ bản

Các biểu hiện lâm sàng của bệnh ung thư dạ dày thường rất ít và khó đoán. Các triệu chứng ở giai đoạn sớm như chướng bụng, ợ chua rất dễ nhầm với triệu chứng của các bệnh lý viêm dạ dày hay trào ngược thực quản. Tại Việt Nam, hầu hết các trường hợp bệnh nhân đến viện ở giai đoạn muộn với biểu hiện do biến chứng của khối u gây ra. 

Bạn hãy đi tầm soát ung thư dạ dày nếu cơ thể xuất hiện những dấu hiệu sau:

  • Đau bụng từng cơn và ngày càng trầm trọng dù đã dùng thuốc

  • Đầy bụng sau khi ăn, kèm cảm giác buồn nôn

  • Thường xuyên ợ chua

  • Cảm thấy chán ăn, cơ thể mệt mỏi trong thời gian dài, kèm với cảm giác khó nuốt

  • Sụt cân nhanh chóng

  • Đi ngoài phân đen hoặc có máu lẫn trong phân

  • Nôn ra máu

 

Phân loại ung thư dạ dày

Ung thư dạ dày được phân loại dựa trên loại mô nơi chúng bắt đầu phát bệnh. Ung thư dạ dày phổ biến nhất là ung thư biểu mô tuyến, chiếm 90% đến 95% các loại ung thư dạ dày, bắt đầu từ mô tuyến của dạ dày. Các dạng khác của ung thư dạ dày còn bao gồm U Lympho (bắt nguồn từ hệ thống bạch huyết) và Sarcoma (liên quan đến các mô liên kết như cơ, mỡ hoặc mạch máu).

Những thói quen hàng ngày dẫn đến nguy cơ ung thư

Đa phần mọi người thường nghĩ tác nhân chính gây ra ung thư dạ dày là thói quen uống rượu bia. Thực tế, có nhiều người dù không hề uống rượu bia vẫn có khả năng mắc ung thư dạ dày. Trong cuộc sống hiện đại, chúng ta dễ bị cuốn theo guồng quay công việc nên “bỏ quên” việc thực hành các thói quen tốt. Từ đó dẫn đến những thói quen gây hại trở thành chất xúc tác trong quá trình phát triển của tế bào gây ung thư dạ dày.

Chế độ ăn uống thất thường, hay bỏ bữa

Những người duy trì thói quen ăn uống đều đặn, ít bỏ bữa sẽ có nguy cơ mắc bệnh ung thư dạ dày thấp hơn. Dạ dày sẽ khoẻ mạnh và hoạt động tốt khi chúng ta tuân thủ theo một chế độ ăn trong một khung giờ giấc cố định. Khi chúng ta ăn đúng giờ làm việc của dạ dày, nó sẽ tiêu hoá thức ăn hiệu quả hơn, không bị tổn thương. Trong trường hợp vì quá bận mà chúng ta không kịp ăn đúng giờ thì nên “chữa cháy” bằng một món ăn nhẹ trước để khiến dạ dày không bị đói. Sau đó sẽ bổ sung bữa ăn chính sớm nhất có thể.

Thường xuyên ăn uống thức ăn nóng

Thức ăn nóng có thể gây nguy hiểm cho dạ dày của chúng ta vì niêm mạc dạ dày dễ bị tổn thương khi tiêu hoá thức ăn có nhiệt độ từ 50 đến 60 độ. Điều này sẽ gây bỏng dạ dày và gây ra biến đổi bệnh lý, từ đó dẫn đến ung thư dạ dày. Tốt hơn là nên hạn chế tiêu thụ thức ăn quá nóng (từ 500C trở lên) vì chúng gây nhiều nguy hiểm cho sức khỏe.

Ăn trái cây có chứa hàm lượng axit cao khi đói

Nếu bạn cảm thấy đói cồn cào, nghĩa là axit dịch vị đã tăng cao và bắt đầu tấn công dạ dày. Khi đó, việc ăn các loại trái cây có tính axit như hồng, dứa (thơm), xoài, cóc, me hay uống nước chanh, v.v, sẽ khiến vấn đề trở nên trầm trọng hơn. Trong thời gian ngắn, thói quen này sẽ gây viêm loét dạ dày. Nếu viêm loét dạ dày kéo dài, nó sẽ bào mòn lớp niêm mạc dạ dày, tạo điều kiện cho sự xâm nhập của các loại vi khuẩn và những yếu tố khác gây ung thư dạ dày.

Thường xuyên hút thuốc

Hút thuốc lá thường xuyên có thể làm tăng nguy cơ phát triển ung thư dạ dày, đặc biệt là ở vị trí tâm vị - một phần cấu tạo của dạ dày, ở vị trí gần thực quản nhất.  Các loại hóa chất trong thuốc lá sẽ kích thích cơ thể sản sinh ra nhiều chất độc hại, làm suy yếu cơ chế tự bảo vệ của niêm mạc dạ dày và nhiều cơ quan khác trong cơ thể. Thêm vào đó, khói thuốc lá không chỉ gây hại cho người chủ động hút thuốc, mà còn ảnh hưởng đến những người hít phải nó. Vì thế nếu bạn là người nghiện thuốc lá lâu năm thì có lẽ bạn nên bắt đầu bỏ thuốc lá ngay từ bây giờ. Hút thuốc lá thường xuyên chỉ làm tăng nguy cơ mắc các loại bệnh lý nghiêm trọng mà không bao giờ chữa khỏi. 

Lạm dụng rượu bia

Cũng giống như thuốc lá, uống rượu bia thường xuyên với nồng độ cao khiến các tế bào trong cơ thể bị tổn thương và gây biến đổi DNA. Quá trình tự biến đổi DNA này có thể sản sinh ra các DNA lỗi gây ra ung thư. Thêm vào đó, chất độc hại trong rượu bia sẽ hiệp đồng với những vi khuẩn gây hại tiềm ẩn trong cơ thể, không chỉ gây ung thư dạ dày mà còn xâm lấn qua gan, hầu họng và các bộ phận khác.

Ngoài ra còn có các yếu tố rủi ro khác có thể dẫn đến bệnh ung thư dạ dày như:

  • Thường xuyên gặp các vấn đề liên quan đến dạ dày hay có tiền sử bệnh dạ dày.

  • Yếu tố di truyền: Tỷ lệ di truyền gene viêm dạ dày từ mẹ sang con là 48%. Do đó, nếu trong gia đình có tiền sử mắc bệnh, hãy đi khám sàng lọc và tầm soát định kỳ (6 tháng/lần) để phát hiện bệnh sớm.

  • Nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori (HP) làm tăng nguy cơ mắc ung thư dạ dày.

 

Nguyên nhân gây ung thư dạ dày không đơn thuần do thói quen uống rượu bia gây ra, mà có thể đến từ những thói quen nhỏ nhặt tưởng chừng như vô hại trong cuộc sống hàng ngày. Vì thế, mỗi người hãy luôn rèn luyện cho mình một thói quen sống khỏe và thường xuyên thăm khám định kỳ để những tác nhân gây ung thư không có cơ hội "làm phiền" đến chúng ta.

Song, bên cạnh thực hiện những việc đó, tại sao bạn không sớm chuẩn bị cho mình một kế hoạch tài chính vững chắc ngay từ bây giờ, để có thể thoải mái sống vui khỏe, tận hưởng trọn vẹn từng phút giây trong cuộc sống dẫu có biến cố bất ngờ xảy đến?

Bằng cách tham gia bảo hiểm nhân thọ, nhiều người có thể "vô tư lo", sống hết mình và làm những điều mong muốn. Bởi sản phẩm được thiết kế với quyền lợi vượt trội, không chỉ bảo vệ người tham gia trước rủi ro tử vong, thương tật hoặc bệnh hiểm nghèo, mà còn chăm sóc sức khỏe toàn diện tại hệ thống y tế chất lượng cao. Tham gia bảo hiểm nhân thọ cũng là một hình thức tích lũy/đầu tư hiệu quả giúp người tham gia sẽ có nguồn tài chính vững chắc để an tâm vững bước trong tương lai.

Đừng bỏ lỡ bảo hiểm nhân thọ, tham gia càng sớm bạn càng được bảo vệ lâu dài và hưởng nhiều quyền lợi. Chọn cho mình sản phẩm bảo hiểm nhân thọ phù hợp NGAY TẠI ĐÂY!

>>> Xem thêm: