Image alt
Blog Nhịp Sống Khỏe

3 mẹo tuyệt hay để cắt giảm đường trong bữa ăn

Không phải tất cả những gì ngọt ngào đều mang đến kết quả tốt đẹp và đường chính là một ví dụ tiêu biểu. Những cơn nghiện đồ ngọt ẩn chứa tác hại khôn lường. Vậy nên, đã đến lúc ta tạm biệt đường trong các bữa ăn!

Những tác hại của đường lên cơ thể mà bạn có thể chưa biết

Đường là một loại chất có “năng lượng rỗng”, nghĩa là chúng chỉ cung cấp năng lượng chứ hoàn toàn không chứa chất dinh dưỡng. Ngoài việc gây sâu răng và tăng cân mất kiểm soát, năng lượng do đường mang vào cơ thể có thể gây hại rất nhiều cho sức khoẻ hơn là bạn nghĩ. Quá trình chuyển hóa đường tập trung chủ yếu ở gan và một phần ở não bộ. Việc nạp nhiều đường thường xuyên khiến cơ quan lọc các độc tố của cơ thể trở nên quá tải gây nên tình trạng da bị lão hóa, mất nước, mụn nhọt và sạm màu. Nghiên cứu thực hiện bởi Chuyên gia Dinh dưỡng Patrick Murphy (Mỹ) đã cho thấy thói quen ăn nhiều đồ ngọt sẽ đẩy bạn đến tình trạng lão hóa sớm, suy giảm chức năng gan và thậm chí tăng nguy cơ bị bệnh ung thư. Đồng thời, hoạt động của não bộ cũng bị cản trở, gây giảm trí nhớ.

Khi tâm trạng không tốt, nhiều người trong chúng ta thường tìm đến đồ ngọt như một cách tự giải khuây. Thế nhưng, hãy nghĩ đến tác dụng thật sự của nó! Lượng đường trong máu tăng cao sẽ kích thích các hormone gây ra tình trạng cáu kỉnh, bực bội. Để rồi khi vị ngọt qua đi, cơn stress của bạn sẽ chỉ thêm trầm trọng. Bạn lại tiếp tục dựa dẫm vào đường và “cơn nghiện” từ đó hình thành.

Các nhà nghiên cứu thuộc trường ĐH James Cook (JCU - Úc) cho biết, sự nghiện đường cũng mạnh ngang ngửa như khi bạn nghiện cocain hay morphine. Chúng kích thích sự hứng thú của thần kinh trung ương khiến cho chúng ta khó lòng từ bỏ bánh kẹo, đồ uống có gas... Đây chính là nguyên nhân hàng đầu gây nên chứng béo phì và bệnh đái tháo đường.

Làm sao để “cai nghiện” đường đây?

Cơn thèm ngọt sẽ không thể chấm dứt trong ngày một ngày hai vì cơ thể chúng ta cần có thời gian để điều chỉnh và thích nghi. Đừng nôn nóng mà thay vào đó, hãy giảm lượng đường mỗi ngày một chút cho đến khi chất ngọt chỉ chiếm 10% trên tổng số thức ăn mà bạn nạp vào một ngày.

1. Nói lời tạm biệt với đồ chế biến sẵn và các loại nước giải khát

Thực phẩm chế biến sẵn bày bán tại siêu thị chiếm gần như 90% lượng đường chúng ta hấp thụ hằng ngày. Một khảo sát còn cho thấy hàm lượng đường trung bình trong một lon coca tương đương với 20 thìa cà phê đường. Để tiêu thụ hết lượng kể trên, bạn sẽ cần tới 2 giờ chạy bộ!

Còn nước trái cây thì sao? Có thể bạn chưa biết, ăn trái cây tươi sẽ tốt hơn là ép lấy nước uống bởi nước ép đã mất đi chất xơ, chỉ còn lại đường. Lấy ví dụ, 5 quả cam sẽ cho ra một ly nước ép 250ml, tương đương với 10 muỗng đường, chưa kể đến đường thêm vào sau đó.

>>> Xem chi tiết bài viết nên uống nước ép hay ăn trái cây sẽ tốt hơn TẠI ĐÂY

Nếu không thể ngưng hẳn việc sử dụng đồ chế biến sẵn, hãy tập thói quen đọc nhãn thành phần để có thể kiểm soát, điều chỉnh lượng đường nạp vào. Cứ có 15g đường trong 100g carbohydrates là cao còn từ 5g trở xuống là thấp.

2. Cập nhật danh sách các thực phẩm thay thế có vị ngọt an toàn

Các nhà khoa học cũng khuyên ta nên bắt đầu quá trình “cai ngọt” của mình với chocolate đen, trà xanh, cải xoăn, giấm táo hay sữa chua nguyên chất. Đây là các loại thực phẩm không đường hoặc hàm lượng đường thấp, có khả năng thay đổi vị giác dần theo thời gian. Ngoài ra các thực phẩm này còn có vị hậu ngọt nên sẽ giúp xua tan cơn thèm. Không những vậy, chúng còn mang tới nhiều lợi ích cho sức khỏe như chocolate đen tốt cho tim mạch và trí não, trà xanh chống lão hóa, cải xoăn cung cấp vitamin A - C, sữa chua tốt cho hệ tiêu hóa…

3. Dùng rau củ, trái cây ngọt thay cho đường tinh chế

Lo lắng về tác hại của các loại đường hóa học, người ta tìm về chất ngọt thiên nhiên của cỏ ngọt stevia. Loại cỏ này đã được người Brazil và Paraguay sử dụng cả trăm năm nay để pha trà, pha thuốc và làm gia vị. Đường làm từ cỏ ngọt stevia có thể dung thay thế cho đường tinh luyện, rất thích hợp cho người ăn kiêng hoặc bị đái tháo đường.

Một vài lựa chọn ngon miệng khác dành cho bạn là dừa, khoai lang hay củ cải. Những loại thực phẩm này chứa lượng đường tự nhiên lành mạnh, vừa giúp bạn giải tỏa cơn thèm ngọt vừa cung cấp dưỡng chất cho cơ thể. Quan trọng nhất là một khi đã quen với việc sử dụng đường tự nhiên, vị giác của bạn sẽ dần dần “tạm biệt” vị ngọt từ đường tinh chế.

>>> Xem thêm: