Hè không đi xa - Gia đình ta hãy chọn “Staycation”
Blog Nhịp Sống Khỏe

Hè không đi xa - Gia đình ta hãy chọn “Staycation”

Niềm vui của những chuyến đi không nhất thiết phải đến từ địa điểm mà ta sẽ đi, mà quan trọng nhất là “ta đi cùng ai”, lúc đó địa điểm sẽ chẳng phải là rào cản nữa. Mùa hè này, nếu bạn đang đau đầu vì chưa thể sắp xếp một chuyến đi xa cho gia đình, sao không thử ngay hình thức “Staycation – kỳ nghỉ gần nhà” đang được nhiều người ưa chuộng? 

 

3 lí do các gia đình nên chọn Staycation cho hè này 

Đầu tiên, để hiểu rõ hơn về định nghĩa Staycation, bạn hãy hình dung đây là một xu hướng du lịch nghỉ dưỡng ở chính nơi mình đang sinh sống. Thuật ngữ này được tạo thành bởi từ “stay” nghĩa là ở lại và “vacation” nghĩa là kỳ nghỉ. Vì vậy, Staycation không tốn nhiều tài chính, thời gian chuẩn bị hay hành lí cồng kềnh như các chuyến đi xa. 

Thứ hai, khi gia đình bạn không có quá nhiều thời gian cho một chuyến đi dài, thì hình thức Staycation sẽ vô cùng tiện lợi, nhanh chóng. Đây là gia vị mới lạ, giúp các thành viên gắn kết và trải nghiệm với nhau nhiều hơn. Hiện staycation có đa dạng hoạt động, gia đình bạn cũng đừng lo sẽ bị nhàm chán nhé! 

Lí do thứ ba, khi gia đình có con nhỏ, việc di chuyển nhiều ở một nơi xa lạ có thể gặp nhiều bất tiện. Với một hình thức nghỉ dưỡng nhanh gọn như Staycation, tại sao bạn không thử trải nghiệm nhỉ?

 

 

Những hoạt động Staycation dành cho Gia đình 

Staycation có thể giúp bạn nhanh chóng lấy lại năng lượng và trở về với công việc bất cứ lúc nào cần thiết. Theo đó, đây cũng là lý do hình thức nghỉ dưỡng và chữa lành này ngày càng được ưa chuộng ở Việt Nam. 

Dưới đây là một số gợi ý về hoạt động Staycation, bạn hãy tham khảo và lựa chọn cho gia đình mình một hình thức phù hợp nhất nhé! 

1. Nếu gia đình yêu thích thiên nhiên: bạn thể tổ chức các buổi picnic/cắm trại, tham gia trải nghiệm Farmstay, đi câu các khu du lịch thuộc vùng ngoại ô thành phố, 

2. Nếu gia đình yêu thích văn hóa: bạn thể cùng các con trải nghiệm tham quan bảo tàng, các khu di tích lịch sử, danh lam địa phương, hoặc tổ chức một buổi đi xem kịch, múa rối nước,... 

3. Nếu gia đình thích nhiều hoạt động thể chất: còn tuyệt vời hơn khi cả nhà cùng đi chơicác khu công viên nước, khu vui chơi thể thao leo núi nhân tạo, đạp xe, đây một cáchxảnăng lượng rất tốt cho gia đình bạn.

4. Nếu gia đình yêu thích ẩm thực: vậy thì đơn giản chỉ cả nhà cùng nhau đi siêu thị mua thực phẩm, rồi tổ chức một buổi tiệc nướng thịnh soạn tại gia, tiệc ăn ngoài trời, cùng nấu ăn thưởng thức món ăn với nhau. Cả nhà thử ngay nhé!

5. Nếu gia đình yêu thích hoạt động thư giãn: hãy tổ chức một chuyến đi spa, mát-xa nhẹ nhàng, hoặc đi nhà sách, trải nghiệm làm gốm, vẽ tranh, làm nến thơm,… rồi kết thúc ngày bằng một tối xem phim tại gia. 

Các bước lên kế hoạch dự trù chi phí cho buổi Staycation gia đình 

Bước 1 - Quyết định một con số tối đa cho ngân sách: điều đầu tiên gia đình bạn cần làm, đó là xác định một mức chi phí rõ ràng cho buổi Staycation. Vợ chồng bạn hãy dựa trên các cân nhắc về chi tiêu hằng tháng, các khoản phí phát sinh trong 2 tháng trở lại, số dư hiện tại của ngân sách tháng,… để cho ra một con số phù hợp. Nếu không thể xác định chính xác, bạn có thể nhắm chừng trong khoảng, nhưng khoảng đó không nên quá hai triệu đồng. 

Bước 2 - Hội ý thành viên gia đình và chọn hình thức Staycation: đây là bước quan trọng bởi Staycation như thế nào sẽ dựa trên ngân sách đã đề ra trước đó. Đồng thời, mọi người trong gia đình cũng được nói lên ý kiến, nguyện vọng của mình, như vậy chuyến đi mới ý nghĩa và vui hơn vì ai cũng thống nhất địa điểm ngay từ đầu. 

Bước 3 - Lên kế hoạch chi tiêu chính: cả nhà cùng ngồi lại và bàn tính xem có những hạng mục lớn nào cần chi trả, phải sắp xếp hoạt động thế nào cho hợp lý? Chẳng hạn như chi phí mua vé tham quan, phí ăn uống cho từng buổi, phí di chuyển, giờ giấc cho từng hoạt động,... 

Bước 4 - Thêm vào các khoản chi phí nhỏ (nếu có): bên cạnh các khoản phí lớn kể trên, bạn cũng nên cân nhắc những khoản chi tiêu nhỏ và có thể phát sinh trong buổi đi chơi. Chẳng hạn tiền mua thức ăn vặt cho các bé, phí trông nom thú cưng trong một ngày, chi phí dành cho tình huống khẩn cấp,… 

Bước 5 - Điều chỉnh và thống nhất kế hoạch chi tiết: cuối cùng, vợ chồng bạn hãy kiểm tra thêm lần nữa về kế hoạch Staycation của cả nhà. Kế hoạch càng chi tiết, cụ thể, bạn càng kiểm soát được thời gian cũng như tài chính trong suốt chuyến đi, tránh những phát sinh ngoài ý muốn.  

 

Lời kết

Hy vọng những gợi ý trên đây sẽ giúp cho gia đình bạn có một chuyến Staycation ý nghĩa và nhiều niềm vui. Bạn có thể kết hợp nhiều hoạt động Staycation với nhau, miễn là chúng phù hợp với nhu cầu và thời gian của cả nhà bạn nhé!