Image alt
Blog Nhịp Sống Khỏe

Nhà đầu tư nhí tiềm năng

"Chứng khoán là gì vậy bố?", "Cổ phần của cổ đông là sao hả mẹ?" Nhiều bố mẹ lúng túng khi giải thích về các khoản cổ phiếu vì lo con không hiểu. Mặt khác, bạn lại rất muốn con nối nghiệp cha mẹ trở thành nhà đầu tư trong tương lai. Bạn biết không, nếu được bố mẹ định hướng đúng cách, bé rất có thể sẽ thành nhà đầu tư nhí tiềm năng! Hãy để Prudential cùng bạn giúp con hiểu những khái niệm cơ bản về thị trường chứng khoán và truyền cảm hứng cho bé trở thành nhà đầu tư tương lai nhé.

1. Định nghĩa của đầu tư chứng khoán

Hẳn bé nhà bạn vẫn nhớ bài học về Heo dài hạn và Đồng tiền vô hình trên Prudential chứ? Nếu như gửi tiền vào ngân hàng lấy lãi suất là cách đầu tư dài hạn với rủi ro thấp và sinh lời ổn định; thì bên cạnh đó, đầu tư chứng khoán cũng là phương án đầu tư dài hạn nhưng với rủi ro cao và tiềm năng thu lời cũng cao hơn. Hãy lấy một ví dụ cho bé: giả sử con có 100 đồng, nếu con bỏ vào ngân hàng với lãi suất hàng năm 4%, tới năm sau con sẽ có 104 đồng. Ngân hàng là kênh đầu tư ổn định nên rủi ro không cao, nếu ngân hàng làm việc không tốt, con có thể nhận về ít hơn nhưng vẫn được xấp xỉ 100 đồng. Ngược lại, với 100 đồng đó nếu con góp vốn cho một công ty (mua “cổ phiếu”), sau một năm công ty làm ăn phát đạt con có thể thu về 150 đồng hoặc thậm chí 200, 300 đồng. Tuy nhiên lợi nhuận cao cũng đi kèm với rủi ro cao, nếu công ty thua lỗ con sẽ mất trắng 100 đồng ban đầu.

Đầu tư chứng khoán, thực chất là một hình thức góp vốn cho các công ty (“mua cổ phiếu”) và nhận về lợi nhuận hoặc chịu lỗ dựa trên kết quả kinh doanh của công ty đó. Với những công ty lớn, cổ phiếu của họ sẽ được rao bán rộng rãi (“niêm yết”) trên sàn chứng khoán để các nhà đầu tư vào mua; ngược lại, các công ty nhỏ thường huy động vốn từ bạn bè, người thân hoặc các quỹ đầu tư. Nếu có điều kiện, hãy chia sẻ cùng con các khoản đầu tư của bạn: “Bi biết không, năm tới bác Ba nhà mình sẽ mở một trang trại cá hồi. Bố mẹ cùng góp vốn cho bác, bố đưa bác 100 triệu để mở rộng trại, lắp máy lọc nước và mua thêm thức ăn cho cá. Cái này cũng được coi là “đầu tư” đó con. Nếu cá nhà bác Ba mau lớn và bán được giá, cuối năm bác sẽ gửi lại nhà mình 100 triệu cộng với tiền lãi bán cá; ngược lại nếu cá không may bị bệnh không sống được, khoản vốn mình góp sẽ chỉ vớt lại được chút ít thôi”.

Tới đây, có thể bé nhà bạn sẽ thắc mắc: Có biết bao nhiêu công ty như vậy, làm sao bố mẹ biết công ty nào tốt để đầu tư? Hãy giới thiệu cho con một vài bí quyết dưới đây nhé.

2. Làm sao để đầu tư đúng công ty “tốt”?

Bạn còn nhớ không, trước khi quyết định mua cổ phiếu lần đầu tiên bạn đã phải lục tung mọi thông tin có được từ Internet, báo chí và các mối quan hệ quen biết để biết chắc công ty được cân nhắc đủ năng lực cho bạn “chọn mặt gửi vàng”. Hãy kể lại cho con nghe hành trình tìm kiếm thông tin và quyết định mua hàng của bạn, nhưng dưới dạng những câu chuyện vui để bé không thấy nhàm chán. Cùng xem mẹ bé Nhím chia sẻ với con như thế nào nhé:

  • Nhím nè, năm nay bố mẹ đang chọn một trong ba công ty để góp vốn đầu tư: một là trung tâm dạy tiếng Anh, hai là công ty bán chim cánh cụt làm thú nuôi, ba là công ty xuất khẩu vú sữa. Đố con biết mình sẽ chọn công ty nào?
  • Cánh cụt mẹ ơi, con thích chim cánh cụt!
  • Ừ cũng hay đó, nhưng con thử nghĩ xem, Việt Nam mình nóng thế này cánh cụt về đây sẽ bị ốm mất!
  • Vậy trung tâm tiếng Anh thì sao hả mẹ? Con thấy nhiều người học tiếng Anh lắm ý!
  • Ừ, nhưng trong thành phố mình hiện nay có hàng chục trung tâm tiếng Anh lớn nhỏ rồi, mọi người giờ cũng thạo tiếng Anh hơn và còn học được qua mạng nữa kìa. Mà hơn nữa, cô chủ trung tâm mới tốt nghiệp hết cấp ba, còn trẻ hơn chị hai con nữa, không biết có vận hành nổi công ty không.
  • Vậy chỉ còn công ty xuất khẩu vú sữa thôi ha mẹ?
  • Đúng rồi, mà con biết sao mình chọn công ty này không? Vì trái vú sữa có duy nhất Việt Nam mình trồng, nên sẽ không có nước nào khác cạnh tranh. Công ty này lại làm ăn rất uy tín, nhân viên chăm chỉ chịu khó, lại tổ chức nhiều chương trình từ thiện ý nghĩa…

 

Vậy là bé Nhím đã hiểu một công ty tốt để đầu tư cần có rất nhiều yếu tố: ngành kinh doanh phù hợp, công ty có lợi thế cạnh tranh, uy tín cao và nguồn nhân lực tốt…. Còn bạn thì sao? Hãy chia sẻ câu chuyện đầu tư của bạn và bé với cộng đồng Prudential nhé!

“Bỏ trứng vào nhiều giỏ”

Chọn được một công ty tốt để đầu tư mới chỉ là bước đầu tiên. Nguyên tắc đầu tư tiếp theo bé cần biết là thay vì góp toàn bộ vốn mình có cho 1 công ty duy nhất, cần chia ra đầu tư vào nhiều nơi khác nhau (“đa dạng hóa danh mục đầu tư”) để giảm bớt thiệt hại nếu công ty thua lỗ. Và bạn biết không, ngay từ bây giờ bạn đã có thể giúp con thực hành bài học phân bổ ngân sách đầu tư tại nhà rồi. Cùng xem Mèo con giải quyết bài toán đầu tư như thế nào nhé:

  • Mèo con à, Heo dài hạn của mẹ con mình năm nay dư hẳn 6 triệu, con có muốn thử đầu tư không?
  • Dạ có, con sẽ góp toàn bộ cho nhóm con làm bánh quy bán dịp Noel!
  • Hay đó con! Nhưng mẹ nhắc nè, nếu bỏ hết vốn vào một chỗ duy nhất, nhỡ may cả nhóm bán hàng không như ý thì mình sẽ thiệt nhiều lắm đó. Con nhớ không, năm ngoái nhóm mấy đứa cũng bán bóng bay dịp 20/11, mà bị dư bao nhiêu bóng kìa…
  • Vậy mình sẽ làm thế nào hả mẹ?
  • Để mẹ bày nha, mình sẽ chia 6 triệu này vào các khoản đầu tư khác nhau….

 

Vậy là Mèo con đã quyết định bỏ 6 triệu vào ba “quỹ đầu tư” khác nhau: mua hạt giống cho ông bà trồng rau, góp tiền cho chị gái mở shop mỹ phẩm online, và góp vốn cùng nhóm bạn thân làm bánh quy bán dịp Noel. Tiếp theo, Mèo con và mẹ cùng phân tích rủi ro của mỗi khoản đầu tư, lên các phương án hạn chế rủi ro và đánh giá cấp độ rủi ro từ cao, trung bình tới thấp. Lấy ví dụ với kế hoạch trồng rau, Mèo con sẽ lập bảng như sau:

Giúp con tìm hiểu về đầu tư không quá khó đúng không nào! Kết thúc bài học về đầu tư, hãy cùng con xem clip Cha Ching để học từ những bí quyết của bạn Justin nhé.

Cha-Ching là loạt phim hoạt hình giáo dục kĩ năng tài chính do Prudential phát triển dành cho trẻ em từ 7-12 tuổi. Thông qua các bộ phim hoạt hình âm nhạc vui nhộn, các em sẽ được học cách đưa ra các quyết định tài chính của mình để đạt được mục tiêu cá nhân và thực hiện ước mơ trong tương lai.

>>> Xem thêm:

Cha-Ching là loạt phim hoạt hình giáo dục kĩ năng tài chính do Prudential phát triển dành cho trẻ em từ 7-12 tuổi. Thông qua các bộ phim hoạt hình âm nhạc vui nhộn, các em sẽ được học cách đưa ra các quyết định tài chính của mình để đạt được mục tiêu cá nhân và thực hiện ước mơ trong tương lai.