quỹ hưu trí
Blog Nhịp Sống Khỏe

Quyền lợi của quỹ hưu trí tự nguyện cho tuổi già an nhàn

Với nhiều gia đình, lương hưu từ bảo hiểm xã hội không còn đủ để đáp ứng mức sống cơ bản và nhiều nhu cầu khác như du lịch, làm thiện nguyện, biếu tặng hay hỗ trợ con cháu. Hiểu được điều này, nhiều người đã chọn cách xây dựng quỹ hưu trí tự nguyện ngay từ rất sớm. Đây được xem là giải pháp tài chính cấp thiết giúp tuổi già độc lập và hoàn thành mọi dự định mong muốn. Hãy cùng với Prudential tìm hiểu rõ hơn quỹ hưu trí tự nguyện là gì, đối tượng nào càng nên tham gia và có những quyền lợi nổi bật nào nhé!

1. Quỹ hưu trí tự nguyện là gì?

Quỹ hưu trí tự nguyện là một quỹ tài chính được đóng góp bởi người lao động và người sử dụng lao động, có mục đích tạo ra thu nhập bổ sung, đảm bảo mỗi người được hỗ trợ tài chính ổn định khi đến tuổi hưu trí, bên cạnh trợ cấp của bảo hiểm xã hội.

Với thời gian ra đời rất sớm (từ năm 1875), đến nay quỹ hưu trí tự nguyện đã trở thành một trong những trụ cột an sinh xã hội, được nhiều quốc gia phát triển trên thế giới áp dụng rộng rãi. Cụ thể là ở Mỹ, nhiều người tham gia thiết lập một tài khoản cá nhân để tự đóng góp hoặc cùng với doanh nghiệp đóng góp khoản tiền nhất định. Số tiền sau đó được đầu tư cho cổ phiếu và chứng khoán. Nếu có lợi nhuận thì phần lãi được tích lũy, duy trì như một khoản trợ cấp hưu trí.

Ở Đức có chương trình hưu trí tự nguyện là Riester Rente và Rürup Rente. Cả hai đều tuân theo chiến lược của Chính phủ để giảm sức ép cho hệ thống phúc lợi xã hội. Ngoài ra, quyền lợi của người tham gia cũng được xác định dựa theo địa vị, nghề nghiệp hoặc thu nhập cá nhân.

Tại Việt Nam, mô hình quỹ hưu trí tự nguyện được Chính phủ ban hành vào năm 2016 và đến giai đoạn hiện nay, quỹ này tiếp tục được Bộ Tài chính phát triển bằng cách áp dụng ưu đãi, khấu trừ chịu thuế thu nhập tối đa 1.000.000 VND/tháng (đối với người lao động) và 3.000.000 VND/tháng (đối với người sử dụng lao động).

Về hình thức tham gia, mỗi cá nhân đóng góp số tiền đã đăng ký theo từng kỳ giao dịch hoặc kết hợp với doanh nghiệp để đóng góp. Số tiền có thể dựa theo nhu cầu tích lũy tuổi già của mỗi người hoặc dựa trên cơ sở tự nguyện. Sau này, mức thụ hưởng hưu trí được thanh toán mỗi tháng từ tài khoản cá nhân (giống như một dạng lương hưu) và kéo dài đến khi người lao động nhận được tổng số tiền đóng góp với lợi nhuận đi kèm.

2. Quyền lợi của quỹ hưu trí tự nguyện

Quỹ hưu trí tự nguyện nổi bật với 3 quyền lợi cơ bản dưới đây:

2.1 Quyền lợi hưu trí định kỳ

Quy định bồi thường quyền lợi hưu trí được áp dụng theo điều 5, Thông tư 115/2013/TT-BTC như sau:

  • Doanh nghiệp phải thanh toán số tiền hưu trí định kỳ, đến khi người tham gia tử vong hoặc tối thiểu trong vòng 15 năm (dựa theo thỏa thuận trong hợp đồng).

  • Trước khi ký hợp đồng, doanh nghiệp phải thỏa thuận với người tham gia về mức hưởng và thời gian nhận quyền lợi hưu trí.

  • Doanh nghiệp phải cung cấp mức lãi suất tích lũy (từ phần quyền lợi hưu trí chưa được bồi thường) cho người tham gia. Đảm bảo lãi suất không được thấp hơn lãi suất cam kết tối thiểu ghi nhận trong hợp đồng.

2.2 Quyền lợi bảo hiểm rủi ro

Tham gia quỹ hưu trí tự nguyện là giải pháp thiết thực để bảo vệ tài chính cá nhân trước biến cố xảy ra bất ngờ. Cụ thể, trường hợp tử vong hoặc thương tật toàn bộ vĩnh viễn trong thời gian quỹ hữu trí có hiệu lực thì người tham gia được bồi thường khoản tiền nhất định (dựa theo hợp đồng thỏa thuận). Số tiền này giúp người tham gia và gia đình sớm vượt qua những tổn thất tài chính.

2.3 Quyền lợi sản phẩm bổ trợ

Bên cạnh quyền lợi chính, quỹ hưu trí tự nguyện còn có quyền lợi bổ trợ (quyền lợi bảo hiểm thất nghiệp, chăm sóc y tế, hỗ trợ nằm viện, hỗ trợ cho người thụ hưởng) góp phần mở rộng phạm vi bảo vệ, chăm sóc sức khỏe toàn diện cho người tham gia.

Nhìn chung, quỹ hưu trí tự nguyện là giải pháp tích lũy an toàn và có hiệu quả, khuyến khích mỗi người nên tham gia ở độ tuổi 25 (thay vì tuổi 35, 40 hoặc trễ hơn) để nhận được lợi nhuận tối đa.

>>> Xem thêm các sản phầm kế hoạch tích lũy TẠI ĐÂY