Dự phòng tài chính trước sự khủng hoảng kinh tế
Blog Nhịp Sống Khỏe

Cách dự phòng trước hiệu ứng domino từ khủng hoảng kinh tế toàn cầu

Những ngày gần đây, chúng ta nghe nhiều hơn về cụm từ “hiệu ứng domino từ suy thoái kinh tế toàn cầu”. Hãy cùng tìm hiểu rõ hơn về hiệu ứng domino từ kinh tế toàn cầu, cũng như cách bảo toàn tài chính cá nhân trước sự suy thoái chung nhé.

Những chuyển biến khó lường của nền kinh tế chung

Hiệu ứng Domino được hiểu là việc thay đổi một hành vi, thói quen nào đó sẽ khởi động chuỗi phản ứng và thay đổi hành vi, thói quen trong nhiều việc khác.

Và dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 nửa đầu năm 2020 đã gây ra chuỗi biến động kinh tế toàn cầu, số công ty phá sản, giải thể tăng mạnh; nhiều doanh nghiệp đặt chế độ “đóng băng” ngắn hạn.

Theo Chủ tịch Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), bà Kristalina Georgieva chia sẻ: “Đại dịch COVID-19 sẽ càn quét kinh tế thế giới và dẫn tới tăng trưởng âm vào năm 2020, gây ra sự sụp đổ tồi tệ nhất kể từ sau cuộc đại suy thoái năm 1930 đến nay và sẽ chỉ phục hồi một phần vào năm 2021”. Theo thông tin từ bộ Kế hoạch và Đầu tư, số doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh trong ngắn hạn có sự gia tăng đáng kể. Nội trong quý I  ăm 2020, gần 34.900 doanh nghiệp đã rút lui khỏi thị trường, bao gồm: 18.600 doanh nghiệp tạm thời đóng cửa (Tăng 26% so với cùng kỳ năm trước), 12.200 doanh nghiệp ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể, 4.100 doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể.

Những con số này đồng nghĩa với việc sẽ có nhiều người lao động đối mặt với nguy cơ mất việc làm trong những ngày tháng sắp tới. Đây là lúc mà chúng ta nhận thấy rằng tác động của nền kinh tế vĩ mô không phải là chuyện xa xôi mà có ảnh hưởng một cách trực tiếp đến tài chính cá nhân của mỗi người, đặc biệt trong bối cảnh thị trường lao động có những chuyển biến khó lường. Ảnh hưởng kinh tế còn tác động sâu sắc hơn đến những bạn trẻ đang làm công việc tự do (freelancer) bởi lẽ những công việc thời vụ thường được cắt giảm đầu tiên khi kinh tế khó khăn.

Nền kinh tế toàn cầu sẽ cần nhiều thời gian hơn để phục hồi hoàn toàn, đã đến lúc bạn cần có một kế hoạch rõ ràng cho việc quản lý chi tiêu cũng như tìm kiếm các giải pháp gia tăng thu nhập để quỹ tài chính ổn định, giúp bạn chủ động bảo vệ bản thân và gia đình trước nền kinh tế khó khăn chung.

Để hiệu ứng domino từ suy thoái kinh tế toàn cầu chẳng thể “xô đổ” quỹ tài chính của bạn

Không nhất thiết phải là một chuyên gia tài chính thì mới có thể quản lý tốt quỹ tài chính cá nhân của mình. Dù là ai và ở vai trò nào, bạn cũng cần những kiến thức cơ bản về việc quản lý tài chính cá nhân để tối ưu hóa nguồn tiền của riêng mình. Một khi quản lý hiệu quả việc kiếm tiền, tiêu tiền, tiết kiệm tiền và đầu tư tiền, bạn sẽ làm chủ tài chính của mình một trong mọi hoàn cảnh. Hãy để Prudential chia sẻ cùng bạn 4 bí quyết giữ ví tiền luôn “vững vàng” nhé.

Đa dạng nguồn thu nhập

Không bao giờ là thừa nếu bạn có một công việc làm thêm hoặc các khoản thu nhập khác ngoài mức lương cơ bản mỗi tháng, nhất là trong thời điểm biến động kinh tế như hiện nay. Với các nguồn tiền bổ sung, bạn sẽ không phải bỡ ngỡ nếu công việc chính bị gián đoạn.

Hãy áp dụng đúng với chiến thuật “không bỏ hết trứng trong cùng một giỏ” bằng cách cân nhắc việc tích góp thêm thu nhập bằng công việc dịch thuật, viết lách, bán hàng online hay từ một khoản đầu tư nhỏ, tiền hoa hồng trích xuất từ các dự án khác tùy theo khả năng và sở thích của mình.

Mua sắm bằng lý trí

Quyết định của con người thường phụ thuộc vào hai yếu tố: cảm tính và lý tính. Tuy nhiên, chúng ta thường là người phá vỡ nguyên tắc vì những sở thích nhất thời, nhất là trong việc chi tiêu. Chọn con tim hay là nghe lý trí? Đây là lúc bạn cần có kế hoạch chi tiêu cụ thể và nghiêm túc thực hiện thay vì để cảm xúc chi phối.

Việc quản lý chi tiêu bắt đầu từ việc kiểm soát mua sắm. Hãy tìm cách điều khiển cảm giác phấn khích hoặc giải tỏa căng thẳng bằng việc mua sắm, ghi nhớ câu tâm chú “mua sắm chỉ mang đến niềm vui nhất thời, trong khi con số trên hóa đơn sẽ ta mệt mỏi cả tháng”.

>>> Đừng bỏ lỡ: Mạng xã hội đã khiến bạn phải tiêu tiền như thế nào?

Hãy trở thành người tiêu dùng thông thái bằng cách tìm kiếm thêm nhiều nhà cung cấp để có thêm sự lựa chọn mức giá ưu đãi nhất; suy nghĩ thật kỹ xem đó có thực sự là món đồ bạn cần hay chỉ là sở thích; lựa chọn những sản phẩm chất lượng cao với giá trị sử dụng cao…

Lên kế hoạch mua sắm để không chi tiêu quá mức

Lập kế hoạch tài chính

Kế hoạch tài chính chỉ có ý nghĩa nếu bạn nghiêm túc thực hiện trước khi đến với câu chuyện để tiền có thể sinh ra được tiền, bạn cần biết bạn có bao nhiêu tiền trong túi. Số tiền bạn giữ lại được cũng quan trọng như số tiền mà bạn kiếm ra. Dĩ nhiên, việc tuân thủ kế hoạch phân bổ tài chính không hề dễ dàng. Thời gian đầu, chúng ta có thể "lỡ hẹn" với mục tiêu đã đề ra nhưng nếu có tinh thần kỷ luật và quyết tâm cao, dần dần bạn có thể chinh phục mục tiêu đã đề ra.

>>> Có thể bạn quan tâm: Lý do khiến bạn mãi tiết kiệm mà không thành công! Lời khuyên dành cho bạn!

Một số câu hỏi mà bạn có thể bắt đầu tự kiểm tra với chính mình để đánh giá tình trạng tài chính cá nhân là: Bạn đang có sẵn bao nhiêu tiền? Bạn muốn tiết kiệm bao nhiêu tiền? Bạn đang tiêu bao nhiêu tiền? Bạn có thể cải thiện tình trạng tài chính của mình bằng cách nào?

Bắt đầu lên kế hoạch tài chính cá nhân bằng việc phân bổ phần trăm (%) chi tiêu dựa trên nhu cầu cá nhân, ví dụ như: 45% cho nhu cầu thiết yếu, 25% cho việc hưởng thụ, 20% cho phát triển cá nhân, 10% cho việc tích lũy tài chính lâu dài. Điều này sẽ giúp bạn cân đối việc chi tiêu dành cho những mối ưu tiên trong cuộc sống, đồng thời không quá sa đà chi tiêu cho những sở thích nhất thời. Đặc biệt, trong thời gian kinh tế khó khăn như hiện nay, việc “thắt lưng buộc bụng” sẽ phát huy tác dụng tối đa giúp bạn yên tâm trong những ngày tháng ngặt nghèo. Và, đừng bao giờ quên: số tiền dành cho chi tiêu là số tiền còn lại sau khi bạn đã tiết kiệm. 

Các giải pháp tích hợp đầu tư và bảo vệ toàn diện trước rủi ro

Tuân thủ kế hoạch phân bổ tài chính, tránh chi tiêu cho những sở thích nhất thời

Đầu tư khoản dự phòng

Nếu như trước đây, để dành tiền sau đó gửi tiết kiệm ngân hàng luôn được đánh giá là một cách giữ tiền thông minh thì ngày nay xu hướng lập khoản dự phòng tài chính hoặc đầu tư để có thêm thu nhập. Tuy nhiên, với tình hình tài chính toàn cầu ảm đạm, việc đầu tư cũng không mấy khả quan. Vẫn là nguyên tắc “không bỏ hết trứng trong cùng một giỏ”, hãy chia nhỏ số tiền đầu tư để giảm thiểu rủi ro. Đồng thời không ngừng học thêm nhiều kiến thức để đưa ra các quyết định đầu tư hợp lý. Bạn còn có “quyền trợ giúp” đến từ những giải pháp bảo hiểm nhân thọ kết hợp đầu tư để mang đến những giải pháp tài chính toàn diện: khoản dự phòng tài chính cho rủi ro trong cuộc sống và sức khỏe, kết hợp đầu tư gia tăng tài sản.

>>> Xem thêm: Nên gửi tiết kiệm hay đầu tư cho bảo hiểm?

Đừng ngần ngại tìm kiếm sự trợ giúp từ những tư vấn viên đầu tư chuyên nghiệp. Họ sẽ giúp bạn sắp xếp “trứng” vào những “chiếc rổ” hợp lý để tối đa hóa nguồn tiền, vừa đảm bảo khoản dự phòng tài chính vừa gia tăng cơ hội có thêm thu nhập trong tương lai.

Chia nhỏ số tiền đầu tư để giảm thiểu rủi ro

Khi chúng ta hiểu rõ tình hình và có biện pháp chủ động giải quyết, túi tiền của chúng ta sẽ “vững vàng” hơn trước những “sóng gió” từ nền kinh tế chung. Nếu bạn vẫn chưa đủ tự tin với kế hoạch tài chính của mình, hãy đặt hẹn với chuyên viên tài chính của Prudential ngay nhé!