Image alt
Blog Nhịp Sống Khỏe

Quản lý chi tiêu hằng tháng không khó như bạn nghĩ!

Bạn là “tay hòm chìa khóa” của gia đình? Bạn đau đầu cân đối các khoản thu chi hàng tháng với thu nhập tăng không kịp theo mức vật giá leo thang? Hãy cùng Prudential điểm qua một số bí quyết giúp bạn cân đối thu chi hàng tháng hiệu quả nhé!

1. Lập bảng ngân sách thu chi cá nhân

Bảng ngân sách này của bạn cần bao gồm tất cả các chi phí sinh hoạt, mục tiêu tiết kiệm, ngân sách cho quỹ hưu trí,… Hãy nhớ rằng việc bạn kiếm được bao nhiêu tiền không quan trọng bằng cách bạn sử dụng chúng. Bằng việc lập ra bảng ngân sách này, bạn sẽ quản lý các chi phí sinh hoạt một cách hiệu quả. Lời khuyên từ các chuyên gia tài chính là chỉ nên dành tối đa 33% tổng thu nhập cho nhóm các chi phí sinh hoạt. Với con số này, bạn có thể cân chỉnh các khoản chi tiêu khác của mình hoặc xác định mình cần tìm thêm các việc làm khác để tăng nguồn thu nhập.

2. Xây dựng một chương trình quản lý nợ

Ngày nay, thẻ tín dụng (credit card) đã rất phổ biến, hỗ trợ bạn mua hàng ngay cả khi bạn không có tiền trong tài khoản. Mặt trái của sự tiện dụng này là nếu bạn không tính toán hợp lý, các khoản nợ có thể vượt qua mức thu nhập của bạn, buộc bạn thực hiện thanh toán trễ hoặc không có khả năng thanh toán hết nợ trong một lần do không đủ tiền. Đây sẽ là một khoản tổn phí ảnh hưởng mạnh tới kế hoạch tiết kiệm của bạn và gia đình.

Sẽ là lý tưởng nhất nếu bạn không có khoản nợ nào, tuy nhiên nếu có, bạn hãy luôn nhớ “cột mốc 30”: tổng số nợ trên thu nhập (hệ số nợ) của bạn không được vượt quá 30%. Khi hệ số nợ đã vượt quá mức báo động 30%, điều đầu tiên bạn cần làm là dừng ngay việc mua sắm quá tay và chỉ chi tiêu cho những thứ cơ bản nhất. Tiếp theo đó, hãy cố gắng chia nhỏ khoản nợ vào các thẻ khác nhau, tránh sử dụng những thẻ có lãi suất cao. Và hãy đặt mục tiêu bằng mọi cách giảm hệ số nợ khỏi “mốc 30” trong tháng tiếp theo bạn nhé.

3. Sử dụng phần mềm tài chính cá nhân

Nếu bạn thấy việc lập bảng thu chi hay tự quản lý nợ quá phức tạp, hãy tìm đến sự hỗ trợ từ các phần mềm tài chính cá nhân. Ưu điểm của các phần mềm này là có chi phí thấp hơn so với việc thuê chuyên gia tư vấn, trong khi phần mềm sẽ hỏi những câu hỏi tương tự như các chuyên gia. Bạn sẽ được cung cấp các bảng tính theo mẫu rất tiện lợi để cân đối thu chi của gia đình.

Nguồn: WikiHow