cách sử dụng tiền hợp lý
Blog Nhịp Sống Khỏe

6 cách sử dụng tiền hợp lý để cân bằng tài chính

Có phải bạn đã nghe rất nhiều người khuyên rằng, mỗi người chúng ta (đặc biệt là người trẻ tuổi) nên học cách sử dụng tiền hợp lý? Vậy theo bạn vì sao phải sử dụng tiền hợp lý càng sớm càng tốt? Làm thế nào để thực hiện hiệu quả? Hãy lắng nghe Prudential chia sẻ những lý do và bật mí một vài cách quản lý tiền bạc cực đơn giản mà không phải ai cũng biết.

1. Tại sao bạn cần sử dụng tiền hợp lý?

Mặc dù mỗi người sinh sống và làm việc trong hoàn cảnh, điều kiện tài chính khác nhau, nhưng trong thời buổi kinh tế hiện nay, nếu biết cách sử dụng tiền hợp lý theo phương châm “Chi vừa đủ - Chọn vừa đúng - Dùng vừa đều” sẽ mang lại rất nhiều lợi ích như:

  • Giúp bạn xoay sở trong những tình huống cấp bách: Không ai có thể lường trước những bất trắc trong cuộc sống. Đó có thể là ốm đau, bệnh tật, thất nghiệp, tai nạn bất ngờ… Những lúc ấy, nếu đã có sẵn một nguồn tiền dự phòng thì bạn sẽ hoàn toàn chủ động giải quyết ngay mà không phải nhờ vả người thân hay bạn bè.

  • Thực hiện những dự định mong muốn: Mua một chiếc xe mới, thay điện thoại, laptop hoặc mua nhà, đi du lịch, lập gia đình, chăm sóc sức khỏe cho cha mẹ… là mục tiêu của rất nhiều người. Và để hiện thực hóa chúng là điều không quá khó nếu chúng ta biết cách sử dụng tiền hợp lý ngay từ sớm. Bởi khi nguồn tài chính được cân đối hài hòa thì chắc chắn bạn sẽ có một khoản tiết kiệm để dễ dàng thực hiện được những kế hoạch đó trong thời gian sớm nhất.

  • Để dành cho tuổi hưu an nhàn: Cuộc sống hưu trí sẽ thoải mái và độc lập về tài chính nếu bạn có quỹ dự phòng riêng để “nhờ cậy” mà không phải phụ thuộc vào con cháu. Không chỉ vậy, khi bạn tiết kiệm lúc còn trẻ và đã có một số tiền ổn định, bạn còn có thể cho phép bản thân nghỉ hưu sớm hơn để an vui tận hưởng những ngày tháng hạnh phúc bên gia đình, bạn bè.

  • Nâng cao chất lượng cuộc sống, không còn gánh nặng tài chính: Biết cách chi tiêu hợp lý và dự phòng cho tương lai là bí quyết giúp bạn luôn sống lạc quan, vui vẻ, an tâm khi làm bất cứ điều gì, kể cả với mức thu nhập nào. Bên cạnh đó, bạn có thể tự thưởng cho bản thân những chuyến đi du lịch để thư giãn, thoải mái tinh thần mà không phải lo toan về gánh nặng tài chính, chất lượng cuộc sống cũng từ đó mà nâng cao.

2. Cách sử dụng tiền hợp lý không phải ai cũng biết

Nếu đã biết lợi ích nhận được từ việc chi tiêu thông minh là gì, hãy cùng Prudential học cách sử dụng tiền hợp lý qua 6 phương pháp sau:

2.1 Hãy cân nhắc kỹ trước khi quyết định mua một món hàng nào đó

Việc tiêu dùng không suy tính cẩn thận không chỉ làm tiêu tốn của bạn một khoản tiền lớn, mà còn có thể dẫn đến việc bạn cần phải vay nợ ai đó để chi trả chúng.

Do đó trước khi mua sắm bất cứ thứ gì, hãy nghĩ xem đó có phải là vật dụng cần thiết để sử dụng trong thời gian dài không? Nếu không, thay vì mua mới, bạn có thể thuê những món đồ đó ở đâu? Hoặc bạn có thể tìm mọi thông tin về sản phẩm trên mạng xã hội, truy cập những trang web, sàn thương mại điện tử hay diễn đàn so sánh giá để tìm nơi bán hàng chất lượng với giá hợp lý, khuyến mãi hấp dẫn. Đây là cách sử dụng tiền hợp lý mà nhiều người trẻ đã áp dụng thành công.

2.2 Cẩn thận khi sử dụng thẻ tín dụng

Thẻ tín dụng không còn xa lạ với nhiều người và không thể phủ nhận những tiện ích mà loại thẻ này mang lại, đáng kể đến như chi tiêu tiện lợi không cần tiền mặt, dễ dàng giao dịch trong và ngoài nước, quản lý chi tiêu qua sao kê… Tuy nhiên, vẫn còn không ít người mơ hồ về bản chất của thẻ tín dụng, xem nó như một “kho” tiền không đáy và thoải mái tiêu xài mà không để ý đến hạn mức cho phép, dẫn đến ảnh hưởng tài chính cá nhân.

Tốt nhất để kiểm soát được mức chi tiêu và tránh lạm chi, bạn nên “ghi nhớ” một số điều dưới đây khi sử dụng thẻ tín dụng:

  • Chỉ đăng ký hạn mức thẻ tối đa bằng 50% thu nhập hàng tháng là cách sử dụng tiền hợp lý giúp đảm bảo khả năng thanh toán nợ, tránh dồn vào các tháng sau.

  • Tìm hiểu kỹ càng những thông tin, điều khoản sử dụng thẻ như điều kiện mở thẻ tín dụng cá nhân, các loại phí bắt buộc, thời hạn thanh toán, điều khoản thanh toán nợ trễ hạn và chương trình tích điểm, ưu đãi.

  • Theo dõi báo cáo tín dụng hàng kỳ và kiểm tra số dư tín dụng thường xuyên nhằm tránh trường hợp xuất hiện những khoản chi “không tên”, đồng thời có kế hoạch chi tiêu phù hợp hơn.

  • Lưu ý đến số ngày trả nợ tín dụng sẽ giúp bạn tránh được việc trả vượt hạn mức. Một số ngân hàng tại Việt Nam hiện nay cung cấp cho người dùng thẻ 45 - 55 ngày trước khi bạn bị tính phí vượt hạn mức.

2.3 Sử dụng số tiền bạn “đang” kiếm được chứ không phải “sẽ” kiếm được

Hãy cố gắng chi tiêu thông minh trong phạm vi số tiền bạn kiếm được mỗi tháng, trừ những trường hợp khẩn cấp. Việc làm này sẽ giúp bạn tránh được cảnh nợ nần không đáng có và để dành tốt hơn cho tương lai. Bạn có thể thực hiện việc này chỉ bằng một vài hành động nho nhỏ như:

  • Không bị cuốn theo các chương trình khuyến mãi, giảm giá. Dù mua được một món đồ rẻ của các nhãn hàng lớn, thương hiệu có tiếng nhưng nếu không dùng đến thì đó cũng là một sự lãng phí không đáng có.

  • Cách sử dụng tiền hợp lý cho gia đình để đảm bảo hạn mức cho các hoạt động cần thiết khác là: Tự nấu ăn tại nhà, lập sẵn những món ăn sẽ nấu trong tuần, lập danh sách các món đồ cần mua trước khi đi chợ, siêu thị và chỉ mua theo danh sách.

  • Dành thời gian để tự tay dọn dẹp, sơn phết nhà cửa hay học cách sửa chữa các máy móc, thiết bị đơn giản thay vì thuê mướn quá nhiều.

  • Hạn chế việc vay mượn nếu không quá cấp thiết. Trường hợp buộc phải vay, hãy lên kế hoạch trả nợ càng sớm càng tốt và ưu tiên thanh toán khoản nợ có lãi suất cao trước nhằm giảm tiền lãi hàng tháng.


2.4 Quy tắc 50/20/30 cho các bạn trẻ

Với các bạn trẻ, nếu cảm thấy quá khó khăn trong việc cân đối tài chính và không biết bắt đầu từ đâu. Hãy chia thu nhập của mình làm 3 phần, mỗi phần chiếm tỷ lệ lần lượt là 50%, 30% và 20%. Mỗi phần sẽ có mục đích sử dụng và chi tiêu như sau:

50% thu nhập dành cho chi tiêu thiết yếu: Bao gồm các chi phí cố định hàng tháng như ăn uống, thuê nhà, đi lại và các loại hóa đơn khác. Nếu biết cách chi tiêu hợp lý, bạn có thể hạ thấp mức chi tiêu thiết yếu xuống thấp hơn 50%. Ngược lại, nếu tổng chi phí vượt quá 50% số lương, bạn buộc phải giảm tiếp 5% ở mỗi danh mục còn lại.

20% cho các mục tiêu tài chính: Tiết kiệm hoặc đầu tư là 2 mục tiêu bạn cần thực hiện cho phần thu nhập này. Việc sở hữu một quỹ khẩn cấp bằng khoản tiền tích lũy sẽ giúp bạn giảm thiểu các rủi ro bất ngờ trong cuộc sống và phòng trừ những trường hợp bất khả kháng. Song song đó, nếu biết cách đầu tư khôn ngoan vào cổ phiếu, vàng hay bất động sản… bạn có thể tăng sinh lợi nhuận trên nguồn vốn ban đầu hiệu quả.

30% dùng để chi tiêu cá nhân: Đây là những chi phí có mục đích thỏa mãn những nhu cầu cá nhân như tiền điện thoại, ăn vặt, giải trí, du lịch, mua sắm… hoặc dùng để phát triển bản thân (như làm đẹp, học thêm một ngôn ngữ mới hoặc kỹ năng mới). Do đó, cách sử dụng tiền hợp lý là chỉ nên dành tối đa 30% tỷ lệ lương vào danh mục này và nên ghi chép lại mỗi khoản chi để kiểm soát tốt dòng tiền, tránh tình trạng “vung tay quá trán”.

2.5 Với những khoản chi tiêu có thể cắt giảm, hãy thực hiện ngay

Ít người nhận ra rằng, việc chi tiêu vô tội vạ thường bắt nguồn từ sự nhầm lẫn tai hại giữa khái niệm “cần” và “muốn”. Theo đó, những sản phẩm “cần” là đồ dùng nhất định phải có để đáp ứng nhu cầu cơ bản. Còn với những sản phẩm “muốn” thì có thể là món đồ có cũng được, hoặc nếu mua về cũng không sử dụng được bao nhiêu.

Cách sử dụng tiền hợp lý mà mỗi người cần “thuộc nằm lòng” là cắt giảm đi những khoản chi không cần thiết. Bằng cách lựa chọn mẫu quần áo cơ bản, thông minh và có tính ứng dụng cao như áo thun, quần jean, áo sơ mi…; chỉ nên mua 1 - 2 bộ quần áo theo trend để linh hoạt thay đổi phong cách; hạn chế mua sắm trực tuyến, nhất là các dịp flash sale; giảm chi phí cho việc ăn vặt; sử dụng quạt trần thay vì điều hòa; không để thiết bị ở trạng thái chờ, hãy rút điện thiết bị sau khi sử dụng.

2.6 Luôn có quỹ dự phòng trước các rủi ro

Những lo toan, căng thẳng về tiền bạc sẽ khiến bạn bị suy giảm tinh thần và ảnh hưởng đến sức khỏe nhiều hơn. Nhất là khi có rủi ro bất ngờ xảy đến với người trụ cột, thì áp lực về kinh tế có thể trở thành gánh nặng khiến gia đình kiệt quệ. Chính vì thế, song hành với việc học cách chi tiêu hợp lý, bạn nên chủ động trang bị sẵn một quỹ dự phòng với nguồn tài chính vững vàng, nhằm đảm bảo một tương lai bền vững cho bản thân và gia đình.

Nhiều người hiện nay đã lựa chọn tham gia bảo hiểm nhân thọ như một “tấm vé phòng thân” để thỏa sức bùng cháy với mọi đam mê, thoải mái tận hưởng trọn vẹn cuộc sống và tự do làm những điều mình muốn. Với các tính năng bảo vệ, tích lũy và đầu tư, bảo hiểm nhân thọ có thể tạo ra một nền tảng tài chính vững chắc để dự phòng cho tương lai, nâng mức tài sản hiệu quả. Không chỉ vậy, một số quyền lợi mở rộng y tế còn góp phần gia tăng khả năng bảo vệ và chăm sóc sức khỏe toàn diện trước rủi ro tai nạn, thương tật, bệnh hiểm nghèo và ung thư.

>>> Tìm hiểu chi tiết các sản phẩm bảo hiểm nhân thọ nổi bật TẠI ĐÂY

Có thể thấy, biết cách sử dụng tiền hợp lý càng sớm càng giúp bạn cân bằng tài chính hiệu quả, từ đó không chỉ giúp mỗi người sống thoải mái và an tâm hơn trước mọi rủi ro bất ngờ trong cuộc sống, mà còn góp phần rút ngắn con đường hướng đến sự tự do tài chính. Vậy thì còn chờ gì mà không áp dụng ngay 6 bí quyết được Prudential chia sẻ trên đây. Chúc bạn thành công!

>>> Xem thêm: