Nên chọn mua bảo hiểm nhân thọ hay gửi tiết kiệm
Blog Nhịp Sống Khỏe

Nên gửi tiết kiệm hay đầu tư cho bảo hiểm?

Thị trường hiện nay luôn sẵn có nhiều kênh tiết kiệm và lựa chọn đầu tư. Tuy nhiên, câu hỏi “Tiết kiệm hay đầu tư?” vẫn luôn là nỗi băn khoăn của nhiều người. Hiểu rõ sự khác biệt giữa các hình thức đầu tư sẽ giúp bạn đưa ra quyết định phù hợp nhất với mục tiêu tài chính của gia đình.

Trong bài này, Prudential sẽ phân tích và so sánh bảo hiểm nhân thọ và gửi tiết kiệm - hai phương án đầu tư tương đối an toàn được nhiều người quan tâm.

So sánh bảo hiểm nhân thọ và gửi tiết kiệm

Về cơ bản, chúng ta có thể hiểu vì sao bảo hiểm nhân thọ và gửi tiết kiệm dễ bị nhầm lẫn, bởi cả hai đều hoạt động hợp pháp dưới sự giám sát trực tiếp của Bộ Tài chính và Chính phủ, mục đích chung là hỗ trợ tích lũy tài chính và đầu tư an toàn. Khi kết thúc thời hạn hợp đồng, người gửi/người tham gia có thể nhận lại khoản tiền gốc và lãi suất từ các quỹ đầu tư của tổ chức.

Tuy nhiên, xét về quyền lợi và đặc điểm thì bảo hiểm nhân thọ và gửi tiết kiệm là hoàn toàn khác nhau. Dưới đây là bảng so sánh tổng quát nhất mà bạn có thể tham khảo:

 

Tiêu chí so sánh

Bảo hiểm nhân thọ

Gửi tiền tiết kiệm

Hình thức tham gia

Để mua bảo hiểm nhân thọ, người tham gia phải đóng phí theo thỏa thuận trong hợp đồng.

Bảo hiểm được xem như “vé thông hành”, sau này khi xảy ra bất kỳ sự kiện bảo hiểm nào ảnh hưởng tới tính mạng hay sức khỏe, công ty bảo hiểm sẽ tiến hành chi trả phí bồi thường nhất định.

Khi gửi một khoản tiền vào ngân hàng, tức là bạn đã đăng ký tham gia hình thức gửi tiền tiết kiệm.

Tùy theo mức lãi suất ngân hàng quy định, người gửi có thể nhận lại số tiền lãi tương xứng, đồng thời linh hoạt rút tiền vào đầu kỳ, giữa kỳ hoặc cuối kỳ.

Điều kiện tham gia

Người tham gia bảo hiểm phải đáp ứng 4 yếu tố cơ bản là sức khỏe, tuổi tác, nghề nghiệp và tài chính.

Độ tuổi tối thiểu để tham gia gửi tiết kiệm tại các ngân hàng là 18 tuổi và phải có căn cước công dân (CCCD) hoặc hộ chiếu (HC) còn thời hạn hiệu lực.

Nhu cầu & Quyền lợi

Nếu bạn có nhu cầu “tiết kiệm – bảo vệ” thì đầu tư cho bảo hiểm vừa mang đến sự bảo vệ về tài chính đối với các rủi ro, vừa đem lại cơ hội sinh lời, lại vừa là kênh tiết kiệm giúp bạn chủ động xây dựng quỹ dự phòng cho bản thân và gia đình.

Với nhiều loại bảo hiểm, các khoản phí đóng hàng năm có thể được nhìn nhận như một khoản tiết kiệm, số tiền này sẽ được tích lũy trong dài hạn và được hoàn lại kèm lãi suất khi đáo hạn.

Nếu tham gia bảo hiểm liên kết đầu tư, người tham gia được quyền lựa chọn đầu tư phí bảo hiểm vào các quỹ liên kết đơn vị. Lãi suất tùy thuộc vào kết quả kinh doanh của các đơn vị mà bạn lựa chọn.

Nếu bạn có nhu cầu “tiết kiệm – đầu tư”, thì gửi tiết kiệm là một kênh đầu tư an toàn vừa sinh lãi suất định kỳ, vừa giúp đảm bảo một khoản chi tiêu trong gia đình khi cần thiết. Tuy nhiên, khoản đầu tư này chỉ đơn thuần mang tính tiết kiệm.

Khác với bảo hiểm nhân thọ, gửi tiết kiệm không mang yếu tố bảo vệ. Khách hàng khi rút tiền sẽ nhận được toàn bộ số tiền gốc và tiền lãi khi kết thúc.

Tùy theo số tiền gửi, kỳ hạn gửi ngắn hay dài, lãi suất nhận được dao động từ 3% - 7.1% mỗi năm.

Quy mô trách nhiệm của đối tác gửi tiền

Nếu bạn có một hợp đồng bảo hiểm nhân thọ, trách nhiệm của công ty bảo hiểm sẽ không chỉ gói gọn trong số phí bạn đóng mà còn cả trong việc cam kết bảo vệ tài chính của bạn và gia đình như đã quy định trong hợp đồng.

Trong trường hợp bạn gửi ngân hàng, trách nhiệm của ngân hàng chỉ gói gọn trong số tiền gửi cùng lãi suất đã cam kết.

Tính linh hoạt trong kế hoạch đóng phí

Khi mua hợp đồng bảo hiểm, nếu hủy hợp đồng trong những năm đầu tiên bạn sẽ nhận giá trị hoàn lại rất thấp so với số tiền đã đóng. Điều này sẽ giúp bạn giữ được thói quen tiết kiệm cho tới ngày hợp đồng đáo hạn.

 

Khi gửi tiết kiệm tại ngân hàng, bạn có thể rút bất cứ lúc nào mà vẫn đảm bảo nhận lãi suất tương ứng cho thời gian bạn gửi tiền. Tiền gửi ngân hàng có lợi thế về tính linh hoạt cao, tuy nhiên đây cũng là nhược điểm có thể khiến kế hoạch tiết kiệm của bạn “phá sản” nếu bạn không tự đặt kỷ luật trong việc chi tiêu.

Thời hạn hợp đồng/kỳ hạn tham gia

Người tham gia có thể lựa chọn thời hạn bảo vệ là 5 năm, 10 năm, 20 năm hoặc thậm chí là trọn đời.

Hình thức gửi tiết kiệm cho phép bạn chọn kỳ hạn gửi theo tuần, theo tháng hoặc theo năm.

 

 >> Xem thêm: Có thể rút tiền bảo hiểm trước hạn không?


Mua bảo hiểm hay gửi tiết kiệm có lợi hơn?

Thật khó lựa chọn nên mua bảo hiểm hay gửi tiết kiệm, vì mục đích của việc đầu tư cho bảo hiểm là bảo vệ chứ không để sinh lợi, còn mục đích của gửi tiết kiệm là đầu tư sinh lợi chứ không để phòng rủi ro.

Lấy một ví dụ đơn giản, chị A và chị B cùng dành khoảng 20 triệu để tham gia một giải pháp tài chính. Trong khi chị A gửi tiền vào ngân hàng thì chị B dùng số tiền để mua bảo hiểm nhân thọ.

Nếu mong muốn bảo vệ tài chính, tham gia bảo hiểm nhân thọ là sự lựa chọn lý tưởng để vừa nhận được tích lũy, vừa được bảo vệ trước trong trường hợp gặp rủi ro thương tật, tử vong.

Tuy nhiên, bảo hiểm nhân thọ là sự tích lũy lâu dài. Vì vậy nếu nhu cầu của bạn chỉ đơn thuần là tích lũy, sinh lời và tất toán nhanh, hãy chọn hình thức gửi tiền ngân hàng.

Nếu còn cảm thấy khó khăn, không biết nên đầu tư cho hình thức nào thì có thể kết hợp cả hai phương án với nhau, bằng cách trích ra một nửa để gửi tiết kiệm, nửa còn lại dành để mua bảo hiểm. Nhờ đó, bạn không chỉ nhận được khoản lãi suất cao từ phía ngân hàng, mà còn có thể chu toàn một quỹ tiết kiệm, nhằm thực hiện dự định mong muốn, cũng như bảo vệ gia đình trước rủi ro không lường trước.

Các sản phẩm tích lũy tài chính hiện đại, cho những dự định tương lai

Mỗi người chúng ta đều có những cách khác nhau để sử dụng dòng tiền của mình sao cho hiệu quả. Vì thế, hãy cân nhắc thật kỹ giữa các hình thức đầu tư để có lựa chọn sáng suốt nhất phù hợp với nhu cầu của bản thân và gia đình bạn nhé!

>>> Xem thêm: