cách tích lũy tiền hiệu quả
Blog Nhịp Sống Khỏe

Cách tích lũy tiền hiệu quả với phương pháp Kakeibo Nhật Bản

Kakeibo là một cách tiết kiệm tiền hiệu quả và nổi tiếng đến từ Nhật Bản. Với quy tắc tính toán đơn giản, tiện lợi, và không mất nhiều thời gian, Kakeibo là phương pháp quản lý tài chính cá nhân được rất nhiều người trên khắp thế giới áp dụng. 

KakeiboCách tiết kiệm tiền của người Nhật 

Kakeibo trong tiếng Nhật có nghĩa là sổ chi tiêu tài chính gia đình, được sáng tạo bởi nữ nhà báo Hani Motoko (Nhật Bản) vào năm 1904. Với phương pháp này, bạn chỉ cần sử dụng bút và sổ tay để ghi chép chi tiết mọi hoạt động chi tiêu, tiết kiệm của mình thay vì dùng các phần mềm tính toán hiện đại. 

Quản lý tài chính là một công việc đòi hỏi sự cẩn thận và tính toán tỉ mỉ để có thể phân chia các khoản chi tiêu sao cho hợp lý, vừa đủ để tiêu dùng hàng ngày, vừa dư dả để tiết kiệm cho tương lai. 

Phương pháp Kakeibo đặc biệt ở chỗ bạn không cần dùng các ứng dụng hiện đại. Thay vào đó, bạn sẽ phải viết tay tất cả khoản thu chi của mình để bản thân có thêm thời gian để suy ngẫm, nhìn nhận và tự điều chỉnh thói quen chi tiêu cho phù hợp với khả năng tài chính của mình. 

Với những ai đang còn loay hoay, cảm thấy khó khăn trong việc kiểm soát chi tiêu, thường ở trong tình trạng “chưa đến cuối tháng đã hết tiền” thì hãy thử áp dụng phương pháp tiết kiệm tiền Kakeibo theo các bước dưới đây. 

>>> Có thể bạn quan tâm:Những sai lầm phổ biến trong quản lý tài chính cá nhân 

Các bước thực hiện Kakeibo để tiết kiệm tiền hiệu quả

Tích lũy tiền hiệu quả với phương pháp Kakeibo trong 5 bước:

Bước 1: Ghi lại các khoản thu.

Vào đầu mỗi tháng, bạn ghi lại các khoản thu nhập gồm: 

  • Tiền lương công việc chính 

  • Tiền lương công việc phụ 

  • Tiền người khác trả nợ 

  • Tiền lãi suất từ các khoản đầu tư, tiết kiệm đã đáo hạn 

Sau đó, cộng tất cả các khoản lại để có được số tiền thu nhập cuối tháng. 

Bước 2: Ghi các khoản chi cố định.

Những khoản chi cố định có thể kể đến như:  

  • Tiền nhà 

  • Tiền điện nước, Internet, điện thoại 

Cộng các khoản chi này để có được số tiền chi tiêu cố định. 

Lấy số tiền tổng ở bước 1 trừ đi số tiền này để có khoản tiền nhàn rỗi, và đi đến bước tiếp theo. 

Bước 3: Ghi lại số tiền tiết kiệm mong muốn.

Từ khoản tiền nhàn rỗi, bạn hãy trích ra một khoản tiền nhỏ để gửi tiết kiệm hoặc đầu tư, có thể là 10 - 20% thu nhập, tùy vào khả năng tài chính mà điều chỉnh con số cho hợp lý.  

Bước 4: Ghi chép chi tiêu hàng ngày theo từng mục cụ thể.

Sau 3 bước trên, số tiền còn lại sẽ là khoản để bạn chi tiêu cho các nhu cầu sinh hoạt hàng ngày. Có thể chia thành 4 mục như sau: 

  • Nhu cầu thiết yếu: thực phẩm, xăng xe, khám chữa bệnh, học tập, vật dụng sinh hoạt cá nhân. 

  • Nhu cầu không cần thiết: những món đồ xa xỉ, cà phê, nhà hàng sang trọng. 

  • Giải trí, tinh thần: xem phim, du lịch, sách báo, tranh ảnh, ca nhạc. 

  • Phát sinh: sinh nhật, hiếu hỷ, từ thiện, v..v.. 

Bạn có thể bỏ ra khoảng 5 phút cuối ngày để ghi chép các khoản chi tiêu này. Nên giữ lại phiếu thu sau khi thanh toán để giúp mình nhớ rõ từng con số nhé.  

Việc ngồi lại ghi chép bằng tay trông có vẻ chi li, nhưng đây chính là lúc bạn xem xét lại thói quen chi tiêu và nhu cầu cuộc sống của mình. So sánh với khoản thu ban đầu, bạn có thể tự hỏi:  

  • Trong ngày mình có tiêu xài quá tay cho các mục không thiết yếu hay không?  

  • Mình nên linh hoạt điều chỉnh lại chi tiêu như thế nào để không lâm vào cảnh rỗng túi?  

Theo dõi thu chi sát sao như vậy sẽ giúp bạn nắm rõ nhu cầu cuộc sống của mình, từ đó tìm cách tiết kiệm tiền hợp lý hơn, nâng cao thu nhập, hoặc giảm thiểu chi phí không thiết yếu.  

Bước 5: Tính tổng chi tiêu vào cuối tháng.

Vào cuối tháng, bạn tính tổng số tiền đã sử dụng và đánh giá xem mình có chi tiêu vượt quá số tiền đã xác định ở đầu tháng hay không.  

Nếu có, bạn cần kiểm tra mục chi tiêu nào mình dùng nhiều nhất, trường hợp rơi vào các mục không thiết yếu hoặc giải trí thì nên điều chỉnh lại trong tháng tiếp theo. 

Lưu ý khi làm theo cách tiết kiệm tiền Kakeibo của người Nhật 

Khi thực hiện phương pháp Kakeibo, bạn cần chú ý một vài điều sau:

  • Giữ lại các hóa đơn mua sắm để ghi chép chính xác hơn và biết được mình đang dùng tiền cho những món đồ nào nhiều nhất. 

  • Kiên nhẫn ghi chép chi tiêu, thực hiện cẩn thận, tốt nhất là nên làm hàng ngày để tránh sai sót. 

  • Ngay cả khi thu nhập thấp, bạn vẫn nên có kế hoạch quản lý tài chính, tiết kiệm và ghi lại chi tiêu mỗi tháng để sử dụng tiền một cách hiệu quả. 

 

Các mẹo quản lý chi tiêu hiệu quả  

 

Để có tiền tiết kiệm nhưng không túng thiếu thì bạn cần đảm bảo chi tiêu sao cho hiệu quả. Sau đây là một số mẹo giúp bạn từ từ dành dụm được số tiền tích lũy.  

Để dành 1 khoản tiền dự phòng khẩn cấp  

Khoản tiền dự phòng này nên bằng chi tiêu cố định của 3 đến 6 tháng.  

Khi Kakeibo đã trở thành thói quen, bạn sẽ nắm rõ nhu cầu cuộc sống của mình, nhất là các khoản chi tiêu cố định. Từ đó, bạn nên để dành khoản dự phòng để không hoảng hốt khi gặp rủi ro mất đi thu nhập chính.  

Khoản tiền dự phòng này trích ra từ đâu?  

Đây là câu hỏi khó cho những ai có thu nhập thấp, không dư dả. Nhưng, nếu bạn tập được tính kỷ luật theo Kakeibo, thì khả năng cao là cuối tháng bạn sẽ có 1 ít tiền dư ra. Số tiền dư ra này tuy không nhiều nhưng vẫn có thể đóng góp vào quỹ dự phòng khẩn cấp. Bạn nên tích lũy số tiền này vào trong một tài khoản tiết kiệm tích lũy riêng để đảm bảo mình không ‘lỡ tay’ đụng vào.  

Ngoài ra, bạn cũng có thể ‘bỏ ống heo’ tiền lẻ cuối ngày. Các tờ tiền 1.000, 2.000, hay 5.000 nghìn đồng tuy giá trị không cao, nhưng sau quá trình tích tiểu thành đại thì từ từ bạn cũng được số tiền kha khá. 

Quy tắc 10 giây 

Trước khi đi mua sắm các món đồ thiết yếu, bạn nên lập 1 danh sách những món cần mua. Ở cửa hàng, nếu muốn mua một món ngoài danh sách, nên đợi 10 giây trước khi đưa nó vào giỏ hàng. 10 giây này cho bạn có thời gian suy nghĩ kỹ hơn về nhu cầu thiết yếu của mình. Bạn có thật sự cần món này hay không? Nếu không, thì hãy nhanh chóng bỏ qua nó nhé.  

Quy tắc 30 ngày 

Khi bạn đang nhắm tới một món đồ có giá trị cao mà không biết mình thực sự có cần hay không, bạn nên đợi 30 ngày trước khi quyết định mua. Trong 30 ngày đó, nếu bạn thật sự không cần món hàng đó, thì nhu cầu mua cũng không còn.  

Mua chậm mà chắc như thế này giúp bạn tránh vung tiền quá trớn để có thể trích ra một số tiền cho các mục đích có lợi hơn như đầu tư tích lũy và lập khoản dự phòng khẩn cấp.  

Bảo hiểm nhân thọ cũng là cách tiết kiệmđể dành tích lũy tiền có tính kỷ luật cao 

 

Bên cạnh việc ghi chép chi tiêu với phương pháp Kakeibo, bạn có thể tham gia bảo hiểm nhân thọ để song hành tích lũy, đảm bảo tài chính cho bản thân và gia đình. Đây cũng chính là lối suy nghĩ hiện đại của nhiều người hiện nay nhằm chuẩn bị một tương lai vững chắc và an tâm trước mọi rủi ro. Các sản phẩm bảo hiểm được thiết kế vô cùng linh hoạt, đáp ứng thiết thực các nhu cầu bảo vệ và hỗ trợ tài chính cho người tham gia trước các biến cố, đồng thời tích lũy một khoản dự phòng hiệu quả để củng cố nền tảng tài sản vững chắc, cho bạn thực hiện được mọi dự định ở tương lai.

PRU - CHỦ ĐỘNG CUỘC SỐNG là giải pháp tích lũy tài chính linh hoạt cho những mục tiêu quan trọng của cuộc sống.

  • Chủ động tích lũy tài chính cho những cột mốc quan trọng trong tương lai. 

  • Chủ động bảo vệ tài chính cho bản thân và gia đình trước rủi ro lớn nhất 

  • Chủ động điều chỉnh kế hoạch tài chính trong suốt quá trình tham gia sản phẩm,  

 

Đặc biệt, khi kết hợp với các sản phẩm bổ trợ, PRU - CHỦ ĐỘNG CUỘC SỐNG còn giúp gia tăng phạm vi bảo vệ toàn diện cho cả gia đình trước rủi ro tai nạn, bệnh hiểm nghèo và chăm sóc sức khỏe. 

Với cách tiết kiệm tiền hiệu quả Kakeibo, tin chắc rằng nếu áp dụng ngay từ sớm và sử dụng dòng tiền hợp lý, bạn không chỉ hoàn thành được mọi mục tiêu, dự định trong tương lai mà còn đảm bảo một cuộc sống vững vàng cho chính mình lẫn người thân yêu. 

Đừng quên truy cập Blog Nhịp Sống Khỏe của Prudential thường xuyên, để cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích nhé!