Tiết kiệm và đầu tư: Giải pháp nào có lợi?
Nội dung bài viết:
Nhiều bạn trẻ có thắc mắc giữa tiết kiệm và đầu tư, đâu là cách quản lý tiền bạc thông minh giúp chúng ta sớm tự do tài chính? Theo nhiều chuyên gia, tùy vào mục tiêu hướng tới và thời điểm thích hợp, mỗi người có thể lựa chọn một trong hai hình thức này hoặc cả hai. Dưới đây là những điều giới trẻ cần biết để đưa ra quyết định đúng đắn.
1. Hiểu rõ sự khác biệt giữa tiết kiệm và đầu tư
Tiết kiệm và đầu tư có điểm chung là sự tự do trong tài chính ở tương lai, nhưng 2 hình thức này vẫn có sự khác nhau.
Tiết kiệm
Tiết kiệm là phần thu nhập không chi cho tiêu dùng hiện tại, mà được giữ lại và tích lũy dần theo thời gian nhằm thực hiện cho mục đích tài chính cụ thể. Hiện có nhiều cách tiết kiệm khác nhau như: tiết kiệm tiền mặt, gửi tiết kiệm ngân hàng, lập tài khoản hưu trí… Theo đó phổ biến nhất là phương thức gửi tiết kiệm ngân hàng.
Tiết kiệm ngân hàng được xem là giải pháp tích lũy an toàn, ổn định và rủi ro thấp. Bạn chỉ cần mở tài khoản tiết kiệm, gửi tiền và nhận lãi (mức lãi suất 1 năm nằm trong khoảng 6 - 7% tùy ngân hàng). Cách thức mở tài khoản tiết kiệm ngân hàng khá đơn giản, không đòi hỏi trình độ chuyên môn cao nên ai cũng có thể tham gia được. Tuy nhiên, lãi suất của tiết kiệm ngân hàng thường thấp, tiền tăng chậm và có nguy cơ bị mất giá trong trường hợp tỷ lệ lạm phát cao hơn tỷ suất ngân hàng.
Đầu tư
Đầu tư (invest) là bỏ tiền vào một loại tài sản có thể tăng giá trị theo thời gian, chẳng hạn như chứng khoán, vàng, bất động sản,... Hình thức đầu tư cho khả năng sinh lời cao hơn rất nhiều so với tiết kiệm, có thể là gấp đôi, gấp ba tùy vào sức đầu tư của bạn. Với tầm nhìn dài hạn, đầu tư sẽ tạo ra giá trị lớn và có lợi hơn các loại hình tiết kiệm.
Thế nhưng khi đầu tư, dù là đầu tư vào lĩnh vực nào thì cũng sẽ gặp những rủi ro nhất định. Nếu không đủ kiến thức chuyên môn, sự tỉnh táo và khả năng phân tích, phán đoán thị trường thì bạn rất dễ đưa ra những quyết định sai lầm, dẫn đến mất vốn.
Dưới đây là bảng so sánh tiết kiệm và đầu tư giúp bạn có cái nhìn tổng quan về hai hình thức này:
Hình thức |
Ưu điểm |
Nhược điểm |
Tiết kiệm |
|
|
Đầu tư |
|
|
2. Bí quyết giúp bạn quyết định nên tiết kiệm hay đầu tư
Chắc hẳn bạn cảm thấy rất băn khoăn, không biết nên chọn thế nào cho phù hợp? Tham khảo ngay các bí quyết dưới đây nhé!
2.1 Bạn nên tiết kiệm thay vì đầu tư khi nào?
-
Mục tiêu tiết kiệm của bạn là ngắn hạn (3 - 5 năm) và có dự định tiêu tiền ngay sau khoảng thời gian đó.
-
Bạn muốn có một quỹ khẩn cấp, có thể rút tiền ra bất kỳ lúc nào.
-
Bạn không muốn chịu rủi ro lớn.
-
Bạn chưa có nhiều kinh nghiệm, kiến thức về đầu tư.
2.2 Bạn nên đầu tư thay vì tiết kiệm khi nào?
-
Bạn có mục tiêu dài hạn (10 - 20 năm, hoặc hơn).
-
Bạn có nguồn tiền nhàn rỗi, không cần dùng đến trong ít nhất 5 năm tới.
-
Bạn chấp nhận rủi ro và muốn có khoản lợi nhuận cao.
-
Bạn có sự am hiểu sâu rộng về đầu tư.
2.3 Có thể thực hiện tiết kiệm và đầu tư cùng lúc không?
Câu trả lời là CÓ. Bạn có thể thực hiện hai hình thức cùng lúc, vừa tiết kiệm vừa đầu tư thông qua bảo hiểm nhân thọ liên kết đầu tư.
Một gợi ý không nên bỏ qua là PRU-ĐẦU TƯ LINH HOẠT với 6 Quỹ đầu tư để khách hàng lựa chọn linh hoạt tùy theo độ kỳ vọng đầu tư và mức độ chấp nhận rủi ro. Cụ thể, nếu khách hàng mong muốn mức lợi nhuận ổn định, rủi ro thấp để đảm bảo mục tiêu TIẾT KIỆM thì có thể tham gia các Quỹ Bền Vững, Trái Phiếu, Bảo Toàn. Trường hợp khách hàng mong muốn thử sức với việc ĐẦU TƯ thì có thể chọn Quỹ Cổ phiếu, Tăng trưởng, Cân bằng; theo đó 3 loại Quỹ này có phần lớn tài sản được đầu tư vào cổ phiếu và trái phiếu doanh nghiệp với mức sinh lợi cao, nhưng đi kèm cũng là nhiều rủi ro. PRU-ĐẦU TƯ LINH HOẠT thực sự là giải pháp lý tưởng cho kế hoạch tài chính của bạn. Cùng chat với PRUbot tại đây: https://m.me/prudential.pva hoặc đặt hẹn với tư vấn viên của Prudential để hiểu hơn về sản phẩm nhé!
3. Các sai lầm dễ mắc khi đầu tư và tiết kiệm mà bạn nên tránh
Để tiết kiệm và đầu tư hiệu quả, dưới đây là 3 điều mà bạn cần tránh:
3.1 Để quá nhiều tiền trong tài khoản tiết kiệm
Một số người nghĩ rằng, gửi hết tiền tiết kiệm vào ngân hàng thì sẽ an toàn. Tuy nhiên nếu bạn cũng có tâm lý này thì bạn sẽ không nghĩ được cách gì khác để đầu tư sinh ra tiền.
Lúc này, giải pháp tối ưu là bạn hãy chia số tiền của mình ra thành nhiều mục đích khác nhau. Ví dụ: tiết kiệm ngắn hạn, tiết kiệm dài hạn hoặc đầu tư vào các lĩnh vực khác. Hãy nhớ nhé, tránh “bỏ trứng vào một rổ”!
>>> Xem thêm: 7 mẹo lập kế hoạch dài hạn và ngắn hạn cực đơn giản
3.2 Không trang bị kiến thức
Đầu tư cổ phiếu là một “sân chơi” có mức cạnh tranh cao và nhiều biến động. Nếu bạn đầu tư theo kiểu ngẫu nhiên, không có sự phân tích hay tính toán thì khả năng thua lỗ là rất lớn. Thay vào đó, hãy trang bị cho mình các kiến thức về đầu tư, phân bố nguồn tiền vào nhiều lĩnh vực (xây dựng, công nghệ,…), không nên chỉ tập trung vào một lĩnh vực nhất định.
Nhìn chung, tiết kiệm và đầu tư là hai hình thức có những ưu nhược điểm riêng, tùy vào nhu cầu của mỗi người mà lựa chọn giải pháp phù hợp. Bên cạnh đó, nếu bạn muốn chọn cả đầu tư và tiết kiệm thì có thể cân nhắc tham gia bảo hiểm nhân thọ để tối ưu tài chính và vững bước tiến xa nhé!