Đầu tư chứng khoán cho người mới bắt đầu
Blog Nhịp Sống Khỏe

Đầu tư chứng khoán cho người mới bắt đầu

Đầu tư chứng khoán là hoạt động mua bán các sản phẩm được niêm yết trên sàn chứng khoán. Đầu tư chứng khoán là một trong những loại hình đầu tư phổ biến. Loại hình này khó hơn các loại khác như gửi tiết kiệm hay mua vàng, vì nó yêu cầu người đầu tư phải học hỏi kiến thức về tài chính, có khả năng chịu rủi ro, và giữ vững tâm lý kiên định trước biến động.

Tuy nhiên, không vì những khó khăn ban đầu mà nhiều người chùn bước. Các nhà đầu tư giỏi đều từng là tân thủ. Khi đầu tư chứng khoán thành công, bạn sẽ hưởng lãi kép – hiệu ứng tiền đẻ ra tiền.

 

1. Cần chuẩn bị gì trước khi đầu tư chứng khoán?

Quản lý tốt tài chính cá nhân

Quản lý tài chính cá nhân là việc đảm bảo bạn phân bổ tiền bạc hợp lý để không chỉ có đủ tiền cho các nhu cầu thiết yếu trong cuộc sống, mà còn tích lũy lâu dài. 

Khi mới bắt tay vào đầu tư thì hầu như người nào cũng phải mất tiền để học những bài học đáng giá trước khi bắt đầu sinh lời ổn định. Vì thế, nếu cuộc sống của bạn đang túng thiếu, thì đừng mong sẽ kiếm được thu nhập đều đặn từ chứng khoán.

Ngoài việc đảm bảo cho mức sống hiện tại, bạn cần phải để dành một khoản tiền dự phòng vừa đủ sống từ 3 đến 6 tháng. Khoản tiền này giúp bạn đề phòng các rủi ro như mất việc, bệnh tật, tai nạn, biến cố gia đình. 

Sau khi đảm bảo cho nhu cầu trước mắt, bạn nên để ra một nguồn tiền nhàn rỗi không cần đụng đến trong vòng 1 đến 3 năm tới. Đây chính là số vốn cho phép bạn đầu tư vào chứng khoán.

Ví dụ cho phân bổ tiền bạc hàng tháng theo thứ tự ưu tiên:

  1. Chi phí sinh hoạt và nhu cầu cuộc sống trước mắt
  2. Số tiền dự phòng từ 3 – 6 tháng
  3. 10% cho tích lũy lâu dài (bảo hiểm hoặc tiết kiệm)
  4. 10% cho đầu tư (chứng khoán, vàng, v…v..)

Vì thế, mỗi lần bạn có thu nhập thì không nên bỏ ngay vào đầu tư chứng khoán, ngay cả khi có cơ hội tốt. Đừng đi vay tiền để đầu tư, vì khi bạn chưa có kinh nghiệm thực chiến thì rất khó tránh được việc thua lỗ, nợ chồng lên nợ sau này.

Đừng vì việc không có nhiều tiền mà bỏ qua đầu tư nhé. Bạn chỉ cần để dành được vài triệu đồng là đã có thể bắt đầu tham gia chứng khoán được rồi.

Xác định khả năng chịu rủi ro để có mục tiêu đầu tư phù hợp

Rủi ro là 1 khái niệm cốt lõi trong đầu tư chứng khoán.

Khi đã sẵn sàng đầu tư, bạn nên xác định khả năng chịu rủi ro của bản thân.

Xét trường hợp giả định sau: giá cổ phiếu mà bạn đang nắm giữ đang trên đà giảm. Bạn sẽ:

  1. Bán đi để đề phòng giá rớt mạnh? 
  2. Mua thêm để ăn lời nhiều hơn một khi giá lên?

Nếu bạn chọn A, thì khả năng chịu rủi ro của bạn khá mong manh, và bạn nên chọn các sản phẩm chứng khoán ít rủi ro như trái phiếu hay quỹ mở.

Nếu chọn B, thì bạn có thể chịu rủi ro cao, và nên cân nhắc các sản phẩm rủi ro cao nhưng có thể sinh lời cao hơn như cổ phiếu.

Để xác định khả năng rủi ro cho chính xác hơn, bạn cũng nên xét thêm thu nhập, mức sống, và tâm lý trước rủi ro của bản thân.

Trang bị kiến thức cơ bản về sản phẩm chứng khoán

Các sản phẩm chứng khoán phổ biến:

  • Cổ phiếu: rủi ro cao hơn, cần biết đọc báo cáo tài chính, hiểu các chỉ số đầu tư. Lợi nhuận đến từ việc mua thấp bán cao, và cổ tức (nếu có)

  • Quỹ mở: rủi ro thấp hơn cổ phiếu vì cấu trúc sản phẩm vốn đã có sự đa dạng, giúp bạn trải đều rủi ro. Cũng như cổ phiếu, lợi nhuận đến từ chênh lệch giá mua và bán, và cổ tức (nếu có).

  • Trái phiếu: rủi ro thấp hơn quỹ mở và cổ phiếu, vì bạn sẽ có thu nhập từ trái tức định kỳ.

 

Hãy đọc bài Đầu tư chứng khoán là gì để hiểu kỹ hơn về các loại sản phẩm chứng khoán nhé.

 

2. Các bước mua chứng khoán

Bước 1: Tìm hiểu nơi mua chứng khoán

Có 3 hình thức mua chủ yếu:

  • Mua trực tiếp tại công ty phát hành cổ phiếu hoặc công ty quản lý quỹ

  • Mua thông qua công ty môi giới trực tuyến, ví dụ như SSI, Mitrade, VPS, v..v..

  • Mua thông qua người môi giới chứng khoán

 

Khi mua trực tiếp tại công ty phát hành, bạn có thể giảm một số chi phí giao dịch, nhưng sẽ không được tiện lợi, và không có nhiều sự lựa chọn, bằng mua thông qua công ty môi giới trực tuyến.

Các công ty môi giới úy tín đều có nền tảng giao dịch trực tuyến có thể truy cập từ điện thoại hoặc máy tính. Các nền tảng này thu thập các sản phẩm từ nhiều công ty phát hành nên bạn có sẽ có nhiều sự lựa chọn hơn. Đây là hình thức phổ biến nhất. Nên so sánh biểu phí giao dịch khi mua và bán chứng khoán để chọn được công ty có mức phí phù hợp nhất.

Người môi giới chứng khoán có thể cung cấp đầy đủ dịch vụ và tư vấn chuyên môn, nhưng bạn sẽ mất thêm phí dịch vụ.

Bước 2: Tạo tài khoản giao dịch chứng khoán

Sau khi đã chọn được công ty môi giới phù hợp, bạn làm theo hướng dẫn trên nền tảng của họ để tạo tài khoản giao dịch chứng khoán trực tuyến.

Thủ tục đăng ký cần có: 

  • Căn cước công dân hoặc hộ chiếu

  • Tài khoản ngân hàng được liên kết

  • Email cá nhân để đăng ký

 

Một số ngân hàng lớn cũng lập ra nền tảng môi giới chứng khoán để tiện việc chuyển khoản khi mua bán chứng khoán.

Giữ kỹ mật khẩu và email đăng ký cùng các thông tin chuyển khoản để đảm bảo an toàn bảo mật trong quá trình giao dịch bạn nhé.

Bước 3: Chọn sản phẩm chứng khoán

Ban đầu, bảng giá chứng khoán nhiều màu có thể làm cho nhiều người thấy ngợp. Các màu sắc này để thể hiện ý nghĩa sau:

  • Màu vàng: giá tham chiếu (giá đóng cửa của ngày giao dịch gần nhất trước đó)

  • Màu xanh lam: giá khớp lệnh đang cao hơn giá tham chiếu

  • Màu đỏ: giá khớp lệnh đang thấp hơn giá tham chiếu

  • Màu tím: giá trần

  • Màu xanh lá cây: giá sàn

 

Khi giá đang lên so với hôm trước, bạn sẽ thấy màu xanh lam và màu tím.

Khi giá đang xuống so với hôm trước, bạn sẽ thấy màu đỏ và xanh lá cây.

Ngoài ra còn có các chỉ số thị trường quan trọng như:

  • VN-Index

  • VN30-Index

  • VNXAllshare

  • HNX-Index

  • HNX30-Index

  • UPCOM

 

Việc chọn sản phẩm chứng khoán và quyết định mua lúc nào là tùy thuộc vào khả năng chịu rủi ro (đã nói ở trên) và hiểu biết về chứng khoán của bạn.

Ví dụ, để xác định điểm mua cổ phiếu, có 3 bước sau:

  1. Chọn doanh nghiệp: công ty này nên có lợi thế cạnh tranh, có sức khỏe tài chính lành mạnh, có dòng tiền ổn định, có lãnh đạo tốt. Bạn cần đọc báo cáo tài chính, tìm hiểu về công ty từ truyền thông báo chí, và có hiểu biết xã hội.
  2. Học cách định giá công ty bằng các chỉ số: P/E, P/B, P/S, v..v…
  3. Mua khi mức giá trên thị trường thấp hơn so với định giá của bạn từ 30 – 50%

Có nhiều cách lọc cổ phiếu như sau:

  • Phương pháp phân tích cơ bản

  • Phương pháp phân tích kỹ thuật

  • CANSLIM

  • 4M

 

Đầu tư cổ phiếu yêu cầu trình độ cao chính vì những phân tích tài chính như thế này. Vì là người mới, có thể bạn cần phải tập tành đầu tư trái phiếu và quỹ mở để từ từ tích lũy kiến thức chứng khoán, sau đó mới nên đầu tư vào cổ phiếu.

Nhà đầu tư thuần thục cũng có lúc chọn sai và thua lỗ. Xem thêm 1 số kinh nghiệm cho người mới ở phần dưới để tránh các lỗi thường gặp nhé.

Bước 4: Quyết định mua số lượng bao nhiêu

Số lượng bao nhiêu tùy thuộc vào số vốn và số lượng cổ phiếu trong 1 lô.

Sàn chứng khoán Hà Nội HNX bán 1 lô chẵn là 100. Sàn chứng khoán TP.HCM bán 1 lô lẻ là 10.

Số vốn cần có tính như sau: số vốn = giá đơn vị x số lượng trong 1 lô + phí giao dịch.

Thường thì số vốn cho 1 lô giao động từ mấy trăm đến mấy triệu đồng.

Bước 5: Đặt lệnh chứng khoán

Có 2 cách đặt lệnh:

  • Limit Orders: bạn tự đưa ra mức giá, và lệnh mua được thực hiện khi giá cổ phiếu bằng mức giá đó.

  • Market orders: bạn mua với giá thị trường, lệnh mua được thực hiện ngay lập tức.

 

3. Kinh nghiệm đầu tư chứng khoán cho nhà đầu tư mới

Đa dạng hóa danh mục đầu tư

Đừng quá chăm chăm vào việc chọn lọc cổ phiếu của doanh nghiệp nào.

Nên đa dạng hóa danh mục đầu tư ngay từ ban đầu bằng cách đầu tư vào quỹ mở.

Trái phiếu cũng là 1 lựa chọn tốt khi đang còn làm quen cách giao dịch trên sàn chứng khoán.

Cần kiên định với mục tiêu đầu tư

Sau khi mua được sản phẩm ưng ý, nên đặt ra mục tiêu đầu tư cụ thể, ví dụ:

  • Nếu mục tiêu sinh lời là 8%, thì khi giá cổ phiếu tăng vừa đủ thì bạn nên bán ra và chốt lời 8%.

  • Nếu mức cắt lỗ là 5%, thì khi giá cổ phiểu giảm đến mức đó, bạn nên bán ra để cắt lỗ.

 

Đừng hi vọng giá cổ phiếu sẽ có ngày tăng, giúp bạn lời nhiều hơn hoặc bớt lỗ hơn, mà bỏ qua mục tiêu đầu tư nhé. Kiên định với mục tiêu đầu tư của mình sẽ giúp cho bạn thu hồi lại vốn để tiếp tục đầu tư vào các cơ hội tốt hơn. 

Không nên cập nhật tin tức chứng khoán quá thường xuyên

Khi là người mới thì việc cập nhật tin tức quá thường xuyên cũng không giúp bạn ‘khai sáng’ được gì, mà còn nhồi nhét quá nhiều thông tin và làm cho bạn mất ngủ với mỗi biến động nhỏ trên thị trường. Bạn chỉ nên cập nhật thông tin định kỳ, và không để tác động từ đám đông, bạn bè, người thân làm bạn lung lay tâm lý.

Thay vì chăm chăm vào bảng điện, bạn nên bỏ công sức nâng cao kiến thức về chứng khoán để có thể tự mình ra quyết định phù hợp nhất.

>> Đọc thêm các bài viết sau:

Mới tập đầu tư, đừng mắc phải 7 sai lầm dưới đây

5 khuynh hướng hành vi nên tránh để không ảnh hưởng xấu đến quyết định đầu tư

Hakuna Matata - Đừng để lo lắng làm vụt mất cơ hội

 

4. Bắt tay đầu tư chứng khoán ngay để rèn luyện kĩ năng tài chính

Đầu tư chứng khoán tuy còn là mới mẻ so với các loại hình đầu tư khác, nhưng thị trường chứng khoán Việt Nam ngày càng chín chắn và hứa hẹn nhiều lợi nhuận. Kĩ năng đầu tư chứng khoán là một kĩ năng quan trọng để giúp bạn nắm bắt được thời cơ của nền kinh tế đi lên.

Prudential hiện đang có danh mục sản phẩm Bảo hiểm liên kết đầu tư đa dạng, mang đến giải pháp tài chính kết hợp giữa yếu tố bảo vệ cho bạn sự an tâm trước những rủi ro xấu nhất trong cuộc sống, vừa giúp bạn có cơ hội gia tăng tài sản thông qua các Quỹ đầu tư.

  • PRU-ĐẦU TƯ LINH HOẠT: Bảo vệ tài chính trước rủi ro tử vong hoặc thương tật toàn bộ và vĩnh viễn và cơ hội đầu tư gia tăng tài sản với các Quỹ liên kết đơn vị PRUlink

  • PRU-CHỦ ĐỘNG CUỘC SỐNGPRU-AN TÂM TRỌN ĐỜI: Bảo vệ tài chính trước những rủi ro xấu nhất và đầu tư an toàn với lãi suất cam kết từ Quỹ liên kết chung

 

Nếu tiêu chí đầu tư của bạn là an toàn với lãi suất cam kết, các sản phẩm bảo hiểm Liên kết chung sẽ phù hợp với mục tiêu của bạn. Nếu bạn muốn chủ động hơn trong việc lựa chọn Quỹ đầu tư và khả năng chịu rủi ro cao hơn, bạn nên cân nhắc tham gia sản phẩm bảo hiểm Liên kết đơn vị.