Đầu tư tài chính là gì và các hình thức đầu tư
Blog Nhịp Sống Khỏe

Đầu tư tài chính là gì? Các hình thức đầu tư tài chính thông minh

Hiện có rất nhiều hình thức đầu tư khác nhau, tuy nhiên phương án nào sẽ phù hợp với mục tiêu tài chính của bạn? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn đầu tư là gì và chia sẻ một số hình thức đầu tư thông minh. Cùng tìm hiểu nhé!

Đầu tư tài chính là gì?

Đầu tư tài chính là quá trình bạn dùng nguồn lực tài chính để đầu tư vào các sản phẩm tài chính, nhằm tạo ra nguồn thu nhập và lợi nhuận, dựa theo thời gian và khả năng chịu rủi ro của bạn.

1. Đầu tư khác với trò chơi may rủi

Đầu tư tài chính không đơn thuần là cá cược để ăn may lấy lời. Đây là nhận định sai lầm. Các trò may rủi  dựa vào nhiều yếu tố may rủi, và người chơi cũng không cần phải suy nghĩ quá nhiều. Đầu tư tài chính không phải như vậy.

Một nhà đầu tư tài chính trước hết phải có đầu óc lên kế hoạch, đặt mục tiêu cụ thể, học hỏi kiến thức tài chính, khả năng đánh giá tiềm năng, và đo lường rủi ro của một cơ hội đầu tư.

Khi mới  bắt đầu, đương nhiên việc phán đoán chính xác còn nằm ngoài tầm tay, nhưng khi đã trang bị cho mình những kiến thức cũng như kỹ năng cần thiết thì hoàn toàn có khả năng mang về lợi nhuận từ kênh đầu tư đã chọn.

2. Đầu tư khác với đầu cơ

Đầu cơ là tận dụng cơ hội của biến động thị trường, kỳ vọng một sự kiện có thể gây biến động giá hoặc tạo sự khan hiếm, nhằm tích lũy số lượng lớn một loại tài sản, sau đó bán lại với giá cao hơn để hưởng lợi trong thời gian ngắn.

Trong khi đó, đầu tư không chỉ là ngồi đợi cơ hội, mà là dựa trên nghiên cứu, phân tích các xu hướng dài hạn, đồng thời đặt kỳ vọng vào sự tăng trưởng bền vững để tích lũy tài sản trong thời gian dài.

Các hình thức đầu tư tài chính thông minh

Bất kỳ hình thức đầu tư tăng sinh lợi nhuận nào cũng luôn đi cùng với rủi ro. Song mức độ rủi ro cao hay thấp, lợi nhuận ít hay nhiều sẽ phụ thuộc vào loại đầu tư mỗi người lựa chọn.

Các hình thức đầu tư tài chính phổ biến: 

  • Tiết kiệm ngân hàng

  • Đầu tư vàng

  • Chứng khoán: cổ phiếu, trái phiếu, quỹ mở, phái sinh

  • Bất động sản

Bài viết phân loại các hình thức này thành các nhóm dựa theo khả năng có lợi nhuận như sau:

  • Đầu tư tài chính có lãi định kỳ

  • Đầu tư tài chính có lãi từ chênh lệch giá mua bán

Ghi chú: một số hình thức vừa có lãi định kỳ, vừa có lãi từ mua bán, tùy vào chiến lược cụ thể.

1. Đầu tư tài chính có lãi định kỳ

Nhà đầu tư hưởng lãi định kỳ. Lãi có thể bằng tiền mặt hoặc bằng một sản phẩm tài chính có tính thanh khoản – tức có thể mua bán được (ví dụ như hàng hóa, cổ phiếu, v..v…).

 

1.1 Tiết kiệm ngân hàng

Đây là hình thức phổ biến nhất vì độ rủi ro thấp nhất và khá dễ dàng. Tuy nhiên, cần chọn ngân hàng đủ lớn, có độ uy tín, để đảm bảo quyền lợi của bạn.

Vì độ rủi ro thấp nên lãi suất cũng thường khá thấp so với những loại hình đầu tư tài chính khác.

Theo kinh nghiệm của các chuyên gia tài chính thì gửi tiết kiệm thông thường sẽ có thể đảm bảo vốn nhưng không có tiềm năng tăng trưởng vượt bậc như những loại hình khác.

Phù hợp cho:

  • Tích lũy tiền mặt cho chi tiêu lớn như mua nhà, mua xe, đóng học phí, v…v..

  • Tích lũy cho nghỉ hưu

Thu nhập định kỳ đến từ: lãi suất tiết kiệm

1.2 Cho thuê không gian hoặc bất động sản

Cho thuê bất động sản cần bạn đầu tư vào nội thất, môi giới, các dịch vụ như bảo vệ, lau dọn, v…v… nhưng sau đó, bạn có thể có thu nhập khá ổn định từ tiền thuê hàng tháng.

Vị trí rất quan trọng trong loại hình đầu tư này. Tùy vào vị trí đắc địa nhưng ồn ào, hay hẻo lánh nhưng yên tĩnh, bạn có thể gầy dựng nên nhiều loại hình cho thuê khác nhau như ở trọ, văn phòng, giải trí, thư giãn, v…v…

Phù hợp cho:

  • Người có bất động sản từ gia đình, tự mua, hoặc thuê lại từ chủ nhà

  • Người có số vốn đầu tư lớn ban đầu

Thu nhập định kỳ đến từ: tiền thuê nhà/không gian

1.3 Đầu tư trái phiếu

Đây là một trong những hình thức đầu tư chứng khoán khá an toàn. Mới tập tành đầu tư chứng khoán thì bạn nên chọn hình thức này.

Trái phiếu nói đơn giản là 1 khoản nợ bạn cho công ty mượn để làm ăn, khi có doanh thu thì công ty phải trả 1 phần nợ cho bạn. Một trái phiếu có thời hạn từ nửa năm đến mấy năm (thường được tính bằng tháng). Khi đáo hạn, bạn sẽ nhận lại toàn bộ vốn.  

Phù hợp khi:

  • Cần thu nhập định kỳ và nhận lại vốn khi đáo hạn

  • Có số vốn từ mấy triệu đồng

  • Biết cách giao dịch chứng khoán cơ bản: tạo tài khoản, chuyển khoản, giao dịch trực tuyến

Thu nhập định kỳ đến từ: trái tức

1.4 Đầu tư cổ phiếu có trả cổ tức

Cổ phiếu là sản phẩm phổ biến nhất trên thị trường chứng khoán, nhưng không dễ cho người mới, vì khi chưa có kiến thức chứng khoán nào thì khó mà chọn cổ phiếu phù hợp.

Khi bạn mua cổ phiếu của 1 công ty, và công ty làm ăn phát đạt, thì có thể sẽ trả cổ tức cho cổ đông (tức là bạn). Lưu ý là cổ tức thường chỉ được trả khi công ty làm ăn có lời, và công ty có toàn quyền quyết định cổ tức được trả như thế nào.

Cổ tức có thể được trả dưới dạng tiền mặt – đây chính là thu nhập định kỳ của bạn. Còn nếu cổ tức được trả dưới dạng cổ phiếu, thì bạn chỉ có thu nhập khi bán các cổ phiếu này với giá cao hơn.   

Bạn có thể đặt mục tiêu chỉ mua cổ phiếu có trả cổ tức để tăng khả năng có thêm thu nhập. Tham khảo các bài báo sau:

Phù hợp cho:

  • Bạn có kiến thức chứng khoán

  • Thời điểm thuận lợi giúp công ty có lợi nhuận cao và chịu trả cổ tức

Thu nhập định kỳ đến từ: cổ tức

2. Đầu tư tài chính có lãi từ chênh lệch giá mua và bán

Nhà đầu tư hưởng lãi từ quá trình mua thấp bán cao.

2.1 Đầu tư vàng

Đây là cách đầu tư khá dễ hiểu: bạn mua vàng miếng, vàng thỏi tại tiệm vàng lúc giá thấp, và bán lại lúc giá cao.

Vàng thường được ước lượng bằng tiền tệ phổ biến, ví dụ đô la Mỹ. Nhiều người mua vàng để đề phòng lúc kinh tế suy giảm, lạm phát, giá vàng không chỉ giữ vững mà còn tăng.

Vàng không mất đi giá trị qua thời gian và có tính toàn cầu. Vì thế, tính thanh khoản của vàng rất cao. Tuy nhiên, khi mua về thì vàng chỉ nằm đó chứ không cho bạn thu nhập thụ động, và chỉ có lời khi bán ra với giá cao hơn.

Phù hợp cho:

  • Bảo vệ trước biến động kinh tế

  • Có chỗ cất giữ vàng an toàn, có bảo hiểm

2.2 Đầu tư cổ phiếu

Đầu tư cổ phiếu được cho là khá phức tạp nhưng người có vốn nhỏ cũng có thể tham gia, và có khả năng sinh lời bền vững.

Theo lý thuyết, bạn đầu tư bằng cách mua cổ phiếu của công ty có tiềm năng tăng trưởng tốt, đợi giá cổ phiếu đi lên, và bán với giá cao hơn.

Trên thực tế, đầu tư cổ phiếu khá phức tạp vì bạn phải bỏ thời gian học hỏi, phân tích các chỉ số và thông tin về các công ty đang nhắm tới. Bạn phải hiểu sơ về cách vận hành của một doanh nghiệp, có kiến thức nền tảng về kinh tế và luật pháp.

Hơn nữa, giá cả lúc lên lúc xuống nên bạn cần giữ vững mục tiêu cụ thể để không bị ảnh hưởng bởi biến động thị trường.

Mua vào có thể dễ dàng, nhưng biết được khi nào bán ra để chốt lợi nhuận xứng đáng thì khó hơn nhiều.

Phù hợp cho:

  • Người có hiểu biết nhất định về tài chính kinh tế

  • Người có kế hoạch đầu tư cụ thể

  • Bắt đầu từ mấy triệu đồng

  • Người chịu được rủi ro khá cao

2.3 Đầu tư chứng chỉ quỹ

Chứng chỉ quỹ của các quỹ mở được mua bán như cổ phiếu. Quỹ mở là các quỹ nắm giữ cổ phiếu của nhiều công ty có tính chất giống nhau, ví dụ như cùng ngành, cùng khu vực, quy mô hoạt động, v…v….

Vì tính chất đa dạng vốn có nên đầu tư chứng chỉ quỹ được cho là ít rủi ro mà vẫn có tính thanh khoản cao như cổ phiếu.

Phù hợp cho:

  • Nhà đầu tư không chuyên nhưng vẫn chịu được rủi ro nhất định

  • Người muốn đa dạng danh mục đầu tư

  • Người có hiểu biết cơ bản về chứng khoán

2.4 Đầu tư bất động sản

Đầu tư bất động sản cần bạn có kiến thức về bất động sản, kinh tế, hiểu biết xã hội, thường theo dõi tin tức về các dự án phát triển đô thị. Bạn cũng cần có khả năng đánh giá tiềm năng của một dự án bằng nhiều phân tích về chất lượng của chủ đầu tư, vị trí địa lý, và các yếu tố liên quan.

Phù hợp cho:

  • Người có khả năng tài chính mạnh

  • Người có kiến thức về bất động sản

Kinh nghiệm lựa chọn hình thức đầu tư tài chính phù hợp

Nên lựa chọn hình thức đầu tư nào cho phù hợp?

Câu trả lời tùy thuộc vào:

  • Khả năng chịu rủi ro

  • Mục tiêu lợi nhuận

Để từ từ vun đắp các nguồn lực này, bạn nên tập tành đầu tư càng sớm càng tốt. Càng có trình độ và kinh nghiệm đầu tư thì bạn sẽ có nhiều sự lựa chọn hơn. 

 

1. Xác định khả năng chịu rủi ro

Mức độ chấp nhận rủi ro của bạn tùy vào các yếu tố như:

  • Nguồn lực tài chính: thu nhập, tài sản hiện hữu

  • Tâm lý đối mặt trước rủi ro: khi giá rớt thì bạn sẽ mua thêm để lời nhiều hơn, hay sẽ bán ra để tránh mất mát?

  • Khả năng quản lý tài chính: bạn có biết lập kế hoạch chi tiêu hợp lý để có tiền cho đầu tư, và có cách quản lý danh mục đầu tư hiệu quả?

Mức độ chấp nhận rủi ro không nên xác định bằng cảm tính, mà nên dựa trên các yếu tố trên để bạn hiểu rõ giới hạn bản thân, biết điểm dừng, không đốt tiền vào đầu tư.

2. Mục tiêu lợi nhuận

Các hình thức đầu tư có xác suất sinh lời khác nhau. Trước khi nhảy vào đầu tư, bạn nên tìm hiểu mức lợi nhuận thông thường để có kỳ vọng thực tế.

Ví dụ, không thể kỳ vọng lợi nhuận đầu tư vượt bậc từ việc gửi tiết kiệm và mua bảo hiểm, dù là bảo hiểm có liên kết đầu tư. Bởi vì các sản phẩm này không được thiết kế để sinh lời, mà mang tính chất bảo vệ nhiều hơn.

Trong đầu tư, rủi ro thường đi cùng với khả năng sinh lời. Nếu đặt mục tiêu là làm giàu nhanh thì nên hiểu là phải chấp nhận rủi ro cao, và sẽ không phù hợp với một số loại hình đầu tư cần nhiều thời gian.

Prudential là công ty bảo hiểm nhân thọ uy tín với nhiều sản phẩm bảo hiểm nhân thọ phục vụ cho nhiều phân khúc khách hàng với nhiều nhu cầu khác nhau. Nếu bạn có nhu cầu vừa được bảo vệ khỏi những rủi ro xấu nhất trong cuộc sống và vừa muốn tích luỹ và đầu tư  thì đây là một vài sản phẩm phù hợp cho bạn:

  • PRU-CHỦ ĐỘNG CUỘC SỐNG: Bảo vệ tài chính trước rủi ro tử vong và thương tật toàn bộ và vĩnh viễn. Đầu tư an toàn với lãi suất đầu tư từ Quỹ liên kết chung, không thấp hơn mức lãi suất tối thiểu cam kết.

  • PRU-ĐẦU TƯ LINH HOẠT: Bảo vệ tài chính trước rủi ro tử vong hoặc thương tật toàn bộ và vĩnh viễn và cơ hội gia tăng tài sản với 6 Quỹ PRUlink