Quản lý danh mục đầu tư
Blog Nhịp Sống Khỏe

Quản lý danh mục đầu tư cho rủi ro thấp, lợi nhuận cao

Đối với các nhà đầu tư đang nắm giữ một số sản phẩm thì việc quản lý danh mục đầu tư rất cần thiết để gia tăng tỷ suất lợi nhuận. Vậy danh mục đầu tư là gì và vì sao phải quản lý theo mức độ rủi ro? Cùng Prudential tìm hiểu nhé.

 

1. Danh mục đầu tư là gì?

 

Danh mục đầu tư là một giỏ hàng có nhiều sản phẩm đầu tư khác nhau, như cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ, vàng, bất động sản, v..v…

Bất kỳ danh mục đầu tư nào cũng đều có độ rủi ro của nó. Danh mục đầu tư càng đa dạng thì càng được cho là có độ rủi ro thấp, bởi vì rủi ro được trải đều thị trường, giúp cho nhà đầu tư giảm thiểu thua lỗ khi một phần thị trường tụt dốc và một phần khác đi lên.

Vì thế, quản lý danh mục đầu tư tức là việc theo dõi sự lên xuống của các sản phẩm thành viên, từ đó cân bằng lại tỷ trọng khi thị trường có biến động, giữ nguyên độ rủi ro đúng như mục tiêu đầu tư đã đề ra.  

2. Các loại danh mục đầu tư phổ biến

 

Bất kỳ danh mục đầu tư nào cũng đều có độ rủi ro của nó. Độ rủi ro được đánh giá dựa vào tỷ trọng của mỗi sản phẩm đầu tư trong danh mục đó.

 

3. Danh mục đầu tư an toàn

Danh mục này thường có nhiều trái phiếu, tiết kiệm, chứng chỉ quỹ. Với độ rủi ro thấp, tỷ suất lợi nhuận hứa hẹn cũng thấp, nhưng ít chịu tác động của thị trường. Danh mục có thể phù hợp cho những ai muốn bảo toàn vốn, ngại mạo hiểm.

4. Danh mục đầu tư theo thu nhập

Danh mục đầu tư theo thu nhập tập trung nhiều cổ phiếu có trả cổ tức ổn định, hoặc trái phiếu có trả trái tức lãi cao. Loại danh mục này khá giống với danh mục đầu tư an toàn, với tỷ suất lợi nhuận hấp dẫn hơn một tý, nhưng có thể bỏ qua những cơ hội mua bán tốt và chỉ quan tâm đến thu nhập từ đầu tư.

5. Danh mục đầu tư mạo hiểm

Ngược lại với danh mục đầu tư an toàn, danh mục đầu tư mạo hiểm có nhiều cổ phiếu trong các ngành mới nổi, các công ty mới lên sàn. Ngoài ra còn có thêm chứng khoán phái sinh. Rủi ro cao nhưng tỷ suất lợi nhuận cũng có thể rất cao. Do rất nhạy cảm với biến động thị trường nên danh mục phù hợp cho những ai có khả năng chịu rủi ro cao, có trình độ tài chính để nhạy bén ‘lướt sóng’ cùng thị trường.

6. Danh mục đầu tư đầu cơ

Đây là danh mục cực kỳ mạo hiểm và ngắn hạn, cần các nhà đầu tư thận trọng và có trình độ cao. Nhà đầu tư có thể mua bán trong ngày số lượng lớn cổ phiếu đang có biến động lớn, ăn lời từ chênh lệch nhất thời.

 

7. Vì sao nên quản lý danh mục đầu tư?

Thị trường chứng khoán luôn luôn biến động. Sau khi bạn xây dựng được một danh mục đầu tư đúng mục tiêu, thì các sản phẩm bạn nắm giữ không ‘đóng băng’ ở đó. Giá trị của chúng sẽ lên xuống liên tục theo thị trường và nền kinh tế. Qua một khoảng thời gian, bạn cần điều chỉnh lại phân bổ tài sản để kiểm soát rủi ro.

Giả sử cổ phiếu của ngành du lịch chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ, khoảng 5% tổng danh mục. Tuy nhiên, sau một năm các công ty trong ngành làm ăn khấm khá, thì giá cổ phiếu đã lên giá rất nhanh, chiếm tỷ trọng là 25% danh mục của bạn, còn cao hơn tỷ trọng các sản phẩm khác.

Tuy nhiên, mục tiêu đầu tư của bạn là an toàn, và cổ phiếu du lịch vẫn được cho là có độ rủi ro cao. Tỷ trọng cổ phiếu lên cao sẽ kéo theo độ rủi ro của danh mục cũng tăng cao. Bạn có thể xem xét giảm tỷ trọng cổ phiếu này, hoặc điều chỉnh độ rủi ro mà mình chấp nhận được.

Nói đơn giản, quản lý danh mục đầu tư để bạn cân đối độ rủi ro, đảm bảo một danh mục đa dạng và đúng với mục tiêu đầu tư đã đề ra.

Hơn thế nữa, việc quản lý danh mục định kỳ giúp cho bạn kiểm soát được tài sản đang đầu tư, nắm rõ tình trạng lỗ lãi để linh hoạt điều chỉnh chiến lược đi đúng hướng.   

8. Các phương pháp xây dựng danh mục đầu tư để quản trị tốt rủi ro

 

 

Cốt lõi của việc quản trị tốt rủi ro là xây dựng một danh mục đầu tư đa dạng, và đúng với mục tiêu đầu tư đề ra.

Có nhiều cách đa dạng hóa, theo các tiêu chí sau:

  • Theo loại sản phẩm

  • Theo ngành

  • Theo địa lý

  • Theo thời điểm đầu tư

9. Đa dạng theo loại sản phẩm

Danh mục đầu tư chứng khoán đa dạng nên có đủ các loại sản phẩm phổ biến như cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ. Ngoài ra, khi khả năng tài chính cho phép, vàng và bất động sản cũng có thể trở thành một phần trong danh mục của bạn.

Cổ phiếu thường có độ rủi ro cao nhất, trái phiếu là thấp nhất, và chứng chỉ quỹ thường ở giữa. Trái phiếu sẽ cho bạn nguồn thu nhập định kỳ, còn chứng chỉ quỹ và cổ phiếu chỉ hiện thực hóa lãi lỗ khi bạn giao dịch.  Đừng quên tìm hiểu cổ phiếu có trả cổ tức nữa nhé.

10. Đa dạng theo ngành

Đầu tư vào quỹ mở các công ty hàng đầu Việt Nam có thể là cách dễ dàng nhất để bạn đa dạng theo ngành, vì chỉ cần một lô chứng chỉ quỹ là bạn đã mua vào một loạt cổ phiếu từ các công ty đầu ngành. Tuy nhiên, bạn nên xem xét thêm cụ thể các công ty này là ngành gì, để có thể mua bổ sung cổ phiếu hoặc trái phiếu các ngành có tiềm năng nhưng chưa được bao gồm.

Ví dụ, nếu trong quỹ mở không có ngành giáo dục, và bạn cho rằng giáo dục có tiềm năng lớn, thì bạn nên tìm mua thêm sản phẩm của các công ty trong ngành này nhé.

11. Đa dạng theo địa lý

Nên tìm hiểu khu vực hoạt động của các doanh nghiệp trong danh mục của mình. Có quá nhiều doanh nghiệp tụ tập ở một vùng miền của đất nước hay không? Kinh tế cả nước có chỗ khá chỗ lao đao, nên bạn cần cân nhắc đầu tư cho các doanh nghiệp trên khắp cả nước.

12. Quản lý danh mục đầu tư hiệu quả để cân đối rủi ro, tối ưu lợi nhuận

Tóm lại, phương pháp quản lý danh mục đầu tư đa dạng có thể đảm bảo độ rủi ro trải đều khắp các ngành, vùng miền, sản phẩm.

Hơn thế nữa, nhà đầu tư có kinh nghiệm sẽ không chỉ mua càng đa dạng càng tốt, mà còn đánh giá xem các doanh nghiệp này có mối tương quan mật thiết với nhau hay không.

Ví dụ, trong những năm đại dịch, ngành du lịch đóng cửa đã ảnh hưởng đến hàng không, vận tải, vì thế, tuy nắm giữ cổ phiếu của hai ngành khác nhau, nhưng vì mối tương quan mật thiết, độ rủi ro của bạn có thể còn bị nhân đôi.

Vì thế, khi đã có kinh nghiệm, bạn nên xem xét kỹ mối tương quan giữa các ngành đã đầu tư để cân chỉnh cho đúng hướng nhé.

 

Tham gia bảo hiểm liên kết đơn vị cũng là một cách để đa dạng hoá danh mục đầu tư. Đây là loại hình bảo hiểm nhân thọ kết hợp hai yếu tố: (1) bảo vệ trước rủi ro tử vong hoặc thương tật toàn bộ và vĩnh viễn và (2) có cơ hội đầu tư gia tăng tài sản  với các Quỹ liên kết đơn vị. Hiện Prudential có sản phẩm bảo hiểm liên kết đơn vị rất được yêu thích là PRU-ĐẦU TƯ LINH HOẠT.

Khi tham gia sản phẩm bảo hiểm này, người tham gia sẽ có cơ hội đầu tư vào 6 Quỹ liên kết đơn vị của Prudential có tên là PRUlink, với rủi ro từ cao đến rất thấp tuỳ thuộc vào mức độ chấp nhận rủi ro của khách hàng lần lượt là: Quỹ Prulink Cổ phiếu Việt Nam, Quỹ Prulink Tăng Trưởng, Quỹ Prulink Cân Bằng, Quỹ Prulink Bền Vững, Quỹ Prulink Trái Phiếu Việt Nam và Quỹ Prulink Bảo Toàn. Các Quỹ PRUlink được quản lý bởi đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm từ Công ty TNHH Quản lý Quỹ Eastspring Investments.

Để người tham gia chủ động hơn trong việc quản lý các danh mục đầu tư của mình, sản phẩm cho phép người tham gia:

  • Lựa chọn một hoặc kết hợp nhiều Quỹ trong 6 Quỹ PRUlink tuỳ vào khẩu vị rủi ro

  • Tuỳ chọn thay đổi tỷ lệ đầu tư

  • Đầu tư thêm lên đến 10 lần Phí bảo hiểm cơ bản của năm hợp đồng đầu tiên

  • Miễn phí hoán đổi 1 phần hoặc 100% giá trị của quỹ hiện tại trong cùng 1 tài khoản

  • Rút tiền linh hoạt mà không bị mất phí để thực hiện những mục tiêu ngắn hạn.

 

Tìm hiểu thêm thông tin chi tiết quyền lợi, điều kiện và giới hạn chi trả, điều khoản loại trừ của sản phẩm PRU-ĐẦU TƯ LINH HOẠT để đầu tư hiệu quả hơn nhé.