Nên đầu tư cổ phiếu hay trái phiếu
Blog Nhịp Sống Khỏe

Nên đầu tư cổ phiếu hay trái phiếu: Lựa chọn nào tốt nhất?

Nếu đang tìm kiếm một hình thức đầu tư sinh lời hiệu quả, chắc chắn bạn sẽ nghĩ tới 2 lựa chọn đầu tiên là cổ phiếu và trái phiếu. Tuy nhiên, bạn không biết nên đặt tiền vào đâu - cổ phiếu với tiềm năng tăng trưởng cao nhưng rủi ro cũng cao hay trái phiếu với lợi nhuận ổn định nhưng tiềm năng tăng trưởng không quá cao.

Trong bài viết này, Prudential sẽ cùng bạn so sánh cổ phiếu và trái phiếu để tìm ra đáp án cho câu hỏi: "Nên đầu tư cổ phiếu hay trái phiếu". Hãy theo dõi và tham khảo nhé!

 

Khái niệm cổ phiếu và trái phiếu

1. Cổ phiếu là gì?

Cổ phiếu - không còn xa lạ với nhiều người, nhưng để hiểu đúng và đầy đủ về nó thì không phải ai cũng biết. Cổ phiếu là một phần nhỏ từ vốn điều lệ của một công ty cổ phần. Khi bạn mua cổ phiếu của một công ty, đồng nghĩa bạn đang mua một "phần" của công ty đó và trở thành một cổ đông.

Cổ đông được hưởng quyền lợi nhận cổ tức, là phần lợi nhuận mà công ty chia cho các cổ đông. Cổ tức có thể được chia dưới dạng tiền mặt hoặc cổ phiếu. Ngoài ra, cổ đông cũng có quyền tham gia vào việc quyết định chính sách và hướng đi của công ty, thông qua việc bầu chọn trong các cuộc họp cổ đông.

Tuy nhiên, cổ phiếu cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro vì mức giá có thể tăng hoặc giảm tùy thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm tình hình kinh doanh của công ty, tình hình kinh tế vĩ mô và tâm lý của các nhà đầu tư (NĐT). Do đó, việc đầu tư vào cổ phiếu đòi hỏi sự hiểu biết về thị trường và công ty đó, cũng như khả năng nhận biết và chấp nhận rủi ro của bản thân NĐT.

Khi mua cổ phiếu của một công ty, bạn trở thành một cổ đông của công ty đó - đồng nghĩa sở hữu một phần của công ty.

>> Bài viết liên quan: Đầu tư cổ phiếu là gì? 5 mẹo giúp đầu tư cổ phiếu an toàn

2. Trái phiếu là gì?

Trái phiếu là một loại giấy tờ chứng nhận về việc cho vay tiền mà người mua trái phiếu sẽ trở thành người cho vay - còn người phát hành trái phiếu là người mượn. Khi một tổ chức hoặc chính phủ cần tăng nguồn vốn, họ có thể phát hành trái phiếu để huy động vốn từ công chúng.

Người mua trái phiếu sẽ nhận được số tiền gốc và lãi suất đã được quy định từ trước trong một khoảng thời gian nhất định (thời hạn của trái phiếu). Chúng được gọi là Lãi suất coupon, được chi trả theo định kỳ hàng tháng hoặc hàng năm.

Trái phiếu có thể được mua và bán trên thị trường chứng khoán giống như cổ phiếu và giá của chúng có thể tăng hoặc giảm dựa trên nhiều yếu tố như lãi suất, tình hình kinh tế và khả năng tài chính của người phát hành trái phiếu.

Trái phiếu thường được xem là hình thức đầu tư an toàn hơn cổ phiếu, vì có lãi suất cố định và thời hạn trả nợ cụ thể. Tuy nhiên, trái phiếu cũng có rủi ro riêng như: không trả nợ (phá sản) và rủi ro lạm phát (nếu lãi suất trái phiếu thấp hơn tỷ lệ lạm phát thì giá trị thực của khoản đầu tư sẽ giảm). Đồng thời, tiềm năng sinh lợi từ trái phiếu thường thấp hơn cổ phiếu, đặc biệt khi thị trường tăng giá.

>> Xem thêm: Quỹ đầu tư trái phiếu là gì và những thông tin cơ bản cần biết

Điểm giống và khác nhau giữa cổ phiếu và trái phiếu

Để đưa ra quyết định nên đầu tư cổ phiếu hay trái phiếu thì bạn cần nắm rõ đặc điểm giống và khác nhau giữa 2 hình thức này để có cái nhìn rõ hơn trước khi lựa chọn đầu tư.

1. Điểm giống nhau

Mặc dù khác nhau về hình thức đầu tư sinh lời, nhưng cổ phiếu và trái phiếu vẫn có những điểm tương đồng dưới đây:

  • Là loại hình đầu tư chứng khoán mà NĐT phải bỏ vốn ra mua để có quyền sở hữu.

  • Các NĐT phải đối mặt với rủi ro khi tổ chức phát hành hay công ty gặp khó khăn về tài chính hoặc phá sản.

  • NĐT có thể bán hoặc chuyển nhượng để thu hồi vốn bất kỳ lúc nào.

  • Cả 2 hình thức đều tiềm ẩn rủi ro về thanh khoản - nghĩa là NĐT không thể bán cổ phiếu hay trái phiếu ngay lập tức với mức giá như kỳ vọng.

  • Tổ chức phát hành và các NĐT cần tuân theo những quy định chung của thị trường chứng khoán và quy định của Bộ Tài chính, Nhà nước.

 

2. Điểm khác nhau

Bên cạnh những điểm tương đồng kể trên thì cổ phiếu và trái phiếu sẽ có những điểm khác biệt rõ rệt như sau:

a. Chủ thể phát hành

  • Cổ phiếu: Công ty cổ phần.

  • Trái phiếu: Chính phủ, Doanh nghiệp.

 

b. Bản chất

  • Cổ phiếu nghĩa là chứng khoán vốn - người mua cổ phiếu sẽ trở thành một phần của công ty, mang mục đích tăng vốn cho chủ sở hữu công ty.

  • Trái phiếu nghĩa là chứng khoán nợ - người giữ trái phiếu sẽ trở thành chủ nợ của công ty, không làm tăng vốn của chủ sở hữu công ty.

 

c. Lãi suất

  • Cổ phiếu không có lãi suất.

  • Trái phiếu có 2 loại lãi suất chính là trả lãi định kỳ và không định kỳ.

 

d. Nguồn trả lãi của Doanh nghiệp

  • Cổ phiếu: Nguồn trả cổ tức được trích từ lợi nhuận sau thuế.

  • Trái phiếu: Là khoản chi phí trước thuế, được khấu trừ khi tính thuế.

 

e. Thời gian đáo hạn

  • Cổ phiếu không có thời gian xác định. Chừng nào bạn còn cầm cổ phiếu, bạn còn có cơ hội sinh lời.

  • Còn trái phiếu có thời hạn xác định do doanh nghiệp/Chính phủ quy định.

 

f. Lợi nhuận

  • Cổ phiếu sẽ phụ thuộc chính vào lợi nhuận của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp kinh doanh phát đạt thì cổ đông sẽ được trả lợi tức cao, đồng thời cổ phiếu nắm giữ càng có giá trị và ngược lại.

  • Trái phiếu chỉ có một mức giá cố định kèm với mức lãi suất đã quy định ban đầu.

 

g. Quyền lợi đi kèm

  • Người mua cổ phiếu sẽ nắm một phần quyền sở hữu của doanh nghiệp. Do đó, các cổ đông có một số quyền điều hành nhất định trong doanh nghiệp như: họp hội đồng hay bỏ phiếu bầu cử các chức vụ trong ban quản trị. Đồng thời, nếu cổ đông sở hữu càng nhiều cổ phiếu thì quyền lợi được hưởng sẽ càng nhiều.

  • Người mua trái phiếu là người cho vay, nên sẽ không có bất kỳ các quyền điều hành tương tự.

 

h. Khả năng phát hành

  • Cổ phiếu: Góp phần làm tăng vốn điều lệ của doanh nghiệp và thay đổi cơ cấu cổ phần của tất cả cổ đông hiện hữu.

  • Trái phiếu: Tăng vốn vay cho doanh nghiệp nhưng không làm thay đổi cơ cấu cổ phần của tất cả cổ đông hiện hữu.

 

>> Xem thêm: Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn cho người có kinh nghiệm

Nên đầu tư cổ phiếu hay trái phiếu?

Việc lựa chọn đầu tư vào cổ phiếu hay trái phiếu phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm mục tiêu tài chính, khả năng chấp nhận rủi ro, và thời gian đầu tư. Dưới đây là một số điều bạn cần xem xét:

  • Mục tiêu tài chính: Nếu mục tiêu của bạn là tăng trưởng vốn, thì cổ phiếu chính là lựa chọn tốt nhất vì chúng có tiềm năng tăng giá cao. Tuy nhiên, nếu mục tiêu của bạn là tạo ra một nguồn thu nhập ổn định, thì trái phiếu có thể phù hợp hơn vì chúng có khoản thanh toán lãi suất cố định.

  • Khả năng chấp nhận rủi ro: Nếu bạn có thể chấp nhận mức độ rủi ro cao để có cơ hội nhận được lợi nhuận cao thì nên đầu tư vào cổ phiếu. Nếu bạn lo sợ rủi ro, thì đầu tư vào trái phiếu sẽ là một lựa chọn tốt hơn.

  • Thời gian đầu tư: Nếu bạn có kế hoạch đầu tư dài hạn, cổ phiếu thường mang lại lợi nhuận tốt hơn so với trái phiếu. Tuy nhiên, nếu bạn muốn sinh lời trong một thời gian ngắn, hãy chọn trái phiếu vì chúng thường ít biến động hơn so với cổ phiếu.

 

Vậy, nên đầu tư cổ phiếu hay trái phiếu? Câu trả lời tùy thuộc vào nhu cầu, mục tiêu tài chính và mức độ chịu rủi ro khác nhau của từng người. Nếu bạn là một NĐT thích sự an toàn, thì trái phiếu chính là lựa chọn tốt để nhận phần lãi đều đặn. Trong khi đó, cổ phiếu sẽ phù hợp với những NĐT giàu kinh nghiệm và am hiểu sâu sắc về thị trường để có thể phán đoán và đưa ra các quyết định đúng đắn vào từng thời điểm khác nhau.

Nếu bạn có khả năng chấp nhận rủi ro cao để tăng sinh lợi nhuận cao thì hãy đầu tư vào cổ phiếu

Ngoài ra, một phương pháp phổ biến để có cơ hội đạt được mục tiêu đầu tư là sự đa dạng hóa bằng cách tham gia Sản phẩm bảo hiểm liên kết đơn vị PRU-ĐẦU TƯ LINH HOẠT với các quỹ liên kết đơn vị của Prudential. Khi tham gia loại sản phẩm này, ngoài quyền lợi bảo vệ tài chính trước các rủi ro, khách hàng còn có cơ hội gia tăng tài sản thông qua việc đầu tư vào các quỹ PRUlink.

>> Xem thêm: Danh mục đầu tư là gì? Vì sao cần đa dạng hóa danh mục đầu tư?

Đặc biệt, các quỹ PRUlink được quản lý bởi đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm của công ty TNHH Quản lý Quỹ Eastpring Investment. Chính vì thế, các NĐT có thể an tâm và ủy thác vốn cho công ty bảo hiểm để đầu tư. Thêm vào đó, cách vận hành của các quỹ PRUlink đều tuân theo quy định của pháp luật.

Người tham gia có quyền lựa chọn một hoặc nhiều quỹ trong 6 quỹ PRUlink (quỹ PRUlink Cổ phiếu Việt Nam, quỹ PRUlink Tăng Trưởng, quỹ PRUlink Cân bằng, quỹ PRUlink Bền vững, quỹ PRUlink Trái phiếu Việt Nam, quỹ PRUlink Bảo toàn) tùy thuộc vào mức độ chấp nhận rủi ro của bản thân để đầu tư vào trái phiếu, cổ phiếu hay tiền gửi và hưởng lợi nhuận theo kết quả của quỹ liên kết đơn vị đã chọn.

Nhìn chung, việc tham gia sản phẩm bảo hiểm liên kết đơn vị không chỉ mang đến cho khách hàng giải pháp đầu tư với cơ hội gia tăng tài sản mà còn được hưởng các quyền lợi bảo vệ trước những rủi ro không lường trước trong cuộc sống như tử vong/Thương tật toàn bộ và vĩnh viễn.

Tóm lại, việc lựa chọn giữa việc đầu tư vào cổ phiếu hay trái phiếu không phải là một quyết định đơn giản và có thể thay đổi tùy thuộc vào từng cá nhân, mục tiêu tài chính và sự chịu đựng rủi ro của họ. Dù lựa chọn hình thức nào, bạn cũng nên trang bị trước kiến thức về đầu tư, tài chính, đánh giá công ty và tìm hiểu về cách hoạt động của từng kênh đầu tư. Việc trang bị kiến thức đầy đủ sẽ bạn giúp bạn giảm thiểu rủi ro và đầu tư hiệu quả hơn.

Bên cạnh đó, việc tham gia Sản phẩm bảo hiểm Liên kết đơn vị PRU-ĐẦU TƯ LINH HOẠT với các quỹ đầu tư PRUlink cũng là một lựa chọn hợp lý để đa dạng hóa danh mục đầu tư của bạn, tăng cơ hội đạt được mục tiêu đầu tư. Thêm vào đó, những quyền lợi bảo hiểm hấp dẫn giúp bạn an tâm hơn trong cuộc sống.

Nếu bạn quan tâm đến các Sản phẩm bảo hiểm Liên kết đơn vị của Prudential - vui lòng để lại thông tin tại đây, Prudential sẵn sàng tư vấn và giải đáp mọi thắc mắc của bạn.

Nhận tư vấn miễn phí về gói bảo hiểm phù hợp

Hãy để lại thông tin bên dưới, chuyên viên tài chính Prudential sẽ liên hệ với bạn trong thời gian sớm nhất
* Là các thông tin bắt buộc
Thông tin chưa hoàn thành Vui lòng nhập đủ các thông tin bắt buộc

* Là các thông tin bắt buộc

Nhập thông tin của bạn

Chọn thành phố

Bằng việc đánh dấu vào ô ngay cạnh bên, Tôi xác nhận đã đọc, hiểu và biết rõ Chính Sách Bảo Mật Thông Tin của Prudential và đồng ý để Prudential liên hệ cho mục đích tư vấn, tiếp thị, giới thiệu sản phẩm, quảng cáo và khuyến mại như quy định chi tiết tại Chính Sách Bảo Mật Thông Tin.

Đăng ký tư vấn bảo hiểm nhân thọ Prudential ngay hôm nay