Tập trung tuyệt đối cho hiệu quả tuyệt đỉnh
Blog Nhịp Sống Khỏe

Tập trung tuyệt đối cho hiệu quả tuyệt đỉnh

Khó tập trung là vấn đề không của riêng ai. Tuy nhiên, nếu để tình trạng này kéo dài, nó sẽ gây ảnh hưởng nhiều đến công việc ở hiện tại và thành công ở tương lai. Trong bài viết này, Prudential sẽ đưa ra một số nguyên nhân cũng như một số giải pháp để rèn luyện khả năng tập trung và làm việc hiệu quả hơn.

Các dấu hiệu cho thấy bạn rất dễ mất tập trung

 

Bạn vốn định mở máy tính để tìm kiếm thông tin cho bản báo cáo nhưng rốt cuộc lại mất cả tiếng đồng hồ chỉ để lướt mạng xã hội. Bạn thường xuyên bị gián đoạn trong khi làm việc chỉ vì mải mê kiểm tra tin nhắn từ điện thoại. Đó đều là những trường hợp thường gặp nhất ở một người dễ mất tập trung. Ngoài ra, còn có một số dấu hiệu khác như:

  • Không thể nhớ được mình cần làm gì và thường xuyên lặp lại các lỗi sai nhỏ dẫn đến kết quả công việc không được hoàn thiện như mong muốn. Một ví dụ thường thấy nhất là bạn sẽ dễ bỏ lỡ các cuộc họp nếu không được nhắc nhở trước.

  • Thường xuyên lo ra, dễ bị căng thẳng và không thể hoàn thành công việc đúng hạn.

  • Mất nhiều thời gian khi phải lựa chọn hoặc đưa ra quyết định vì bạn có rất nhiều thứ phải suy nghĩ trong đầu. Mọi vấn đề cứ chồng chéo lên nhau khiến bạn chẳng thể tập trung 100% công sức cho việc lựa chọn ở hiện tại.

  • Thường xuyên mệt mỏi, uể oải, thiếu năng lượng để làm một việc gì

  • Không thể nhanh chóng tiếp thu, tiếp nhận thông tin mới

 

Lý do vì sao bạn dễ mất tập trung?

Để tìm được cách cải thiện khả năng tập trung phù hợp thì trước tiên bạn cần phải hiểu được nguyên nhân vì sao mình lại gặp tình trạng này.

Lối sống không lành mạnh

Việc quá phụ thuộc vào công nghệ hay thường xuyên để các trang mạng xã hội chi phối là thói quen sống kém lành mạnh mà rất nhiều người trẻ hiện nay đang mắc phải. Bên cạnh đó, việc ăn uống và sinh hoạt thiếu kiểm soát, thiếu khoa học như thức khuya dậy muộn, lười vận động,.. cũng là nguyên nhân khá phổ biến có thể gây nên nhiều vấn đề sức khỏe lâu dài. Tất cả những yếu tố trên đều là những nguyên nhân khiến cuộc sống của bạn bị mất cân bằng. Chúng sẽ dần “gặm nhấm” cơ thể và tinh thần của bạn, khiến bạn thường xuyên mệt mỏi và không thể tập trung theo ý muốn.

Không có hứng thú với việc đang làm

Bên cạnh lối sống không lành mạnh thì việc ép bản thân làm những việc mà mình không thích hay những việc không thể cho bạn hứng thú cũng là lý do khiến bạn dễ mất tập trung. Đây vốn là một phản xạ tự nhiên của não bộ, khi đối diện với những yếu tố nhàm chán thì não sẽ tự động tìm kiếm các hoạt động hoặc tạo nên những suy nghĩ sôi động hơn. Thời điểm bạn đắm chìm trong những ý tưởng thú vị kia cũng là lúc bạn dần mất tập trung với việc đang cần giải quyết.

Tác dụng phụ của thuốc 

Một số loại thuốc, đặc biệt là thuốc kháng cholinergic (hợp chất có tác dụng ức chế chất dẫn truyền thần kinh, được dùng để điều trị bệnh mất tự chủ, trầm cảm, dị ứng,...), có thể làm chậm tốc độ ghi nhận thông tin và khiến bạn suy nghĩ không được tỉnh táo.

Căng thẳng kéo dài

Căng thẳng, lo âu kéo dài cũng gây ra tình trạng mất tập trung ở não bộ. Nguyên nhân là vì những cơn lo âu, sợ hãi thái quá sẽ kéo bạn “rời khỏi” giây phút hiện tại, trong đầu bạn chỉ hiện lên những câu chuyện, viễn cảnh khiến bạn lo lắng, dù có cố gắng nhưng những suy nghĩ đó cứ tiếp tục lặp đi lặp lại. Kết quả là bạn rất khó để tập trung nghe người khác nói gì hay tập trung vào công việc hiện tại.

Mắc bệnh lý thần kinh

Có những bệnh lý thần kinh sẽ làm giảm khả năng tập trung của người bệnh có thể kể đến như: hội chứng mất ngủ kéo dài (insomnia), rối loạn tăng động/ giảm chú ý ở người lớn (adult ADHD), rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD),… Nguyên do vì những căn bệnh này đều sẽ tác động trực tiếp lên não bộ và hệ thần kinh của người bệnh. Từ đó, người mắc bệnh sẽ thường xuyên cảm thấy dễ bị chi phối bởi những yếu tố xung quanh và không thể nào tập trung vào việc mà mình cần phải hoàn thành. Đối với trường hợp này, bạn nên gặp bác sĩ tâm lý để được hướng dẫn điều trị hiệu quả và khoa học nhất.

“Bí kíp” tập trung tuyệt đối và đạt được hiệu quả tuyệt đỉnh 

Sau khi đã biết được nguyên nhân, sau đây là một số bí kíp để giúp bạn tăng khả năng tập trung của bản thân.

Tập thiền và tập xem giờ

Thiền nói nôm na là phương pháp ngồi yên, thả lỏng cơ thể, tập trung chú ý vào hơi thở, buông bỏ những suy nghĩ lộn xộn bên trong, giúp cân bằng thân tâm trí. Đếm giờ là phương pháp tập trung suy nghĩ vào một điểm cố định trong một khoảng thời gian nhất định.

Điểm chung của hai phương pháp này là giúp cho tâm trí của bạn được nghỉ ngơi hoàn toàn trong một khoảng thời gian ngắn. Sau quãng nghỉ này, tâm trí của bạn sẽ trở nên thoải mái và tươi mới hơn. Nhờ đó mà não bộ sẽ dần tăng khả năng tập trung và giúp bạn quay trở lại guồng công việc của mình một cách hiệu quả hơn.

Áp dụng quy tắc thêm 5

Khi bạn đang có ý định bỏ cuộc trong lúc làm việc thì hãy tự nhủ với bản thân rằng “Hãy cố thêm 5 phút nữa thôi”. Sau 5 phút này, bạn sẽ dần quay trở lại với guồng làm việc của bản thân và thậm chí việc này còn giúp bạn chú tâm hơn rất nhiều so với ban đầu.

Sử dụng các thiết bị số đúng cách

Đừng tốn thời gian và công năng của điện thoại, máy tính bảng chỉ để lướt mạng xã hội. Thay vào đó, bạn có thể cài đặt các ứng dụng giúp quản lý thời gian, nhắc nhở và sắp xếp công việc một cách khoa học cho bản thân ngay trên chính những thiết bị này mỗi ngày.

Chơi thể thao, đọc sách và ngủ nhiều hơn

Bạn có thể chơi bất kỳ môn thể thao nào mà mình yêu thích như: cầu lông, quần vợt, bơi lội,... Việc tập thể thao thường xuyên sẽ giúp cơ thể và não bộ phối hợp nhịp nhàng hơn, từ đó giúp bạn tập trung hơn. Ngoài ra, các nhà khoa học cũng đã gợi ý một phương pháp giúp gia tăng sự tập trung là đọc sách giấy 30 phút mỗi ngày và ngủ đủ 8 tiếng mỗi ngày.

Lời kết

Mất tập trung kéo dài không chỉ khiến cuộc sống bị đảo lộn mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe tinh thần của bạn. Chính vì vậy, bạn cần phải nghiêm khắc với bản thân hơn, kiên trì rèn luyện khả năng tập trung của bản thân bằng 4 bí kíp trên để cải thiện năng suất và chất lượng làm việc của bản thân mỗi ngày.

Sản phẩm tham khảo

Nhận tư vấn miễn phí về gói bảo hiểm phù hợp

Hãy để lại thông tin bên dưới, chuyên viên tài chính Prudential sẽ liên hệ với bạn trong thời gian sớm nhất
* Là các thông tin bắt buộc
Thông tin chưa hoàn thành Vui lòng nhập đủ các thông tin bắt buộc

* Là các thông tin bắt buộc

Nhập thông tin của bạn

Chọn thành phố

Bằng việc đánh dấu vào ô ngay cạnh bên, Tôi xác nhận đã đọc, hiểu và biết rõ Chính Sách Bảo Mật Thông Tin của Prudential và đồng ý để Prudential liên hệ cho mục đích tư vấn, tiếp thị, giới thiệu sản phẩm, quảng cáo và khuyến mại như quy định chi tiết tại Chính Sách Bảo Mật Thông Tin.

Đăng ký tư vấn bảo hiểm nhân thọ Prudential ngay hôm nay