cách chăm sóc trẻ sơ sinh
Blog Nhịp Sống Khỏe

Cách chăm sóc trẻ sơ sinh dành cho người lần đầu làm cha mẹ

Chăm sóc trẻ sơ sinh mới chào đời là thử thách to lớn đối với những người lần đầu làm cha mẹ. Không chỉ chuẩn bị kiến thức về cách nuôi dưỡng con cái, phụ huynh phải duy trì tâm lý thoải mái, hạn chế căng thẳng để tránh xảy ra sai sót. Nếu cảm thấy bối rối không biết phải chăm sóc con thế nào thì cha mẹ hãy tham khảo bài viết dưới đây. Prudential đã tổng hợp những điều cần biết khi chăm sóc trẻ sơ sinh.

1. Cách chăm sóc trẻ sơ sinh mới chào đời

Thời kỳ chu sinh là giai đoạn quan trọng đối với trẻ em mới chào đời. Lúc này, hệ thần kinh sọ não bị ức chế vì trẻ ngủ quá nhiều nên đòi hỏi cha mẹ phải quan tâm, chăm sóc đặc biệt bằng cách lưu ý 5 vấn đề dưới đây:

1.1 Cho trẻ bú đúng cách

Hãy bắt đầu cho trẻ bú sữa vào giờ đầu sau sinh. Trong đó, tư thế phù hợp giúp mẹ và bé đều thoải mái là nằm hoặc ngồi.

  • Tư thế ngồi: Duy trì tư thế ngồi thoải mái, có thể tựa lưng vào ghế để cơ vùng cổ và thắt lưng không nhức mỏi. Ngoài ra, mẹ nên giữ và bế trẻ chắc chắn trong vòng tay, đồng thời chêm gối phía dưới, để nhẹ nhàng nâng trẻ khi tiến hành cho bú.

  • Tư thế trẻ nằm sát mẹ: Người mẹ nằm nghiêng, đùi dưới kê trên gối, chân trên gập ở đầu gối. Sau đó, đặt bé quay mặt về phía mẹ, sao cho phần môi áp sát ngực dưới. Bạn có thể dùng cánh tay phía dưới để nâng đỡ phần đầu, giúp bé bú mẹ dễ hơn.

1.2 Vỗ ợ hơi cho trẻ

Trong giai đoạn đầu đời, dạ dày của trẻ sơ sinh nằm ngang thay vì nằm dọc như người trưởng thành. Vì vậy, cơ thắt giữa dạ dày và thực quản yếu ớt, khiến em bé dễ bị ọc sữa, nôn trớ hoặc trào ngược khi ngủ. Để khắc phục điều này, cha mẹ nên vỗ lưng, cho con ợ hơi sau khi bú. Tác dụng của vỗ ợ hơi giúp loại bỏ không khí mắc kẹt trong dạ dày, giảm tình trạng nôn trớ, trào ngược thực quản cũng như cải thiện hệ tiêu hóa.

Ngoài ra, khi thể tích dạ dày được giải phóng, em bé có thể bú sữa nhiều hơn, từ đó ngủ ngon và tăng trưởng khỏe mạnh. Cách vỗ ợ hơi cho trẻ sơ sinh được áp dụng như sau: Bế con ở tư thế vác vai, cho bụng áp sát vào ngực. Sau đó, một tay ôm lấy thắt lưng của con, một tay xoa nhẹ vùng lưng theo hình tròn hoặc chụm bàn tay lại, vỗ lưng theo hướng từ dưới lên để bé ợ hơi.

1.3 Chăm sóc con khi ngủ

Giấc ngủ đóng vai trò quan trọng giúp trẻ sơ sinh phát triển toàn diện cả thể chất và tinh thần. Để cải thiện chất lượng giấc ngủ, cha mẹ nên chuẩn bị 7 bước dưới đây:

  • Bước 1: Cho bé bú sữa vừa đủ trước khi đi ngủ, hạn chế bú đêm khi không cần thiết.

  • Bước 2: Vệ sinh cá nhân, mặc quần áo giữ ấm và thay tã cho con.

  • Bước 3: Tập thói quen cho trẻ ngủ sớm và đúng giờ. Một số tín hiệu để trẻ nhận biết đã đến giờ đi ngủ như tắm, thay đồ, hát ru, đọc sách hoặc hôn chúc ngủ ngon.

  • Bước 4: Tạo cảm giác an toàn cho bé bằng cách vỗ về, âu yếm hoặc hát ru.

  • Bước 5: Sắp xếp giường ngủ của trẻ với chăn và gối thật êm.

  • Bước 6: Cho bé ngủ trong không gian yên tĩnh, thoáng mát với ánh sáng mờ, giảm tiếng động tối đa, để bé được ngủ thẳng giấc.

  • Bước 7: Tất cả hoạt động kích thích trẻ sơ sinh trước giờ ngủ (vận động, làm cho bé cười hoặc khóc) phải kết thúc trước 2 - 3 giờ.


1.4 Giữ ấm cho bé

Bí quyết chăm sóc trẻ sơ sinh mới chào đời là cha mẹ nên giữ ấm cho bé thường xuyên, tránh tình trạng con bị rét, hạ thân nhiệt trong thời gian dài, dẫn đến suy giảm miễn dịch, tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công.

Thông thường, ngoài quấn khăn và đắp chăn đầy đủ, chuyên gia khuyến khích mẹ và bé nên nằm chung với nhau. Điều này vừa kết nối tình mẫu tử, vừa truyền hơi ấm từ mẹ sang con và mẹ có thể quan sát con mọi lúc, từ đó kịp thời xử trí tình huống khẩn cấp

1.5 Cách bế trẻ sơ sinh

Kinh nghiệm bế trẻ sơ sinh an toàn là hãy dùng một tay để đỡ đầu, một tay nâng đỡ phần mông và lưng của bé. Trong quá trình thực hiện, phụ huynh nên duy trì tâm lý thoải mái, không nên quá căng thẳng.

2. Cách tắm rửa, vệ sinh cho con nhỏ

Những điều cần biết khi chăm sóc trẻ sơ sinh là ngoài quan tâm đến bữa ăn - giấc ngủ, cha mẹ nên tìm hiểu cách tắm rửa và vệ sinh cho con tốt nhất, bao gồm:

2.1 Cách thay tã cho bé

Theo khuyến nghị của chuyên gia, phụ huynh nên kiểm tra, thay tã cho bé mỗi 3 - 4 giờ hoặc ngay khi tã bị ướt. Không chờ đến khi tã tràn, nặng mới thay vì điều này kích thích vi trùng xuất hiện, gây ra tình trạng hăm tã, mẩn ngứa và rôm sảy, khiến con quấy khóc thường xuyên. Đối với quy trình thay tã dùng một lần cho bé, người lần đầu làm cha mẹ nên tham khảo 9 bước sau:

  • Bước 1: Rửa tay sạch sẽ trước khi thay tã cho bé.

  • Bước 2: Tiến hành tháo miếng dán trên tã cũ. Sau đó, kéo nửa phần trước của tã khỏi vùng kín của bé.

  • Bước 3: Nhẹ nhàng nhấc hai chân của bé lên cao, để lấy đi toàn bộ miếng tã.

  • Bước 4: Dùng khăn lau sạch phần đùi và hậu môn của bé.

  • Bước 5: Thoa kem chống hăm hoặc thuốc mỡ xung quanh vùng kín.

  • Bước 6: Mở tã lót mới và đặt xuống dưới mông. Chú ý khoảng cách đặt tã phải có độ rộng vừa phải để bé cảm thấy thoải mái.

  • Bước 7: Mở kéo dính ở hai bên tã để cố định. Cuối cùng, mặc quần áo cho bé.

  • Bước 8: Sau khi thay tã mới, bạn nên xử lý phần tã bẩn bằng cách gói gọn và vứt trong thùng rác theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

  • Bước 9: Rửa tay thêm lần nữa trước khi cho con bú hoặc ôm con.


2.2 Tắm cho trẻ sơ sinh

Trước khi tắm cho trẻ sơ sinh, cha mẹ nên chuẩn bị khăn xô, quần áo, mũ, bao tay, vớ, gạc, bông gòn, tăm bông, bông rốn vô trùng và nước muối sinh lý (0,9%).

Sau đó, hãy pha nước để bắt đầu tắm cho bé. Thông thường, nước có nhiệt độ từ 36 - 38 độ C là phù hợp. Trường hợp không có nhiệt kế, hãy sử dụng cùi chỏ để xác định nhiệt độ an toàn với con.

Khi mọi thứ được chuẩn bị hoàn tất, phụ huynh thực hiện tắm cho bé theo 7 bước sau:

  • Bước 1: Tiến hành gội đầu cho bé. Sử dụng ngón cái và ngón đeo nhẫn áp nhẹ vào vành tai để tránh nước chảy vào bên trong. Tay còn lại dùng khăn (gạc) thấm nước làm ướt tóc bé. Tiếp theo, cho một ít dầu gội vào tóc, massage nhẹ nhàng và xả lại thật sạch.

  • Bước 2: Để vệ sinh cơ thể, cha mẹ đặt con vào chậu nước có pha sẵn sữa tắm. Nhẹ nhàng kỳ cọ và sau đó, cho con sang chậu khác để tắm lại.

  • Bước 3: Đặt con trên giường hoặc mặt phẳng êm ái, dùng bông gòn thấm nước muối sinh lý và lau nhẹ nhàng vùng mắt của con theo hướng từ trong ra ngoài.

  • Bước 4: Sử dụng tăm bông làm sạch vùng tai bên ngoài, dùng khăn mềm lau mặt cho bé.

  • Bước 5: Nhỏ nước muối sinh lý vào gạc rơ lưỡi để vệ sinh khoang miệng của con.

  • Bước 6: Đối với trẻ chưa rụng rốn, hãy sử dụng bông gòn thấm sạch nước quanh rốn. Để vùng rốn thông thoáng, không quấn băng gạc để rốn được rụng nhanh hơn.

  • Bước 7: Mặc áo, tã, bao tay và cho bé bú sữa.

2.3 Cách chăm sóc rốn của trẻ

Đối với trẻ sơ sinh vừa chào đời, cuống rốn là vết thương hở, dễ bị nhiễm trùng máu nên cha mẹ cần lưu ý vệ sinh, bảo vệ rốn đúng cách. Cụ thể:

  • Bước 1: Rửa tay và sát trùng bằng cồn 90 độ.

  • Bước 2: Nhẹ nhàng tháo băng rốn và gạc rốn của trẻ ra ngoài.

  • Bước 3: Quan sát mặt cắt và xung quanh vùng rốn, liệu có xuất hiện dấu hiệu viêm đỏ, tụ mủ, chảy dịch vàng, chảy máu hoặc có mùi hôi không. Nếu có, bạn nên đưa bé đi khám bác sĩ ngay.

  • Bước 4: Lau rốn bằng bông gòn đã thấm sẵn nước chín vô trùng. Sau đó, thấm khô cuống rốn và chân rốn.

  • Bước 5: Tiến hành sát trùng vùng da quanh rốn bằng nước muối sinh lý.

  • Bước 6: Hãy để vùng rốn thông thoáng hoặc có thể bảo vệ rốn bằng lớp gạc mỏng vô trùng.

  • Bước 7: Quấn tã vùng dưới rốn để phân và nước tiểu không vấy bẩn.


2.4 Chăm sóc da, mắt, lưỡi, mũi cho trẻ

Làn da của trẻ sơ sinh vô cùng nhạy cảm, dễ bị tổn thương bởi tác động của môi trường xung quanh. Do đó, khi chăm sóc em bé tại nhà, cha mẹ nên tuân thủ nguyên tắc:

  • Lựa chọn quần áo có chất liệu mềm mại, cắt đi nhãn mác và sợi vải dư thừa, để tránh cọ xát, trầy xước da của bé.

  • Sử dụng xà phòng, sữa tắm hoặc dầu gội dịu nhẹ, có độ pH phù hợp với làn da trẻ sơ sinh.

  • Mua tã phù hợp và chú ý thay tã thường xuyên để ngăn ngừa nhiễm nấm.

  • Trẻ sơ sinh chưa có phản xạ nhắm mắt và bài tiết nước mắt nên cha mẹ hãy giữ bé khỏi môi trường ô nhiễm, xuất hiện khói thuốc lá.

  • Thoa kem dưỡng ẩm ở vùng da khô hoặc bong tróc của bé.

  • Thường xuyên rơ lưỡi cho bé, cũng như vệ sinh mũi bằng nước muối sinh lý.


3. Gia tăng bảo vệ sức khỏe toàn diện cho trẻ

Giai đoạn đầu đời, hệ miễn dịch của trẻ sơ sinh chưa hoàn thiện nên nguy cơ gặp phải bệnh lý hô hấp, nhiễm trùng, phát ban, sởi hoặc sốt là rất cao. Để tăng cường đề kháng khỏe mạnh, giúp con lớn khôn tự nhiên từ bên trong, cha mẹ cần lưu ý:

3.1 Cho bé tiêm phòng định kỳ

Trẻ em vừa mới chào đời phải được tiêm phòng định kỳ để ngăn ngừa bệnh truyền nhiễm do virus gây ra. Dưới đây là 5 mũi tiêm quan trọng dành cho trẻ sơ sinh:

  • Mũi tiêm viêm gan B: Tiêm ngay cho bé sau khi sinh 24 giờ, tiêm nhắc lại khi 1 - 2 tháng tuổi và ⅓ liều tương tự vào giai đoạn từ 6 - 18 tháng tuổi.

  • Mũi tiêm MMR: Đây là vắc xin phòng chống virus sởi, quai bị và rubella. cha mẹ nên đưa trẻ đi tiêm trong giai đoạn 12 - 15 tháng tuổi.

  • Mũi tiêm thủy đậu: Vắc xin phòng bệnh thủy đậu được tiêm cho trẻ tốt nhất ở giai đoạn 12 - 15 tháng tuổi.

  • Mũi tiêm bệnh cúm: Vắc xin phòng bệnh cúm được tiêm cho trẻ ở độ tuổi từ 6 tháng trở lên và tiêm vào mùa thu mỗi năm.

  • Mũi tiêm virus Rota: Vắc xin ngừa virus rota gây ra bệnh tiêu chảy được khuyến khích tiêm cho trẻ sơ sinh 2 và 4 tháng tuổi.

3.2 Theo dõi nhiệt độ của con

Hãy chuẩn bị nhiệt kế để thường xuyên theo dõi nhiệt độ của con. Tùy vào thân nhiệt hiện tại, cha mẹ nên điều chỉnh cách chăm sóc trẻ sơ sinh phù hợp:

  • Nhiệt độ bình thường của trẻ sơ sinh là 36,5 - 37,5 độ C.

  • Nếu thân nhiệt thấp hơn 36,5 độ C, hãy giữ ấm cho bé ngay lập tức.

  • Nếu thân nhiệt cao hơn 37,5 độ C, cha mẹ nên cởi mũ, vớ, khăn, mềm, mặc quần áo thoáng mát và cho con bú sữa nhiều hơn.

  • Nếu thân nhiệt cao hơn 38 độ C thì lúc này, bé đã bị sốt. cha mẹ nên đưa con đi khám ở cơ sở y tế gần nhất, để được chẩn đoán và xử trí kịp thời.


3.3 Mua bảo hiểm nhân thọ cho bé

Dựa trên phương diện trách nhiệm và tình yêu của cha mẹ dành cho con cái, mua bảo hiểm nhân thọ là cách chăm sóc trẻ sơ sinh thiết thực, là món quà tuyệt vời, đồng hành cùng con trên mỗi chặng đường của cuộc sống.

So với bảo hiểm y tế, bảo hiểm tai nạn hoặc bảo hiểm sức khỏe phi nhân thọ, bảo hiểm nhân thọ đem lại quyền lợi rõ ràng và toàn diện. Không chỉ bảo vệ cuộc sống của con trước rủi ro, mà còn hỗ trợ chăm sóc sức khỏe, tạo điều kiện cho con được khám - chữa bệnh tại hệ thống y tế tốt nhất. Nhờ đó, trẻ có thể “chiến thắng” bệnh tật dễ dàng, tăng cường sức khỏe tối ưu để tự tin và an tâm theo đuổi ước mơ.

Chưa dừng lại ở đó, bảo hiểm nhân thọ hỗ trợ xây dựng kế hoạch tích lũy và đầu tư lâu dài. cha mẹ có thể linh hoạt trích ra khoản tiền từ đây, để hoàn thành dự định của con như vào đại học, đi du học, khởi nghiệp, lập gia đình, đi du lịch hoặc tận hưởng tuổi hưu trí an nhàn. Như vậy, với lợi ích bảo vệ song hành tích lũy, bảo hiểm nhân thọ là loại hình bảo hiểm tốt nhất cho bé.

>>> Có thể bạn quan tâm: Những lưu ý khi mua bảo hiểm nhân thọ cho bé mà cha mẹ không nên bỏ qua

Hiện nay sản phẩm Pru - Tương Lai Tươi Sáng của công ty Bảo hiểm Nhân thọ Prudential Việt Nam đang được rất nhiều bậc phụ huynh quan tâm. Đây là bảo hiểm giáo dục cải tiến giúp cha mẹ dễ dàng thực hiện kế hoạch giáo dục toàn diện cho con ngay từ nhỏ với Quyền lợi học vấn có tổng trị giá 175% số tiền bảo hiểm, đáp ứng chi phí học tập của con theo từng giai đoạn. Ngoài ra, sản phẩm còn hỗ trợ tài chính cho gia đình trước rủi ro lên đến 400% số tiền bảo hiểm. Chọn mua bảo hiểm cho con ngay hôm nay để mỗi cột mốc quan trọng của con luôn có cha mẹ đồng hành.

>>> Xem thêm: