bớt lo âu về tài chính ngày cuối năm
Blog Nhịp Sống Khỏe

Cách giúp gia đình trẻ bớt lo âu về tài chính ngày cuối năm

Trước khi kết hôn, vì không có nhiều ràng buộc nên có thể bạn dám “cháy” hết mình với những cuộc vui mà chẳng cần để tâm quá nhiều đến việc chi tiêu hay tiết kiệm. Thế nhưng, cuộc sống hôn nhân lại là một câu chuyện hoàn toàn khác. Bởi nếu không chuẩn bị một kế hoạch tài chính rõ ràng thì bạn và đối phương sẽ rất dễ bị “bóp nghẹt” bởi rất nhiều khoản chi tiêu khác nhau, đặc biệt là vào những ngày cuối năm.

 

Tài chính - “Ngòi nổ” cho các cuộc tranh cãi của vợ chồng “son”

Các cặp vợ chồng vừa kết hôn thường rất dễ “cơm không lành, canh chẳng ngọt” vì những bất đồng về tài chính. Bởi ở giai đoạn này cả bạn và đối phương sẽ dần vỡ lẽ ra rất nhiều vấn đề trong thói quen chi tiêu của người còn lại.

Cuộc cãi vã gần đây nhất ở nhà chị Q cũng không ngoại lệ. Chị chia sẻ, năm nay là thời gian đầu chị làm dâu và chị đang cảm thấy vô cùng lo lắng. Bởi chị phải chi rất nhiều thứ từ sắm sửa Tết, quà cáp cho các bên nội ngoại/họ hàng, mừng tuổi bố mẹ chồng,... Không chỉ vậy, vợ chồng chị cũng chưa thống nhất để lập một quỹ chung nên chị đã phải chi trả hầu hết các khoản sắm Tết cho nhà chồng bằng tiền túi của mình.

Dù đã kết hôn lâu hơn chị Q nhưng gia đình anh K cũng rơi vào cảnh “khó” trong giai đoạn cuối năm. Vợ chồng anh chị thường dành dụm một khoản để cùng nhau đi du lịch và năm nay cũng không ngoại lệ khi anh chị vừa kết thúc chuyến đi châu Âu vào mùa hè vừa rồi. Mọi việc đều ổn định cho đến gần cuối năm nay, anh K phát hiện mình mắc bệnh gan và cần phải theo dõi thường xuyên trong bệnh viện. Giờ đây, gia đình anh chị đang bộn bề lo toan vì có rất nhiều khoản cần phải chi trong khi quỹ tiết kiệm của nhà anh chị gần như cạn sạch.

 

Bí quyết “đánh bay” ác mộng tài chính cho các gia đình trẻ

Từ những chia sẻ trên, có thể thấy được nỗi sợ của hầu hết các cặp vợ chồng trẻ trong dịp cuối năm đều xoay quanh gánh nặng tài chính. “Bóng ma tâm lý” này có thể khiến bạn và người bạn đời của mình trở nên bất hòa, mâu thuẫn triền miên. Để giải quyết hiệu quả tình trạng này, bạn có thể tham khảo ngay bốn bí quyết dưới đây:

Phân loại và sắp xếp các khoản chi theo mức độ cần thiết

Trong quản lý tài chính, việc phân bổ chi tiêu là điều vô cùng quan trọng. Khi việc phân loại càng chi tiết và cụ thể, bạn càng dễ dàng quản lý dòng tiền của mình hơn. Một trong những cách đơn giản và phổ biến là bạn hãy sắp xếp những khoản chi của mình theo mức độ cần thiết.

Bạn có thể tham khảo cách phân chia với “khoản chi thiết yếu”. Ví dụ, nhu cầu ăn uống, di chuyển,... sẽ được ưu tiên hàng đầu. Tiếp theo đó là các “khoản chi đầu tư” cho các mục tiêu đầu tư và tích lũy cho tương lai. Cuối cùng mới là các “khoản chi cá nhân” dành cho mua sắm, giải trí, du lịch,...

 

Tập trung vào các khoản chi phí thiết yếu

Sau khi sắp xếp các khoản chi theo mức độ cần thiết và ưu tiên của từng loại, điều tiếp theo là bạn sẽ cần phải siết chặt toàn bộ các khoản chi tiêu của mình. Hãy cắt giảm tối đa những khoản không thực sự cần thiết, đảm bảo rằng những gì bạn chi ra là chính đáng cho nhu cầu của gia đình bạn, không hơn không kém. Chẳng hạn, bạn có thể gói gém chi tiêu ăn uống bằng cách giới hạn việc ăn ngoài của hai vợ chồng, thay vào đó là những bữa ăn nấu tại nhà, nấu đồ ăn trưa mang theo khi đi làm,... Đồng thời, bạn cũng nên cân nhắc lại cách phân chia “chi thiết yếu” và “chi đầu tư” với tỷ lệ sao cho thật phù hợp với khả năng của bạn và đối phương.

Một ví dụ thiết thực nhất trong dịp lễ Tết này là bạn nên giảm bớt hoặc tạm hoãn các khoản chi tiêu về mua sắm quần áo mới, mua đồ trang trí Tết, tổ chức tiệc tụ tập bạn bè,... Thay vào đó, hãy chỉ tập trung vào những chi phí thiết yếu như tiền mua đồ ăn thức uống, tiền sửa sang máy móc trong nhà,...

Công khai tài chính và lên kế hoạch chi tiêu ngay từ đầu năm

Đừng để “nước đến chân mới nhảy” - đến cuối năm mới bắt đầu lo về tài chính. Thay vào đó, bạn cần lên kế hoạch chi tiêu và tiết kiệm hợp lý ngay từ những tháng đầu năm. Bạn có thể chia mức chi tiêu theo tuần để dễ dàng kiểm soát.

 

Bên cạnh đó, để lập kế hoạch chi tiêu hiệu quả, vợ chồng bạn nên công khai thu nhập hàng tháng với nhau. Việc minh bạch thu nhập sẽ khiến hai bạn có lòng tin ở đối phương, đồng thời hiểu được tình hình tài chính của gia đình nhỏ của mình. Từ đó, vợ chồng bạn có thể thống nhất về kế hoạch chi tiêu và cùng nhau theo dõi các khoản thu chi trong tháng.

Luôn tuân thủ kế hoạch chi tiêu mình đã đề ra

Đây là yếu tố quan trọng nhất trong tất cả các nguyên tắc đã kể trên. Bởi rèn luyện thói quen chi tiêu hợp lý không phải là chuyện ngày một ngày hai mà đó là cả một quá trình lâu dài. Bạn hãy tập thay đổi từ những thói quen nhỏ và đơn giản nhất như: giảm bớt tiền ăn vặt hoặc uống cà phê mỗi ngày, chỉ mua sắm quần áo vào một vài đợt nhất định trong năm,...

Hai bạn cũng cần đặt ra những “hình phạt” rõ ràng cho chính mình nếu không thực hiện được đúng theo kế hoạch chi tiêu mà mình đã đề ra. Chẳng hạn, nếu một trong hai bạn mua sắm nhiều hơn kế hoạch đặt ra ban đầu thì người đó sẽ phải làm việc nhà trong một tuần.

 

Cân nhắc mua Bảo hiểm nhân thọ

 

Bảo hiểm nhân thọ là một giải pháp bảo vệ tài chính cho người tham gia trước các rủi ro liên quan đến sức khoẻ, thân thể và tính mạng trong cuộc sống. Như trường hợp của anh K ở trên, nếu có tham gia bảo hiểm nhân thọ trước đó, anh sẽ được công ty bảo hiểm chi trả tiền để chữa bệnh mà không phải đụng vào số tiền tiết kiệm chung của gia đình.

Hiện nay, Prudential có rất nhiều sản phẩm bảo hiểm phù hợp cho các nhu cầu khác nhau. Trong đó, có các sản phẩm bảo hiểm kết hợp với đầu tư, tích luỹ mà nhiều gia đình trẻ sẽ hứng thú. Hãy liên hệ với tư vấn viên của chúng tôi để được tư vấn kỹ hơn nhé.

 

Lời kết

Để tài chính không còn là nỗi lo cho gia đình bạn vào dịp cuối năm, bạn cần phải chuẩn bị cho mình và gia đình một kế hoạch tài chính rõ ràng nhất và tuân thủ kế hoạch đó ngay từ những ngày đầu tiên của năm. Có như vậy, gia đình nhỏ của bạn mới có một nền tảng vững vàng để phát triển và chào đón những điều tốt đẹp trong tương lai.