Cảnh giác với căn bệnh trầm cảm sau sinh
Đây có thể là lần đầu bạn nghe đến trầm cảm sau sinh, tuy nhiên số liệu cho thấy có đến 15% phụ nữ từng gặp phải căn bệnh này trong đời đấy.
Trầm cảm sau sinh là dấu hiệu tâm lý ở một số phụ nữ vừa trải qua sinh nở, với mức độ và thời gian trầm cảm khác nhau giữa mỗi người. Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này hiện vẫn chưa được kết luận, tuy nhiên đây là triệu chứng kết hợp từ nhiều yếu tố bao gồm tinh thần, thể chất và cả tâm lý gây nên.
Trầm cảm sau sinh là căn bệnh nguy hiểm. Người thân và gia đình cần chăm sóc, hỗ trợ và để mắt đến phụ nữ sau sinh, phát hiện và điều trị tâm lý đúng cách nếu có bệnh nhằm tránh những hậu quả đáng tiếc đến cả mẹ và em bé. Thậm chí, có những trường hợp ở lần sinh nở đầu tiên không gặp, nhưng lần thứ hai lại mắc phải.
Đây là căn bệnh bất cứ ai cũng có thể gặp phải. Những đối tượng dễ mắc trầm cảm sau sinh nhất bao gồm phụ nữ có tiền sử bị bệnh trầm cảm hoặc từng gặp trầm cảm sau sinh ở lần sinh nở trước; mẹ bầu có độ tuổi dưới 18; người thiếu sự giúp đỡ và chia sẻ từ người thân; phụ nữ có thai kỳ không mong muốn hoặc từng trải qua biến chứng thai kỳ.
Nếu bạn hoặc một người thân có các dấu hiệu nhẹ của trầm cảm sau sinh, hãy tìm kiếm sự giúp đỡ và trị liệu từ các chuyên gia. Song song với đó, có nhiều cách khác để khắc phục căn bệnh mà không cần dùng thuốc đấy, hãy cùng Pulse tìm hiểu nhé!
Chăm sóc bản thân thật tốt
Việc đón thêm một thành viên mới trong gia đình đi kèm với thật nhiều nghĩa vụ cho bà mẹ mới. Nếu bạn đang trải qua cảm giác thiếu ngủ thường xuyên và chán ăn, hãy tìm cách khắc phục nhé. Triệu chứng trầm cảm sẽ giảm đi phần nào khi mẹ được nghỉ ngơi đầy đủ và có chế độ dinh dưỡng tốt hơn, ăn thực phẩm lành mạnh.
Cho cơ thể sau sinh thời gian hồi phục
Cơ thể sau khi sinh nở cũng cần được chăm sóc và vận động thường xuyên để có thể phục hồi tốt. Vẻ bề ngoài thay đổi quá lớn sau sinh cũng như thay đổi của các hormon là thủ phạm lớn dẫn đến sự chán nản, mệt mỏi của người mẹ. Một mẹo nhỏ với các mẹ không có thời gian hoạt động thể chất, đó là hãy kết hợp việc đi bộ tập thể dục bằng cách đi dạo cùng bé, giúp gắn kết cùng bé tốt hơn nhé.
Đừng ngần ngại tìm đến sự giúp đỡ
Nếu bạn cảm thấy cả thế giới đang đổ hết lên đầu, hãy cố gắng mở lòng với gia đình, bạn bè và những người xung quanh hơn nhé. Có những người yêu thương bên cạnh động viên, hỗ trợ và đảm bảo việc điều trị của bạn đang chuyển biến tốt là điều cần thiết nhất cho căn bệnh lúc này. Sự giúp đỡ đóng vai trò rất quan trọng cho sự phục hồi cả thể xác và tinh thần của bạn đấy.
Và cuối cùng, điều quan trọng nhất của việc hồi phục nằm ở chính bạn. Hãy cố gắng làm những gì có thể trong năng lực của mình, yêu thương và không tạo áp lực lên bản thân, và tìm cách gắn bó với em bé của mình thật nhiều nhé. Hãy cố lên, những người mẹ vĩ đại của Pulse!
>>> Xem thêm: