Image alt
Blog Nhịp Sống Khỏe

Làm thế nào khi con thất bại?

Không ai trong đời không phải đối đầu với thất bại. Dạy trẻ về sự thất bại, về bản chất, là hướng dẫn trẻ cách vượt qua khó khăn để đi đến thành công. Bố mẹ vốn thường kì vọng cho trẻ sự thành công mà quên rằng để chạm đến vinh quang trẻ sẽ phải vượt qua rất nhiều thử thách. Và vai trò của những thử thách chính là tôi luyện để trẻ vững vàng hơn, bản lĩnh hơn nhưng với điều kiện: trẻ phải có hiểu biết đúng về những lần vấp váp.

Có một “cố tật” trong giáo dục gia đình là khi trẻ còn nhỏ thường được bố mẹ bảo bọc, chở che thì với mỗi lần trẻ gặp chuyện không như ý, bố mẹ thường “giúp” con đổ lỗi cho một đối tượng nào đó: tại cái ghế, tại cái bàn, tại ai đó không chiều ý con,… Từ đó, với mỗi ngày lớn lên, trẻ không quen với việc nhận trách nhiệm về sự thất bại mà quen đổ lỗi cho mọi thứ xung quanh.

Trẻ rồi sẽ (phải) lớn, phải nỗ lực thực hiện mục tiêu đời mình, sẽ ít nhất một lần đối mặt với thất bại. Bố mẹ cần làm sao để trẻ đối diện với thất bại? để trẻ đứng lên sau vấp ngã? để trẻ được tiếp thêm động lực, đứng lên làm lại từ đầu? để trẻ hiểu thất bại đáng giá như thế nào?

Đối diện và thừa nhận thất bại

Cho trẻ nhìn thẳng vào vấn đề “Con đã thất bại ở lần này” và “Điều này không có nghĩa là con chẳng bao giờ thành công, thất bại ở đâu, đứng lên ở đó và làm lại”. Thay vì né tránh do nghĩ rằng “Con đang buồn lắm” thì hãy cho trẻ nhận ra trách nhiệm của bản thân. Những thất bại mang tính phổ biến của trẻ là những thất bại liên quan đến việc học, tham gia một cuộc thi hay cố gắng hoàn thiện một kế hoạch gì đó,… Bố mẹ rất dễ dàng phát hiện ra biểu hiện thất bại ở con. Con thường không muốn ăn, trốn trong phòng, trở nên cáu gắt và thậm chí là mắt đỏ hoe vì khóc, vì quá bực tức. Nguyên nhân có thể là vì thành tích học tập không cao do trẻ đã chủ quan trong việc tính toán, bỏ qua 1 kiến thức mà bản thân cho là không quan trọng,… Hãy cứ để trẻ đối diện với cảm xúc tại thời điểm đó. Sau khi quan sát trẻ đã bình ổn về thái độ, hành vi hãy từ tốn hỏi trẻ về nguyên nhân và cho trẻ tự đánh giá vấn đề để thừa nhận những sai lầm của mình. “Con có hài lòng với kết quả đó không? Tại sao vậy?”, “Nếu khắc phục chỗ nào thì kết quả này có thể tốt hơn?”,… những câu hỏi dạng khai thác vấn đề này được thực hiện khi bố mẹ dắt trẻ ra khỏi nhà để thư giãn, giải trí và lấy lại tinh thần sẽ rất cần thiết để trẻ đối diện với sự thất bại của mình.

>>> Có thể bạn quan tâm: Cha mẹ nên làm gì để giúp trẻ vượt qua những khó khăn đầu đời?

Dạy con “Thất bại là mẹ của thành công”

Cho trẻ biết “bố/mẹ cũng từng thất bại”, “bất cứ ai trong cuộc đời này đều cũng sẽ có ít nhất một lần thất bại” và “những người thành công thường xem xét mình thất bại ở đâu và rút ra bài học kinh nghiệm cho bản thân”. Nếu được bố mẹ hãy kể thất bại của mình để trẻ cảm thấy được đồng cảm.

Cho trẻ biết, cuộc đời như một ván cờ với nhiều nước đi, hoàn toàn có thể chuyển bại thành thắng nếu biết rút kinh nghiệm cố gắng làm lại hay đổi một hướng đi mới. Việc hấp tấp, vội vàng dễ dẫn đến thua cuộc. Khi trải qua hết các thất bại trước đó, trẻ sẽ chỉ còn thành công thôi. Chỉ cần trẻ cố gắng hết mình, nếu cánh cửa này đóng lại thì cánh cửa khác sẽ mở ra, không có con đường cùng.

Lấy thất bại làm động lực và học cách tự đứng lên

Mặc dù trẻ hiểu được thất bại là mẹ của thành công nhưng không phải lúc nào trẻ cũng có động lực để tiếp tục cố gắng. Với kinh nghiệm hạn hẹp của mình, trẻ thường bế tắc và cho rằng có thể đây là dấu chấm hết của đời mình. Vai trò của bố mẹ được thể hiện hết sức đắt giá trong trường hợp này: vạch ra chiến lược hành động cho trẻ!

Hãy cho trẻ thấy thất bại lần này là minh chứng sống động cho những cản trở mà con sẽ gặp trong cuộc sống: điểm yếu của bản thân và thách thức của cuộc sống, nó cụ thể là gì?

Cùng trẻ đánh giá lại mục tiêu, thất bại vì có thể trẻ đã đề ra một nhiệm vụ quá sức của mình hoặc không phù hợp nữa với bối cảnh xã hội. Vậy, điều gì cần phải được trẻ thay đổi trong mục tiêu của mình?

Ghi nhận những thành tựu dù nhỏ để tiếp thêm động lực cho trẻ. Sự thành công không phải là “đạt được hạn mức tuyệt đối”; sự thành công chính là ngày hôm nay đã tốt hơn hôm qua. Chính sự tỉnh táo và ghi nhận của phụ huynh sẽ tạo nên sự khích lệ rất lớn cho trẻ để tiếp tục cố gắng vì tin: Mình sẽ làm được.

Cần hiểu rằng, thành công của bố mẹ trong việc dạy con vượt qua thất bại không phải là con phải có ngay thành tựu. Đối với thất bại, khi con vẫn bình tĩnh đón nhận kết quả, dám chịu trách nhiệm, tích cực trong việc đánh giá vấn đề và không bao giờ từ bỏ, luôn cố gắng với những nhận định hợp lý là lúc: con đã trưởng thành!

Ngoài ra, các bậc phụ huynh hiện đại có thể tự tin để con yêu vững bước, sẵn sàng đối mặt với những thất bại và rủi ro thông qua việc tích lũy Quỹ tài chính linh hoạt từ PRU-Hành trang trưởng thành. Đây là giải pháp thiết thực giúp bố mẹ an tâm đồng hành cùng con trên những chặng đường phía trước.

>>> Xem thêm: