5 khoảng cách trong gia đình hiện đại
Blog Nhịp Sống Khỏe

5 khoảng cách trong gia đình hiện đại - Làm gì để thấu hiểu và vượt qua?

Gia đình là nơi ta tìm về sau những bộn bề cuộc sống. Tuy nhiên, đời sống càng hiện đại thì khoảng cách giữa các thành viên lại càng thêm xa. Đó có thể khoảng cách địa lý, lịch trình, sức khoẻ, quan điểm và khả năng dùng công nghệ. Nhưng dù gần hay xa, ta vẫn luôn là một gia đình, nên bằng thấu hiểu và yêu thương, ta vẫn có thể cùng nhau xoá nhoà mọi khoảng cách và luôn gắn kết trong từng khoảng khắc.

 

1. Khoảng cách địa lý

Do yêu cầu của cuộc sống mà các thành viên có thể học tập và làm việc ở các thành phố hoặc quốc gia khác nhau. Khác biệt về không gian, múi giờ và lịch trình có thể khiến mọi người cảm thấy mất kết nối và thiếu thốn cảm xúc.

Anh Tiến, 29 tuổi, quê Phú Yên, Nhân viên văn phòng tại TP.HCM chia sẻ: “Mình vào Sài Gòn học rồi làm việc 10 năm. Cuộc sống xa nhà và áp lực cạnh tranh ở thành phố khiến mình mệt mỏi và nhớ nhà. Dù thường xuyên gọi điện về nhưng vì sợ ba mẹ lo lắng nên mình chỉ kể chuyện vui chứ khó khăn thì giữ riêng.”

Mối quan hệ gia đình không chỉ phụ thuộc khoảng cách vật lý mà còn dựa trên tình yêu và sự quan tâm, nên đây là cơ hội để ta rèn luyện sự đồng lòng và gắn kết.

Giải pháp:

  • Liên lạc thường xuyên qua điện thoại, tin nhắn, email hoặc các ứng dụng Zalo, Viber, Messenger, Facetime,...

  • Chụp và chia sẻ ảnh, video, tạo nhóm chat chung hoặc cập nhật trạng thái trên mạng xã hội để theo dõi cuộc sống của nhau.

  • Tham gia vào sở thích chung như chơi game online, đọc cùng một cuốn sách, xem cùng một bộ phim để có chủ đề trò chuyện.

  • Đặt kế hoạch gặp nhau thường xuyên như họp gia đình định kỳ hoặc đi du lịch.

     

2. Khác biệt lịch trình

Cuộc sống bận rộn có thể tạo ra khoảng cách thời gian giữa các thành viên. Mỗi người có lịch trình riêng nên các hoạt động chung giảm đi đáng kể. Thậm chí, khi đang ở trong cùng không gian, chúng ta vẫn bị cuốn vào công việc và quên đi sự hiện diện của nhau.

Minh Anh (25 tuổi, TP.HCM) tuy sống cùng ba mẹ nhưng số lần cô về ăn tối cùng gia đình cũng ít dần theo những ngày phải tăng ca. Cô chia sẻ: “Có ngày được về sớm đúng giờ cơm mà không báo, thấy ba mẹ ngồi ăn cơm lặng lẽ bên nhau mà mình cay cả mắt.”

Trong cuộc sống, khác biệt về giờ giấc sinh hoạt là một thách thức. Tuy nhiên, với sự linh hoạt sắp xếp lịch trình, tận dụng công nghệ, gia đình vẫn có thể kéo gần khoảng cách.

Giải pháp:

  • Sắp xếp thứ tự ưu tiên, hiểu được tầm quan trọng của gia đình so với công việc và các mối quan hệ khác.

  • Tạo ra kế hoạch chung như cùng ăn tối ít nhất 2 ngày/tuần, dành ít nhất 2 cuối tuần/tháng để đi dạo, xem phim, nấu ăn, du lịch,...

  • Đặt ra các buổi họp gia đình định kỳ hoặc dành ít nhất 15 – 20 phút mỗi ngày để tương tác chất lượng.

  • Công nghệ cũng có thể hỗ trợ vượt qua khác biệt về giờ giấc, một cuộc gọi điện thoại hay tin nhắn ngắn vào giữa ngày có thể hữu ích.

     

3. Quan điểm sống khác nhau

Các thành viên gia đình không phải lúc nào cũng hiểu và đồng lòng với mọi suy nghĩ và quyết định của nhau. Đôi khi, chúng ta có thể có tư duy, quan điểm khác biệt hoặc bất đồng. Mỗi người luôn có cái “Tôi” của riêng mình và ai cũng muốn bảo vệ cái “Tôi” đó:

  • Ông bà không hiểu được khi cháu gái hơn 30 tuổi nhưng chưa lập gia đình.

  • Ba mẹ không đồng tình quyết định theo đuổi nghề Rapper của con trai.

  • Con cái căng thẳng khi bị bố mẹ áp đặt thi trường chuyên, lớn chọn.

  • Anh chị 8x không hiểu quyết định chuyển việc liên tục của Gen Z,...

Hãy nhớ rằng bạn không thể áp đặt suy nghĩ của mình vào người khác, kể cả gia đình mà chúng ta chỉ có thể có mặt, đồng hành, hỗ trợ họ khi cần.

Giải pháp:

  • Bất đồng có thể do thiếu hiểu biết hoặc thông tin chưa chính xác. Hãy tìm hiểu về quan điểm của nhau và trao đổi để có cái nhìn toàn diện làm cơ sở quyết định.

  • Tạo cơ hội để mỗi thành viên trao đổi quan điểm và lắng nghe, tôn trọng ý kiến của nhau và không phê phán ngay.

  • Nếu không thể đồng thuận thì hãy tìm giải pháp đáp ứng một phần nhu cầu của mỗi người và không ảnh hưởng đến người khác.

  • Luôn đồng hành, tin tưởng, ủng hộ, tạo điều kiện để mỗi thành viên cảm thấy được yêu thương và chấp nhận.

  • Nếu bất đồng gây ra căng thẳng lớn, gia đình có thể hỏi ý kiến của chuyên gia tâm lý để tìm giải pháp.

     

4. Khác biệt về tình trạng sức khoẻ

Sức khỏe là nền tảng quan trọng để gia đình cùng tận hưởng cuộc sống. Tuy nhiên, có thể một số thành viên gia đình đối mặt với vấn đề sức khỏe không thể tham gia các hoạt động cùng nhau. Khoảng cách này có thể do yếu tố tuổi tác hoặc bệnh tật khiến ông bà, cha mẹ không đủ sức theo kịp con cháu.

Ông Hùng, 73 tuổi, đã về hưu và đang sống ở Hà Nội chia sẻ: “Thời trẻ tôi là người năng động. Nhưng từ sau 70 tuổi sức khỏe giảm sút nhiều. Lễ tốt nghiệp Đại học của cháu gái vừa qua, tôi đã không thể đến trường chung vui nên thấy rất buồn.”

Giải pháp:

  • Hiểu rằng mỗi thành viên có tình trạng sức khỏe khác nhau nên cần tôn trọng và thông cảm.

  • Tạo ra một môi trường sống khoẻ mạnh với chế độ ăn uống và tập thể dục lành mạnh, phù hợp với từng người.

  • Tìm ra những hoạt động mà mọi người có thể cùng tham gia dựa trên khả năng của từng thành viên như đi bộ, chạy bộ, yoga,...

  • Nếu có các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, hãy tìm đến các chuyên gia y tế để được tư vấn và hỗ trợ.

  • Nếu có thành viên đối mặt với vấn đề sức khỏe, hãy chăm sóc, hỗ trợ, nâng đỡ về tinh thần lẫn trong các hoạt động hàng ngày.

  • Tìm ra các hoạt động phi thể chất mà các thành viên có thể cùng tham gia như trò chuyện, đọc sách, xem phim,...

Để giúp gia đình bạn vượt qua khoảng cách sức khoẻ và bảo vệ sự an lành của mỗi thành viên, Prudential giới thiệu giải pháp PRU-THIẾT THỰC, giúp bảo vệ "các hệ điều hành cơ thể" theo tình trạng tổn thương, để bạn vững vàng về tài chính trước mọi rủi ro không lường trước trong tương lai.

>> Tìm hiểu thông tin tại: https://www.prudential.com.vn/vi/san-pham-bao-hiem-nhan-tho/pru-thiet-thuc/

 

5. Khoảng cách công nghệ

Giữa các thế hệ trong một nhà thường có sự chênh lệch về kỹ năng sử dụng công nghệ. Người lớn tuổi khó sử dụng thành thạo các thiết bị điện tử hay mạng xã hội như người trẻ nên dễ tạo ra khoảng cách trong giao tiếp, chia sẻ thông tin và khiến người lớn tuổi cảm thấy mình bị bỏ lại phía sau.

Cô Sang, 58 tuổi, làm nội trợ tại TP.HCM cho biết: “Do thời trẻ bận buôn bán nên cô ít có thời gian cập nhật cái mới, đến cả những thiết bị điện tử đơn giản như điện thoại cô còn không dùng được tốt dù con cái đã hướng dẫn nhiều lần.”

Mặc dù công nghệ có thể tạo ra khoảng cách, nhưng cũng có thể được dùng để tạo gắn kết. Bằng yêu thương, kiên nhẫn và thông cảm, chúng ta vẫn có thể giúp đỡ lẫn nhau vượt qua khoảng cách công nghệ, tự tin kết nối với thế giới.

Giải pháp:

  • Chọn mua các sản phẩm công nghệ cơ bản, dễ dùng để hướng dẫn ông bà, cha mẹ liên lạc và nhật thông tin về con cái.

  • Kiên trì hướng dẫn từng bước một, đảm bảo rằng họ hiểu và thực hiện được mỗi bước trước khi tiến xa hơn.

  • Tạo cơ hội để các thành viên thực hành công nghệ cùng nhau như thử các ứng dụng, chơi game hoặc tìm hiểu tính năng mới.

  • Không đánh giá và chỉ trích khi người lớn tuổi khi họ mắc lỗi hoặc quên, mà hãy động viên và khích lệ họ cố gắng.

  • Để tạo gắn kết, hãy thêm các hoạt động không liên quan đến công nghệ như tập thể thao, làm việc nhà, trò chuyện hoặc du lịch...

 

Kết luận

Dù gần hay xa, gia đình luôn là nơi chúng ta tìm thấy niềm vui, sự ủng hộ và tình yêu thương vô điều kiện. Hãy trân trọng và xây dựng mối quan hệ gia đình mạnh mẽ, vượt qua mọi khoảng cách và tạo nên những kỷ niệm đáng nhớ. Bởi dù có nhiều khoảng cách nhưng chúng ta vẫn luôn là người một nhà – đây là điều không gì thay đổi được.