Tuổi trẻ ta sống
hết mình với hai tiếng
“ước mơ”
Gửi những bạn trẻ đang hừng hực tuổi xuân, sức lực và sự minh mẫn vốn có ở độ tuổi của chúng ta, có thể bạn không biết tôi nhưng chúng ta đều có một điểm chung: đó là sự trăn trở về ước mơ và dự định tương lai. Nếu như bạn cảm thấy mình đang “đi lạc”, hãy lắng nghe câu chuyện của tôi, tôi không hứa cho bạn câu trả lời, chỉ là một sự đồng cảm để bạn có thêm động lực đi tiếp trên cuộc đời này.
Không phải ước mơ nào cũng theo ta lớn lên
Cũng như bao đứa trẻ khác, tôi đã từng có thời gian mơ mộng rất nhiều. Có lúc tôi muốn mình được làm một con bướm, hay làm một nàng công chúa Disney chỉ vì những hình ảnh đó quá đẹp. Lớn hơn một chút, độ năm học lớp ba, lớp bốn, tôi nhớ bố mình mỗi tháng đều mang về nhà một quyển tạp chí Kiến trúc nhà đẹp. Tôi tò mò lần giở từng trang giấy và dần dần đắm chìm trong suy nghĩ, rằng khi lớn lên mình phải xây được một căn nhà đẹp như thế này.
Đúng vậy, ước mơ năm 10 tuổi của tôi là được trở thành một kiến trúc sư. Điều đó khiến tôi cảm thấy bản thân rất oách, tôi còn tự hào khoe với bố mẹ về ước mơ này nữa cơ mặc dù tôi còn không biết làm kiến trúc sư là cụ thể sẽ làm gì. Ước mơ đó vẫn theo tôi đến tận năm học cấp hai, nhưng sang đến cấp ba, tôi nhận ra mình không thật sự muốn trở thành kiến trúc sư như vẫn nghĩ. Lúc đó, tôi chỉ biết mình rất thích làm MC (người dẫn chương trình) vì khả năng hoạt ngôn và viết văn cũng giỏi, nhưng bố mẹ lại muốn tôi theo học sư phạm... Lúc đó vì không thuyết phục được gia đình, nên tôi đã chấp nhận nộp đơn vào đại học sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh.
Trong suốt bốn năm học đại học, tôi vẫn chăm chỉ học với bảng thành tích tốt, đi thực tập cũng nhận về kết quả khả quan. Tôi mang tâm thế đầy hy vọng của một tân cử nhân bước ra đời, nghĩ rằng mình sẽ rất thăng hoa với ngành nghề đã chọn, nhưng đúng là cuộc đời thường chẳng giống như là mơ.
Làm người lớn có nhiều thứ để bận tâm, không chỉ ước mơ
Sau khi tốt nghiệp ra trường, tôi ở lại thành phố kiếm việc làm và may mắn là có việc ngay sau đó. Tuy nhiên, những đồng lương ít ỏi từ việc đi dạy khiến tôi cảm thấy áp lực vì không hỗ trợ được nhiều cho bố mẹ. Mức sống ở thành phố đắt đỏ, trừ hết chi phí sinh hoạt cá nhân, rồi cả tiền gửi về cho gia đình khiến tôi chẳng còn khoản dư nào để tiết kiệm. Tôi biết mình phải có trách nhiệm vì tôi là con cả, sau tôi còn tới hai đứa em đang tuổi ăn tuổi học, nếu đi làm mà không phụ giúp được bố mẹ tôi càng thấy có lỗi hơn...
Năm tháng cứ thế trôi, tôi lao đầu vào công việc, tôi nhận dạy học thêm, làm gia sư tại gia, bất kể khung giờ trống nào trong tuần, tôi cũng cố gắng sắp xếp đi dạy nhiều nhất có thể. Tôi nghĩ, nếu mình không tranh thủ lúc trẻ kiếm tiền, thì khi nào mới có thể kiếm được nhiều tiền để phụ giúp gia đình? Chính suy nghĩ đó khiến tôi cứ lao đi mà chẳng có thời gian nhìn lại, cho đến một ngày, tôi bắt đầu thấy trống rỗng. Tôi như một người có suy nghĩ nhưng chẳng có cảm xúc, tôi bắt đầu thấy chán việc đi dạy... Tôi có thể kiếm được nhiều tiền hơn trước, đúng vậy, nhưng công việc này cũng không thể lấp đầy cảm xúc trong tôi.
Trong những đêm nằm trằn trọc suy nghĩ, tự dưng tôi nhớ về cái khao khát được đứng trên sân khấu, được làm một người dẫn chương trình xinh đẹp và chuyên nghiệp. Và tôi bật khóc. Thật kì lạ, sau ngần ấy năm những tưởng tôi đã chôn vùi ước mơ đó vào trong ký ức nhưng đến hôm nay, nó lại trỗi dậy, thôi thúc mãnh liệt. Tôi chợt nhận ra, sẽ không bao giờ là quá trễ để mình theo đuổi một ước mơ, hoài bão nào đó, chỉ cần ta có đủ dũng cảm để thực hiện. Và thế là, tôi cho phép mình được học, được trải nghiệm một lĩnh vực mới, một lần nữa ở tuổi 26.
Tuổi trẻ sao không cho phép mình có thêm trải nghiệm?
Khi tôi quyết tâm theo đuổi lĩnh vực này, tôi biết mình phải có một kế hoạch rõ ràng để chắc chắn rằng, thời gian tôi bỏ ra không uổng phí và đến cuối cùng, tôi sẽ nhận được kết quả xứng đáng. Tôi bắt đầu tìm hiểu về những khóa học đào tạo người dẫn chương trình, kể cả các khóa học cải thiện chất giọng, kỹ năng nói trước công chúng,… sau đó tôi chọn những khóa học có thời gian phù hợp với mình nhất và đăng kí ngay không chần chừ.
Tôi chấp nhận giảm bớt thời gian dạy thêm để dành thời gian đó cho các lớp học về MC, trình diễn sân khấu. Điều đó đồng nghĩa với việc, thu nhập của tôi sẽ giảm và tôi không thể hỗ trợ gia đình như trước. Chính vì vậy, việc chân thành tâm sự với bố mẹ là điều cần thiết để bố mẹ hiểu và tôn trọng quyết định của tôi. Dù bố mẹ có ủng hộ hay không, tôi nghĩ mình cũng đã đủ lớn để biết mình cần làm gì.
Tiếp theo, tôi vạch ra mục tiêu gồm những mốc thời gian cụ thể. Chẳng hạn, trong vòng ba tháng đầu, tôi sẽ hoàn thành các khóa học về dẫn chương trình. Sau khi kết thúc các khóa học, việc tìm kiếm các cơ hội để cọ xát là vô cùng quan trọng. Vì vậy, tôi sẽ dành ra từ ba đến sáu tháng tiếp theo để thử sức, va chạm nhiều hơn trong các cuộc thi lớn nhỏ, hay áp dụng những gì đã học vào các buổi giảng dạy trên trường lớp. Tôi cố gắng tận dụng nhiều nhất có thể những cơ hội được thực hành, đó là cách duy nhất để tôi tiến bộ nhanh hơn.
Trong thời gian trải nghiệm, tôi cũng không quên ghi chú lại những bài học, những điểm cần lưu ý để lần sau tôi có thể làm tốt hơn. Tôi không đánh giá mỗi quyết định của mình là đúng hay sai, tôi chỉ tập trung vào việc tôi “đã làm được gì” và “chưa làm được gì” mà thôi.
Cân bằng giữa “ước mơ” và “thực tế”
Điều khó khăn nhất trong thời gian tôi quyết định trải nghiệm một lĩnh vực mới không phải là kiến thức mà là làm sao để tôi cân bằng được giữa con đường riêng và con đường vốn đã đi bấy lâu. Tôi vẫn phải duy trì công việc hiện tại vì nó là nguồn nuôi sống chính cho tôi, tôi đâu thể vì ước mơ làm MC mà ngay lập tức rũ bỏ việc đi dạy? Đó sẽ là một quyết định thiếu khôn ngoan nếu làm như vậy. Chỉ khi nào tôi nhận thấy mình có đủ khả năng để có thể kiếm thu nhập từ ước mơ, từ đam mê kia, lúc đó tôi sẽ mạnh dạn nghiêng hẳn về một bên. Đó là trường hợp của tôi, tất nhiên, bạn sẽ có lựa chọn riêng, bởi suy cho cùng chúng ta làm chủ cuộc đời mình mà!
Tôi khuyên các bạn nếu có ý định đi theo tiếng gọi của ước mơ giống như tôi, hãy chắc chắn rằng chúng ta có một khoản tiết kiệm kha khá để phòng những lúc khó khăn. Cuộc đời mà, không ai lường trước được điều gì, vì vậy có sự chuẩn bị vẫn là tốt nhất. Tiết kiệm là việc mà tôi đã luôn làm ngay từ khi có những đồng lương đầu tiên, nếu bạn chưa có khoản tiết kiệm thì bắt đầu ngay đi là vừa!
Bên cạnh đó, ngoài việc tiết kiệm, tôi còn có một chiếc áo giáp vững chắc nữa, đó chính là Bảo hiểm nhân thọ. Bạn tin hay không thì tùy, nhưng việc mua Bảo hiểm đối với tôi là điều cần thiết bởi sản phẩm tôi mua mục đích chính là để bảo vệ tài chính trước những rủi ro không lường trước, đồng thời tăng cơ hội tích lũy tài sản thông qua các quỹ đầu tư. Trong số các lựa chọn trên thị trường, tôi chọn Sản phẩm bảo hiểm liên kết đơn vị PRU-ĐẦU TƯ LINH HOẠT của Prudential để có một tài chính vững vàng, từ đó tôi cũng an tâm để theo đuổi ước mơ và dự định riêng. Bạn có thể cân nhắc tham gia các sản phẩm bảo hiểm phù hợp nhất với tài chính và nhu cầu của bản thân lẫn gia đình.
Lời kết
Có một thứ mà khi để nó qua đi nhiều người sẽ thường tiếc nuối mãi, đó chính là quãng thời gian của tuổi trẻ. Tiếc vì ta chưa kịp làm điều này, tiếc vì sao không theo đuổi cái kia,… Nếu trong thâm tâm bạn cảm thấy mình phải đứng lên làm gì đó, theo đuổi những điều bạn muốn thì hãy làm ngay khi còn có thể. Tôi tin chắc rằng chúng ta sẽ được thêm nhiều, từ kinh nghiệm đến trải nghiệm sống, chứ chẳng mất đi điều gì đâu. Nhớ nhé!