Image alt
Blog Nhịp Sống Khỏe

4 xu hướng mới trong cách quản lý tiền bạc thời hiện đại

Trong bối cảnh công nghệ thông tin đang chi phối gần như mọi mặt của đời sống, cách quản lý tiền bạc của con người ngày nay, từ kiếm tiền tạo thu nhập đến chi tiêu, cũng đang có nhiều thay đổi so với thế hệ trước. Hãy cùng Prudential cập nhật nhanh 4 xu thế mới nhất để qua đó có thể giúp bạn hội nhập và tận dụng các cơ hội có thể cải thiện tài chính cá nhân.

Xu hướng đa dạng nguồn thu nhập với xu thế kinh tế tự do

Ở thời đại trước, quan niệm của hầu hết những người đi làm công ăn lương là chỉ thực hiện các công việc của công ty trong giờ hành chính. Họ cùng thường chỉ gắn bó với một công ty đến khi về hưu để ổn định thu nhập và phúc lợi. Tuy nhiên, ở thế kỷ 21, bên cạnh loại hình công việc toàn thời gian, một xu hướng tăng thu nhập mới đã xuất hiện và đang ngày càng trở nên phổ biến, đó là “làm việc tự do” hay “freelance”.

Tại một số nước phương Tây, ước tính số lao động tự do hay “freelancer” đang chiếm 30% tổng số lao động của quốc gia. Nhiều chuyên gia đã gọi sự bùng phát này là nền kinh tế tự do (gig economy) và dự đoán rằng xu thế này sẽ ngày càng phát triển cùng với sự phát triển của công nghệ và các dịch vụ tuyển dụng trực tuyến. Thực vậy, với cầu nối hiệu quả là Internet, ngày nay, những người làm việc tự do (freelancer) và người tuyển dụng lao động cho các công việc mang tính thời vụ có thể dễ dàng tìm thấy nhau và hợp tác cùng nhau chỉ vài thao tác đơn giản qua thiết bị kỹ thuật số. 

Ngay cả khi bạn đã có công việc ổn định, nếu bạn còn thời gian rảnh và có những kỹ năng chuyên ngành như viết lách, dịch thuật, thiết kế web, đồ hoạ, quay phim… bạn hoàn toàn có thể cải thiện và đa dạng hoá thu nhập với số lượng việc tìm người gần như là vô hạn trên các website như Upwork, TaskRabbit (quốc tế) hoặc vlance, 123thue (Việt Nam).

Tận dụng nguồn lực dư thừa nhờ mô hình kinh tế chia sẻ

Cũng với sự phát triển của công nghệ, nền kinh tế hiện nay đang chứng kiến sự phát triển của các mô hình dịch vụ mới với các tên tuổi nổi trội như Grab, AirBnb... Các mô hình dịch vụ mang tính cách mạng này đã dẫn đến sự hình thành một mô hình tiêu dùng mới, đó là “tiêu dùng hợp tác” hay “chia sẻ”’. Gọi là mô hình tiêu dùng hợp tác/chia sẻ vì với hình thức này, người cung cấp có thể “chia sẻ” tài sản riêng của mình như phòng ở còn dư trong nhà, căn hộ trống chưa cho thuê… hoặc thậm chí các phương tiện di chuyển như ô tô và xe máy… của mình để đáp ứng nhu cầu hiện có của thị trường.

Theo các chuyên gia, ban đầu người tiêu dùng tìm đến các dịch vụ này chủ yếu do sự tiện dụng, nhưng dần dần họ nhận ra rằng các hình thức dịch vụ mới này còn giúp tiết kiệm chi tiêu đáng kể trong cuộc sống. Ở góc độ khác, hình thức này còn tạo cơ hội gia tăng thu nhập đáng kể cho người có tài sản (chỗ ở, phương tiện giao thông…) không dùng đến thường xuyên.

Chính nhờ những lợi ích đáng kể này, mô hình chia sẻ đang ngày càng phát triển và vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại theo những thống kê gần đây. Chẳng hạn, tại Mỹ, 40% dân số đang là “người chia sẻ” và các tỷ lệ tương tự cũng được tìm thấy ở Anh, Úc… Bên cạnh đó, theo một khảo sát mới đây tại Anh, 64% người được phỏng vấn thuộc độ tuổi 18-34 khẳng định trong tương lai họ sẽ cân nhắc lựa chọn thuê sản phẩm dịch vụ thông qua mô hình kinh tế chia sẻ vì các ưu điểm về tiết kiệm và tiện lợi.

Xu hướng tiêu dùng có trách nhiệm

Ngày nay, với sự phát triển của công nghệ, con người cũng dễ dàng tiếp cận các thông tin liên quan đến môi trường. Những con số đáng báo động như đến năm 2050 các đại dương sẽ chứa rác thải nhựa nhiều hơn cả loài cá, hay quá trình sản xuất mỗi kg hàng hóa sẽ tạo ra trung bình 71 kg chất thải được đề cập gần như trên mọi kênh thông tin từ báo chí đến các mạng xã hội.

Chính những con số đáng báo động này đang tạo ra thay đổi đáng kể trong nhận thức cùng thói quen của người tiêu dùng về việc chuyển sang sử dụng các sản phẩm thân thiện với môi trường hoặc không thử nghiệm trên động vật. Một cuộc khảo sát tiêu dùng toàn cầu do Cone Communications thực hiện vào năm 2015 cho thấy 81% người được phỏng vấn cho biết khi đưa ra quyết định tiêu dùng, trách nhiệm với môi trường và xã hội là ưu tiên hàng đầu rồi mới đến nhu cầu cá nhân. Điều đó tương đương với việc càng có nhiều người:

  • Sẵn sàng trả tiền nhiều hơn cho những sản phẩm không thí nghiệm trên động vật, các thực phẩm hàng hoá từ thiên nhiên (organic), sản phẩm thân thiện với môi trường, tiết kiệm năng lượng, hoặc các sản phẩm khi mua có thể góp từ thiện cho cộng đồng như thương hiệu giày TOMS.
  • Chọn lối sống tối giản (minimalism), mua sắm ít đi và tận dụng mô hình kinh tế chia sẻ để giúp tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên.
  • Tái sử dụng khi có thể như dùng các túi giấy cũ để đi siêu thị, tận dụng các vỏ chai cũ…
  • Với những thay đổi này, người tiêu dùng trên toàn cầu đang trở nên ngày càng tinh tế hơn trong việc lựa chọn các sản phẩm tiêu dùng. Họ có kiến thức và nhận thức sâu sắc về các vấn đề môi trường, về mối quan hệ giữa tương lai của môi trường và hành động tiêu dùng hiện tại. Chính vì thế họ cũng đòi hỏi nhiều hơn với sản phẩm và dịch vụ họ bỏ tiền ra để mua.

 

Xu hướng quản lý tài chính thông minh và cởi mở

Trong thế kỷ 21, lĩnh vực tài chính đã chứng kiến sự ra đời ồ ạt của các ứng dụng công nghệ kỹ thuật số dành cho dịch vụ ngân hàng và tài chính, hay còn gọi là fintech. Các ứng dụng này đã và đang tạo nên nhiều thay đổi trong thói quen tài chính của chúng ta như: thanh toán bằng thẻ hoặc điện thoại di động thay cho tiền mặt, giao dịch trực tuyến…

Ngay cả cách quản lý tài chính cá nhân của chúng ta cũng ngày càng hiện đại với sự hỗ trợ của các phần mềm, chương trình hỗ trợ ghi chú và quản lý dòng tiền trên các thiết bị thông minh như máy vi tính và điện thoại di động (như Money Lover, sổ thu chi MISA…).

>>> Có thể bạn quan tâm: 3 ứng dụng quản lý chi tiêu hiệu quả mà bạn không nên bỏ qua

Bên cạnh đó, chúng ta còn có xu hướng cởi mở hơn với các sản phẩm tài chính mới như mở thẻ tín dụng, vay ngân hàng và các gói bảo hiểm, do có thể dễ dàng tìm hiểu thông tin liên quan qua các kênh truyền thông và mạng xã hội, hoặc các trang mạng so sánh và thương mại điện tử.

Ngoài cách quản lý tiền bạc thông minh, đứng trước cuộc sống hiện đại ngày nay, nhiều người còn có xu hướng dự phòng tài chính thông qua bảo hiểm nhân thọ. Bảo hiểm nhân thọ được biết đến là một giải pháp tài chính tối ưu, không chỉ mang lại khả năng bảo vệ người tham gia trước rủi ro bệnh tật, hỗ trợ chi phí điều trị bệnh mà còn giúp tích lũy tài chính cho tương lai và đầu tư sinh lời, gia tăng tài sản. Sở hữu ít nhất 1 hợp đồng bảo hiểm nhân thọ ngay từ sớm giúp bạn xây dựng kế hoạch tài chính tốt hơn, có tính kỷ luật trong chi tiêu và cải thiện cuộc sống thật vẹn toàn. 

Các giải pháp tích lũy tài chính và bảo vệ toàn diện trước rủi ro

>>> Xem thêm: