Image alt
Blog Nhịp Sống Khỏe

Ăn uống lành mạnh
bắt đầu từ đâu?

Có một sự thật bất ngờ về việc điều chỉnh hành vi ăn uống mà bạn cần biết: Con người chỉ điều chỉnh thói quen ăn uống cố hữu của bản thân khi cơ thể đã lên tiếng với các vấn đề sức khỏe như: thừa cân, tiểu đường, bệnh tật...

Tuy nhiên, khi cơ thể trở nên không ổn bạn mới thực hiện việc điều chỉnh chế độ ăn uống thì xem chừng đã quá trễ. “Phòng bệnh hơn chữa bệnh” – hãy bắt đầu thói quen ăn uống lành mạnh để phòng chống bệnh tật. Những bí quyết ăn đúng dưới đây sẽ giúp ích cho thói quen ăn uống của bạn lành mạnh hơn.

Sử dụng thực phẩm nguyên chất

Việc chọn các thực phẩm chế biến sẵn như sấy khô, tẩm ướp gia vị, hun khói… tuy sẽ giúp cho việc nấu nướng dễ dàng và nhanh chóng hơn, nhưng sẽ làm thực phẩm mất đi các vitamin và dưỡng chất thiết yếu. Do đó, bạn nên ưu tiên dùng các thực phẩm như rau củ, trái cây, ngũ cốc, ... ở dạng nguyên chất, chưa qua chế biến để mang đến tác dụng tích cực cho cơ thể bằng việc cung cấp lượng chất xơ, vitamin và dưỡng chất nguyên vẹn của thực phẩm.

Bạn nên lưu ý lựa chọn nguồn cung cấp uy tín để tránh thực phẩm bẩn, không rõ nguồn gốc hay những loại thực vật chứa nhiều thuốc bảo vệ hóa học gây ảnh hưởng tiêu cực, thậm chí gây ngộ độc cho cơ thể. Những thực phẩm được sản xuất dưới dạng organic là lựa chọn tối ưu hiện nay dành cho người tiêu dùng. 

Dùng nhiều rau củ và trái cây

Bí quyết cơ bản nhất trong việc xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh hàng ngày là: Cơ thể cần ít nhất 400 gam rau củ và trái cây tươi đủ màu để phòng ngừa nhiều loại bệnh tật. Sử dụng trái cây, rau củ sẽ giúp cơ thể có nhiều chất xơ, vitamin, cải thiện khẩu vị, cân bằng chất dinh dưỡng trong bữa ăn.

Mặc dù vậy, bạn cần nhớ rằng chỉ dùng trái cây khi bụng đói – tốt nhất là sáng sớm hay giữa bữa sáng và bữa trưa. Đây là thời điểm tuyệt vời để cơ thể tiêu hóa và hấp thụ trọn vẹn chất dinh dưỡng từ trái cây, rau củ hiệu quả. Nếu bạn có vấn đề về dạ dày, hãy cẩn thận trong việc dùng các loại trái cây chua như quýt, cam, ... để tránh ảnh hưởng về sức khỏe.

>>> Có thể bạn quan tâm: Nên uống nước ép hay dùng trái cây sẽ tốt hơn?

Bổ sung các loại đậu và hạt

Chúng ta thường bỏ quên các loại hạt trong thực đơn hàng ngày. Hãy thay đổi thói quen ngay từ hôm nay khi đưa các loại hạt, đậu như: hạt dẻ, hạnh nhân, đậu nành, đậu lăng,... vào thực đơn mỗi ngày của cả nhà! Các người bạn họ nhà đậu này chứa nhiều chất đạm, dầu thực vật và chất béo rất tốt cho sức khỏe, giúp ngăn ngừa bệnh tim mạch. Đậu và hạt có thể là nguồn đạm thay cho thịt đỏ, là món ăn vặt thân thiện với sức khỏe.

>>> Bài viết có liên quan: Để sống lâu khỏe đừng nên bỏ qua công dụng tuyệt vời của hạt đậu nành

Khẩu phần đậu và hạt nên được cân đối hợp lý vì chúng chứa nhiều năng lượng, carbonhydrate. Một nắm tay đậu, hạt có thể lên đến 3 – 7 gam protein và 160 – 190 gam calories.

Không lãng quên sữa và sản phẩm từ sữa

Hãy xóa bỏ ngay định kiến về việc uống sữa và các sản phẩm từ sữa dễ gây tăng cân. Nghiên cứu khoa học cho thấy rằng: Sữa và những sản phẩm như phô mai, yogurt,... là nguồn cung cấp canxi, vitamin D quan trọng, giúp xương cứng cáp. Mỗi ngày dùng 2 – 3 ly sữa hay 2 – 3 sản phẩm từ sữa sẽ giúp bạn có một cơ thể khỏe mạnh.

Một điều nên lưu ý là hãy chọn loại sữa thích hợp với tình trạng sức khỏe để tránh việc dư đường, chất béo trong cơ thể. Ngoài ra, hãy tiếp cận những loại sữa thực vật như sữa hạnh nhân, sữa thực vật, ... để đa dạng hóa thực đơn cho mỗi ngày.

Hạn chế dùng đường, muối

Việc sử dụng quá nhiều gia vị sẽ mang đến tác động tiêu cực cho cơ thể. Hai gia vị chính yếu như đường, muối nếu sử dụng quá nhiều sẽ gây nguy cơ bệnh tật như: béo phì, cao huyết áp.

Hãy tập thói quen dùng sản phẩm không đường, không muối. Để nhận biết sản phẩm không muối, vỏ hộp sẽ ghi rõ “Không muối” hoặc “Không Natri” – hàm lượng Natri khoảng 5mg/ khẩu phần vẫn có thể xem là không muối. Đối với sản phẩm không đường, phần Sugar trên nhãn hộp sẽ bằng 0.

>>> Xem thêm: