Image alt
Blog Nhịp Sống Khỏe

Đón thiên thần nhỏ, bước chuẩn bị to

Sự xuất hiện của thiên thần nhỏ sẽ mang đến cho các cặp vợ chồng niềm hạnh phúc vô bờ, nhưng kèm theo đó là những thử thách chẳng hề dễ dàng. Việc bạn cần làm là chuẩn bị thật tốt, đặc biệt về mặt tâm lý, để cùng nhau bước qua cột mốc này một cách nhẹ nhàng, ít xung đột nhất có thể. Hãy cùng Prudential xem qua bạn có thể hành động gì để yêu thương càng tròn vẹn sau khi đón con chào đời.

1. Cảm thông và luân phiên trao đổi vai trò cho nhau

Khác với khoảng thời gian “chỉ có đôi ta”, việc đón chào thiên thần mới đồng nghĩa với việc cả hai cùng gánh vác những trọng trách mới. Đã qua rồi thời “vợ chăm con, chồng lo tài chính”, những người mẹ hiện đại ngày càng năng động và đóng vai trò quan trọng trong kinh tế gia đình và xã hội. Thế nhưng, có một nghịch lý là những người mẹ lại thường mang tâm lý “không ai chăm con tốt ngoài mẹ” khiến mẹ xem nhẹ vai trò người bố trong việc chăm sóc con.

>>> Có thể bạn quan tâm: Hình mẫu người phụ nữ mới: Làm chủ tài chính và cuộc đời

Hãy đủ cởi mở để chồng chăm sóc con, bởi cơ bản, người bố vẫn yêu thương con như bạn và luôn sẵn sàng bảo vệ cho sự an toàn và sức khỏe của bé. Thử “hoán đổi” vị trí làm bố - làm mẹ với nhau xem nào. Việc hoán đổi vai trò cho nhau sẽ giúp hai bạn có cái nhìn tổng quan về quy trình chăm sóc bé, thấu hiểu vai trò của nhau và phối hợp cùng nhau trôi chảy hơn. Tất nhiên, có những việc, đàn ông sẽ không khéo léo bằng phụ nữ và hãy nhận lời hướng dẫn để có cơ hội hoàn thiện nhau. Nói đúng hơn, hai bạn có thể đối xử với nhau như những người đồng đội, cùng nâng đỡ nhau để hoàn thành “công việc” làm bố mẹ. 

2. Lập bảng phân chia công việc rõ ràng

Dù bạn và “đồng đội” đã thống nhất về vai trò chăm con và quán xuyến công việc hằng ngày, nhưng sẽ có tình huống cả hai bối rối trong rất nhiều những việc nhỏ. Ví dụ: “lần trước em đã thay tã, lần này đến lượt anh” hay “anh đã chăm con suốt buổi, tới lúc em vào ca”.

Nếu kéo dài việc “so sánh” từng chút một, cả hai phải đối mặt với tình trạng đuối sức thì ít mà mệt mỏi tâm lý thì nhiều.

Các chuyên gia tâm lý gia đình khuyên rằng: bạn nên lên kế hoạch tất cả mọi việc vào đầu ngày và “phân công lao động” với nhau rõ ràng để giảm áp lực, bớt lúng túng khi có nhiều việc xảy ra cùng lúc. Khi đó, bạn sẽ thấy thoải mái vì mọi việc đơn giản hơn và tất cả đều nằm trong tầm kiểm soát. Đừng quên tự sắp xếp cho mình khoảng thời gian hợp lý cho bản thân nghỉ ngơi, thư giãn. Khoảng thời gian riêng này dù ngắn nhưng sẽ mang đến hiệu quả “sạc năng lượng” bất ngờ đấy.

3. “Chia ca” để ngủ, thay phiên trông con

Mất ngủ dường như là tình trạng dễ thấy của các cặp đôi có con đầu lòng. Dù bạn là phụ nữ hay đàn ông, mất ngủ thường xuyên dẫn đến việc giảm sút trí nhớ, mất tập trung, nặng nề hơn là rối loạn tâm lý. Do đó, tình trạng “trầm cảm sau sinh” sẽ ập đến với cả vợ và chồng nếu cả hai cùng nhau thức thâu đêm để chăm con. 

Thay vào đó, cả hai có thể cùng phân khung giờ ngủ, thay phiên nhau trông con. Prudential gợi ý: vợ sẽ thức chăm con lúc 10h khuya đến 2h sáng (thời điểm trẻ thường thức giấc đòi bú), chồng sẽ thức chăm con từ 2h đến 6h sáng. Số giờ ngủ (có thể không đủ) nhưng ít nhất mỗi người đều có khoảng thời gian nghỉ ngơi thật sự để “lấy sức” cho hành trình chăm con dài ngày. 

4. Chuẩn bị tâm lý cho sự xuất hiện của “người thứ ba”

Có thêm một thiên thần nhỏ xuất hiện cũng giống như “người thứ ba” xen vào cuộc sống riêng tư của hai vợ chồng. Thời gian riêng tư của bố mẹ giờ đây phải dành chăm sóc cho con nhiều hơn.

Trước khi có con, hai bạn nên trao đổi thẳng thắn về vấn đề tình cảm vợ chồng và cùng nhau tìm giải pháp. 

Lời khuyên từ các chuyên gia tâm lý là bạn hãy thẳng thắn bày tỏ tình trạng và cảm xúc của mình cho người bạn đời và cùng nhau vượt qua những tháng đầu tiên sau khi con chào đời. Đôi khi chỉ cần một ít phút riêng tư, lãng mạn, “hẹn hò tại nhà” như một cách để cả hai biết rằng người kia vẫn trân trọng và yêu thương mình. 

5. Chuyện trò với ông bà hai bên

Khi bé con chào đời, mối quan hệ của hai bạn và gia đình hai bên sẽ có những chuyển biến. Hãy lường trước trường hợp ông bà muốn chăm sóc cháu và áp đặt những giá trị và mong muốn của riêng họ. Ông bà có thể sẽ có dự định chăm sóc em bé dựa trên kinh nghiệm của bản thân, và cách chăm sóc đó không phải lúc nào cũng phù hợp với suy nghĩ của bạn. Điều này khiến bạn đôi khi bị mất chủ động trong việc hoàn thành vai trò làm bố/mẹ của chính mình. 

Để đối mặt với vấn đề này trong khi vẫn giữ gìn mối quan hệ với ông bà hai bên, hai bạn nên có một cuộc nói chuyện để phân định rõ ranh giới trách nhiệm trong việc chăm sóc bé. Nếu một trong hai bố mẹ “lấn quyền”, chính người của gia đình đó hãy lên tiếng để giữ quyền chủ động. Khi cả hai “đoàn kết”, hai bạn có thể cùng nhau ổn định cuộc sống theo ý muốn của chính mình. Tất nhiên, ông bà luôn muốn những điều tốt đẹp cho bạn và thiên thần nhỏ, nhưng hãy cùng lắng nghe và bày tỏ quan điểm của bạn một cách chân thành để chọn cách tốt nhất. 

6. Lập kế hoạch tài chính sẵn sàng cho tương lai của con

Để hiện thực hóa những ước mơ của con và đồng hành cùng con trên mỗi chặng đường, cha mẹ cần có kế hoạch tích lũy tài chính đúng đắn và có kỷ luật. Theo đó, nhiều phụ huynh hiện đại chọn tham gia bảo hiểm nhân thọ ngay từ rất sớm. Giải pháp này vừa giúp bảo vệ tài chính trong những trường hợp con gặp rủi ro, vừa đảm bảo quỹ học vấn để vun đắp tương lai vững chắc của con.

Giải pháp đảm bảo tương lai con trẻ

Như vậy khi cha mẹ đã chuẩn bị chu đáo, thì việc đón chào thiên thần nhỏ sẽ trở thành niềm vui, chứ không hề là cơn ám ảnh nữa nhé!

>>> Đọc thêm: Đối mặt với vấn đề tài chính ở ba mốc quan trọng trong cuộc sống.