Image alt
Blog Nhịp Sống Khỏe

Nghệ thuật tổ chức cuộc sống gia đình

Không ít người nghĩ rằng nghệ thuật tổ chức cuộc sống gia đình chỉ bắt đầu khi người ta đã lập gia đình, có biết đâu, chính cách nghĩ này đã dẫn họ tới lúng túng và bế tắc.

Thật ra, nền tảng của nghệ thuật tổ chức cuộc sống gia đình phải được nghiêm túc bàn tới ngay trong quá trình tìm hiểu và đôi bên nam nữ phải coi đó là những thỏa ước chặt chẽ, suốt đời không ai tự ý làm sai. Khi đã cưới nhau và chung sống với nhau, đương nhiên hai vợ chồng còn phải có thêm các quy ước mới và đó là lẽ bình thường. Mỗi cây mỗi hoa, mỗi nhà một cảnh, thỏa ước luôn mang đặc trưng riêng vì thế rất phong phú, dẫu vậy cũng có những nội dung quan trọng không thể nào bỏ qua.

Trước hết là về tổ chức đời sống kinh tế. Vợ chồng phải cùng nhau làm lụng, chồng làm theo khả năng và điều kiện của chồng, vợ làm theo sở trường và cung cách riêng của vợ, miễn ai cũng dốc sức làm việc. Đó là nguồn sống, đó là niềm vui, đó cũng là sự trải nghiệm để thể hiện tư chất cá nhân của vợ và chồng. Có lao động và lao động với hiệu quả ngày càng cao, nhất định sẽ có sự thăng tiến. Đành không phải ai cũng lấy thăng tiến làm mục đích nhưng dẫu sao đó cũng chính là một hình thức đánh giá của cộng đồng. Ngày xưa xã hội ta gần như chỉ biết sản xuất nông nghiệp nên công phu cuốc bẫm cày sâu thuộc về chồng còn vắt óc nghĩ kế bảo vệ và phân phối sản phẩm thu hoạch được thuộc về vợ. Của cải chỉ có ruộng đồng, vườn tược và lúa, ngô, khoai, sắn…toàn những thứ không thể giấu riêng được, cho nên câu của chồng công vợ hiểu theo nghĩa nào cũng đều rất hay. Ngày nay một bộ phận rất lớn của xã hội làm công ăn lương, họ nhận đủ nhưng những ai tinh thần trách nhiệm chưa cao, thường không đưa về nhà tất cả, đó là chưa nói ngoài lương còn có bổng lộc, khoản này bị không ít người đưa ra nhà hàng vui cùng bạn bè. Ở đây, ý thức tự nguyện tự giác phải luôn được đề cao. Nguồn thu gia đình nên tập trung về một mối và ngoại trừ kinh phí phục vụ cho sản xuất, kinh doanh và buôn bán, phần chi dùng của gia đình cần bàn giao thật minh bạch. Đời cũng có những người phụ nữ không có kỹ năng quản lý chi tiêu nhưng số đó chỉ chiếm một tỷ lệ rất ít nên các gia đình nên giao trách nhiệm quản lý nguồn thu cho vợ. Trước khi quyết định chi một khoản tương đối lớn, vợ cần bàn bạc với chồng bởi chẳng ai nhỏ bé đi khi họ thể hiện lòng chân thành. Trong mọi khoản nhất định sẽ có lúc phải chi, có khoản dự phòng cho những biến động của tình trạng sức khỏe, cho những đột biến khó lường của tương lai, cho quỹ tiết kiệm của gia đình và cho trăm thứ không muốn gọi tên.

Giải pháp hoạch định tài chính tối ưu cho vợ chồng trẻ

Không ít người nghĩ rằng nghệ thuật tổ chức cuộc sống gia đình chỉ bắt đấu khi người ta đã lập gia đình, có biết đâu, chính cách nghĩ này đã dẫn họ tới lúng túng và bế tắc. Thật ra, nền tảng của nghệ thuật tổ chức cuộc sống gia đình phải được nghiêm túc bàn tới ngay trong quá trình tìm hiểu và đôi bên nam nữ phải coi đó là những thỏa ước chặt chẽ, suốt đời không ai được tự ý làm sai.

Mức sống tuy rất quan trọng nhưng cách sống cũng cần phải được quan tâm đầy đủ. Thiếu sự chú ý đến đời sống tinh thần như tổ chức vui chơi và giải trí lành mạnh, đi du lịch, đi tham quan và mua sắm…cuộc sống sẽ trở nên cằn cỗi và khô khan. Đời sống tinh thần bắt đầu từ ngôn từ trong văn hóa giao tiếp giữa hai vợ chồng. Hãy luôn nói với nhau và về nhau những lời ngọt ngào đằm thắm nhất. Khi những tiếng xưng hô rất tuyệt vời là anh anh, em em bị vơi dần rồi biến mất cũng có nghĩa chất thi vị của tổ ấm đang có nguy cơ bị triệt tiêu. Lúc mới tìm hiểu nhau, tại sao cứ mong có cơ hội để tặng quà, tặng hoa và nồng nàn ôm hôn còn khi đã cưới nhau (nhất là cưới khá lâu rồi), tất cả dần dần bị quên lãng. Xưa như các cụ mà vẫn có lời dạy rằng

"Tương ái vĩnh như tân
Tương kính vĩnh như tân"

(nghĩa là yêu nhau mãi mãi như thuở ban đầu, kính nhau mãi mãi như khách của nhau). Có người vô tâm phán rằng đó chỉ là thứ rườm rà, nhiêu khê và vô ích. Không có cổ, cái áo vẫn cứ là cái áo nhưng không có đời sống tinh thần tốt đẹp, con người sẽ chẳng còn là con người nữa. Thực tế của cuộc sống là vậy, người đàng hoàng chẳng thể làm khác được đâu.

>>> Bài viết có liên quan: Những sự thật phũ phàng về cuộc sống sẽ khiến bạn phải mạnh mẽ hơn

Thỉnh thoảng cũng có người tuy rất quan tâm đến nghệ thuật tổ chức cuộc sống gia đình mình nhưng thiếu sự cân đối trong nhiều mối quan hệ khác. Trên ta là tổ tiên, ông bà và cha mẹ ta. Với các đấng tiền bối đã về với cõi vĩnh hằng, nếu không biết kính thờ là đắc tội. Với ông bà cha mẹ còn an vui với con cháu, đạo nghĩa lo phụng dưỡng không được phép quên lãng. Chớ nghĩ rằng trước hết, ông bà cha mẹ sẽ thường xuyên nhận được sự báo đáp, quan trọng hơn, trong ngoài và trên dưới nhìn vào đều cảm kích, việc dạy dỗ đạo đức làm người cho các con của mình nhất định sẽ thuận lợi hơn. Với không ít trường hợp, lòng thủy chung son sắt thường xuyên được củng cố bởi sự đan xen đáng yêu của những mối quan hệ tốt đẹp này.

Không ai có thể biệt lập với cộng đồng, vì thế việc xây dựng và bảo vệ mối quan hệ hữu hảo với bà con họ hàng, xóm giềng gần xa cùng các thế hệ bạn bè và đồng nghiệp luôn luôn có tác động rất mạnh mẽ tới bầu khí của gia đình. Chân thành và khéo léo, sự an lành sẽ đến. Bạc bẽo và thô lỗ sẽ tạo cơ hội cho sự lạnh lùng bủa vây.

>>> Đừng bỏ lỡ: 12 hành động đơn giản giúp bạn cải thiện mối quan hệ một cách hiệu quả

Hóa ra, nghệ thuật tổ chức cuộc sống gia đình không phải chỉ tiến hành riêng trong gia đình mình và duy nhất trong gia đình mình. Người có khả năng nhìn xa trông rộng không bao giờ tự giới hạn tầm nhìn trong khuôn khổ chật hẹp của những bức tường quanh nhà họ, không bao giờ chỉ thấy tương lai chỉ là một quãng thời gian quá ngắn ngủi ở trước mắt.
 
Chuyên gia Tâm lý

Thạc sĩ Lý Thị Mai