Image alt
Blog Nhịp Sống Khỏe

10 bí quyết trò chuyện cùng trẻ

Jo Frost, chuyên gia đến từ chương trình nổi tiếng tại Anh Supernanny, là thần tượng của rất nhiều bậc phụ huynh đến từ nhiều quốc gia. Với kinh nghiệm của một nhà tâm lý học, Jo đã hướng dẫn cho cha mẹ cách ứng xử khi con trẻ có hành xử thất thường cũng như tạo ra một môi trường ấm cúng, hạnh phúc trong gia đình. Phương pháp của Jo có thể được đúc kết thành 10 nguyên tắc cơ bản và tất cả sẽ được bật mí ngay sau đây:

Khen thưởng cho bé

Con trẻ nên được biết rằng bạn luôn hài lòng về chúng. Việc khuyến khích con không chỉ qua những món quà mà còn nên là những lời khen đơn giản như: “Con giỏi lắm”, “Con hoàn thành tốt lắm”, hoặc “Cha/mẹ rất tự hào về con”. Việc thể hiện cảm xúc qua cử chỉ cũng rất quan trọng, vì thế hãy để con cảm nhận tình thương của bạn thông qua những cái ôm trìu mến. Bạn cũng có thể trao “huân chương” cho trẻ để ghi dấu thành tích bé đạt được. Bạn có thể dán những “huân chương” này trên tủ lạnh hay bất kỳ nơi nào dễ dàng thấy để con có thể nhìn ngắm thường xuyên và cảm thấy có động lực để cư xử đúng mực.

>>> Có thể bạn quan tâm: Nên thể hiện sự khen ngợi đối với trẻ như thế nào cho phù hợp?

Thể hiện tính nhất quán

Con nên biết rằng từ “không” là một điều luật không thể đàm phán. Đó là lý do những giới hạn bạn đặt ra cho trẻ phải được chấp thuận và thực hiện bởi mọi thành viên trong gia đình cũng như những vị khách thường xuyên lui tới nhà bạn. Nếu trẻ không được phép uống nước ngọt, xem TV trước khi đi ngủ hay sử dụng các vật dụng của người lớn, bạn hãy nói với những người xung quanh và nhắc họ phải tuẩn thủ những quy tắc đã được đặt ra.

Lập thời gian biểu

Trẻ sẽ tự tin hơn khi biết được những điều sẽ xảy ra trong quãng thời gian nhất định của một ngày. Vì vậy, bạn nên lập ra một thời khoá biểu cho con trẻ. Nhờ thế, con bạn sẽ biết giờ nào nên làm việc gì. Sinh hoạt có giờ giấc sẽ giúp hạn chế những vấn đề phổ biến của trẻ như không muốn đi ngủ và thức dậy đúng giờ.

Thiết lập giới hạn

Chúng ta thường có suy nghĩ mặc định rất sai lầm rằng trẻ nên phải tự ý thức điều gì được phép làm và điều gì không được phép làm. Tuy nhiên, điều này không đúng vì con chưa có đủ kiến thức và kinh nghiệm để tự phân biệt đúng sai. Cho nên, công việc của bạn là giải thích cho con, ngay cả những điều hiển nhiên như đánh nhau rất xấu hay không được gây hại cho người khác.

Chọn hình thức kỷ luật

Việc đặt ra những giới hạn sẽ không hữu dụng nếu bạn không thiết lập được những hình thức xử lý kỷ luật. Trẻ nên được biết hậu quả của việc vi phạm kỷ luật là gì. Các hình thức xử lý sai phạm nên đa dạng, tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của hành vi: từ việc khuyên nhủ bằng lời nói tới hành động phạt không cho bé đi chơi. Dù thế nào đi nữa, cha mẹ nên hiểu rằng hình phạt chỉ là một hình thức răn đe, tuyệt đối không phải là một biện pháp “trừng trị” cực đoan. Vì vậy, khi con phạm lỗi, bạn cũng hãy cân nhắc các hình thức kỷ luật để không khiến con quá sợ hãi.

>>> Đừng bỏ lỡ: Cha mẹ nên làm gì khi con trẻ đưa ra quyết định trái ý mình?

Đưa ra lời khiển trách

Một lời cảnh báo sẽ giúp trẻ thay đổi quyết định hoặc dừng lại hành vi sai trái. Bạn có thể cảnh báo trẻ theo hai hình thức: nhắc nhở nhẹ nhàng và khiển trách nghiêm khắc. Những nhắc nhở nhẹ nhàng thường là “Nhanh lên nào con! Sắp đến giờ phải đi rồi đấy!” hay “Đến giờ ăn rồi con, hãy đặt đồ chơi xuống nào!”.

Khiển trách nghiêm khắc chỉ nên được sử dụng khi con quá nghịch và những lời nhắc nhở dường như không có tác dụng. Ví dụ, bạn có thể nói: “Nếu con không ngừng nghịch ngợm ngay bây giờ, mẹ sẽ phạt con.”

Làm rõ những kỳ vọng

Trẻ không bẩm sinh thấu hiểu được điều gì tốt, điều gì xấu hay những kỳ vọng từ cha mẹ. Bạn nên giúp các con phân biệt đúng sai. Cách tốt nhất là bạn viết ra những bảng hướng dẫn những điều tốt xấu và dán lên trên tường của con để nhắc nhở con hằng ngày.

Tự kiểm soát bản thân

Dù con cái có sai phạm nghiêm trọng tới mức nào, bạn luôn cần phải giữ bình tĩnh. Đừng la hét hay nổi nóng trước mặt con trẻ mà hãy trò chuyện với con bằng giọng bình tĩnh nhưng cương nghị. Bằng việc duy trì khả năng tự kiểm soát bản thân như vậy, bạn đang truyền thông điệp một cách rõ ràng và nhất quán đến cho trẻ rằng vi phạm nguyên tắc đương nhiên sẽ dẫn tới kỷ luật và vẫn thể hiện với con lối cư xử đúng đắn.

>>> Thông tin thêm: Cùng con học cách tự điều khiển tâm trí và giữ bình tĩnh

Đề cao tinh thần trách nhiệm

Ngay khi còn nhỏ, trẻ nên học cách có trách nhiệm với nhà cửa, gia đình và trách nhiệm này sẽ lớn dần lên theo độ tuổi của bé. Lưu ý rằng bạn không nên giao cho con những trọng trách ngoài sức của bé để tránh làm bé nản chí và mất tự tin. Một đứa trẻ 5 tuổi không thể sửa chữa đồ chơi, nhưng hoàn toàn có thể dễ dàng lau chùi, quét dọn nhà cửa. Hãy luôn khuyến khích con làm việc nhà, và khen thưởng khi con hoàn thành công việc.

Cho con thời gian nghỉ ngơi

Ai cũng cần nghỉ ngơi, kể là thành viên nhỏ nhất trong gia đình. Bạn không nên làm một thời gian biểu dày đặc với quá nhiều hoạt động và các lớp học thêm, vì điều đó sẽ làm con sinh ra mệt mỏi, chán nản. Hãy để cho con thời gian tự do để làm điều mình thích.

Bên cạnh việc thấu hiểu và trò chuyện cùng trẻ, nhiều bậc phụ huynh hiện đại còn thể hiện tình yêu thương trọn vẹn bằng cách tham gia bảo hiểm cho trẻ. Với giải pháp tài chính này, cha mẹ có thể an tâm vì đã cho con một hành trang để con luôn vững vàng trong cuộc sống.

>>> Tìm hiểu thêm: Giải pháp cho con hành trang vững vàng

Nguồn: Theo BrightSide