Image alt
Blog Nhịp Sống Khỏe

5 dấu hiệu cơ thể bạn đang bị nhiễm độc tố

Môi trường ngày càng ô nhiễm và nguồn thực phẩm bị nhiễm độc từ các hoá chất trong canh tác khiến sức khoẻ con người càng bị đe dọa. Các độc tố có thể đến từ những vật dụng bạn sử dụng hằng ngày, từ ly cà phê đánh thức bạn mỗi sáng, đến chai sữa tắm bạn dùng mỗi ngày, hoặc thậm chí là chiếc điện thoại bất ly thân – tất cả đều tiềm ẩn nhiều độc tố gây hại cho cơ thể.

Vậy, làm cách nào để ta kịp phát hiện ra cơ thể đang bị quá tải và không thể lọc hết các độc tố này? Thật ra, cơ thể con người là một bộ máy vô cùng thông minh. Chúng luôn biết cách để gửi thông điệp cảnh báo cho ta về nguy hại của độc tố qua các dấu hiệu rất rõ ràng. Cùng Prudential khám phá những dấu hiệu đó là gì và cách giải độc cho cơ thể ngay nhé!

Những dấu hiệu cơ thể bạn đang biểu tình

1. Thường xuyên cảm thấy mệt mỏi

Việc tích tụ độc tố sẽ khiến cho hệ bài tiết của cơ thể phải hoạt động nhiều hơn để điều tiết và loại bỏ các thành phần có hại. Dưới tác động của môi trường sống đầy rẫy các nhân tố gây hại, việc lọc và bài tiết chất độc sẽ dần bị quá tải, dẫn đến tình trạng suy nhược các cơ quan, đồng thời tạo cảm giác mệt mỏi thường xuyên.
 
Và bạn nghĩ rằng mình cần một chút cà phê hay đồ ăn ngọt để tỉnh táo hơn ư? Sai rồi, vì việc nạp các thực phẩm năng lượng như cà phê hay bánh ngọt sẽ càng gia tăng lượng caffein và đường cho cơ thể, gây sức ép lên các hệ cơ quan tuần hoàn và bài tiết khiến cơ thể bạn càng mệt mỏi hơn.

>>> Tìm hiểu thêm: 3 mẹo tuyệt vời giúp bạn cắt giảm lượng đường trong mỗi bữa ăn

Bên cạnh đó, hệ bài tiết hoạt động không hiệu quả cũng tương đương với việc độc tố sẽ dần tích tụ bên trong cơ thể, dẫn đến việc trì trệ hoạt động điều tiết hoocmon và suy giảm miễn dịch, khiến bạn mau mất sức và dễ mắc các bệnh truyền nhiễm.

2. Tăng cân bất thường hoặc giảm cân không hiệu quả

Bạn có biết rằng cơ thể có khả năng điều tiết các hoocmon như insulin, peptin, estrogen,… để điều hoà lượng mỡ và cân nặng? Nếu bạn bị tăng cân bất thường và dù đã cố tập thể dục hay ăn kiêng nhưng vẫn không thành công, có thể hoạt động của hoocmon đã bị ảnh hưởng do các độc tố trong thực phẩm và môi trường tác động lên.

Đáng lưu ý, một số độc tố như dioxin, PCVs và các chất diệt sâu bọ trong nông sản còn có khả năng tích tụ trong các mô mỡ. Nghiên cứu cho thấy các loại hoá chất này có khả năng tự sản sinh ra mô mỡ biến chất. Khác với các mô mỡ bình thường, các mô mỡ biến chất này không thể tự tiêu hủy trong quá trình trao đổi chất. Chính vì vậy, cho đến khi bạn có thể giải độc cơ thể thì bạn sẽ có thể phải gắn bó với các mô mỡ này lâu dài đấy.

3. Mùi cơ thể

Nếu một ngày bạn phát hiện hơi thở hay cơ thể trở nên nặng mùi hơn bình thường, có thể gan của bạn đang bị quá tải và không thể lọc hết độc tố trong thực phẩm. Không chỉ vậy, độc tố tích tụ có thể ảnh hưởng tới hệ tiêu hoá gây nhiều bệnh lý về dạ dày và ruột như ợ chua, trào ngược dạ dày và viêm nhiễm vùng ruột. Chính những bệnh lý này sẽ ảnh hưởng đến mùi trong khoang miệng và cả “khí gas” mà bạn sản xuất ra. Ngoài ra độc tố cũng ảnh hưởng trực tiếp đến hệ bài tiết, khiến mồ hôi và các chất thải khác đều có mùi nặng hơn bình thường rất nhiều.

4. Mẫn cảm với mùi hương

Gan là cỗ máy lọc chất độc của cơ thể. Và nhiều nghiên cứu đã chứng minh khi hệ thống lọc chất độc của gan bị quá tải, cơ thể sẽ trở nên mẫn cảm hơn để có thể loại trước những tạp chất có khả năng gây độc cho cơ thể. Điều này dẫn đến việc ta có thể nhạy cảm hơn với những mùi hương và các vật thể nhỏ thư hạt phấn hoa, bụi, hay lông chó mèo.

Nếu tiếp tục để gan quá tải, mức độ nhạy cảm này có thể ngày càng nghiêm trọng, dẫn đến các bệnh liên quan đến dị ứng như viêm mũi, giác đau đầu, chóng mặt, thậm chí choáng ngất.

5. Cảm giác mất động lực trong cuộc sống

Không chỉ ảnh hưởng tới sức khoẻ, độc tố còn gây ảnh hưởng đến cảm xúc của con người. Một thí nghiệm năm 2007 của đại học Brown (Mỹ) đã tìm ra mối liên hệ giữa các độc tố từ ẩm mốc có liên quan đến căn bệnh trầm cảm ở 6.000 người Châu Âu. Người mắc bệnh, bên cạnh những vấn đề về sức khoẻ như suy giảm hệ miễn dịch, suy yếu chứng năng gan…, dần bị mất động lực sống, luôn cảm thấy chán nản và phiền muộn.

Làm gì để thải độc trong cơ thể của bạn?

  • Giảm thiểu việc tiếp xúc/hấp thụ các độc tố: Như bạn đã biết, các sản phẩm hằng ngày như caffein từ cà phê và các thức uống tăng lực, đường từ các sản phẩm từ lúa mì, các hàng hoá mỹ phẩm không rõ nguồn gốc… có thể gây tích tụ độc tố cho cơ thể. Hãy hạn chế việc sử dụng các sản phẩm này hoặc có biện pháp thay thế hay tiệt trùng để giảm thiểu khả năng nhiễm độc.

  • Chọn thực phẩm đúng và đảm bảo: Không chỉ tăng cường lượng rau củ quả, thực phẩm giàu protein và omega-3 vào bữa ăn hằng ngày để cải thiện sức khoẻ gia đình, bạn nên lựa chọn mua thực phẩm tại các cửa hàng hoặc siêu thị uy tín, đảm bảo rằng nguồn thực phẩm luôn sạch và tươi sống để ngăn ngừa các mối nguy hại từ thuốc trừ sâu, thuốc tăng trưởng…

  • Uống đủ nước: Nước góp phần rất lớn trong quá trình điều hoà và loại bỏ các độc tố trong cơ thể. Hãy đảm bảo rằng bạn uống đủ 8 cốc nước lớn mỗi ngày nhé!

  • Tập thể dục thường xuyên: Khi tập thể dục, các độc tố cũng sẽ được cơ thể bài tiết ra theo tuyến mồ hôi. Ngoài ra, cơ thể sẽ tiết ra hoocmon endorphin giúp cải thiện tâm trạng và hệ miễn dịch. Hãy dành ra 30 phút mỗi ngày cho việc rèn luyện và thải độc cho cơ thể nhé bạn.

  • Detox: Áp dụng các biện pháp detox dưới sự chỉ dẫn của các chuyên khoa y tế và dinh dưỡng để giúp thanh lọc độc tố ra khỏi cơ thể.

 

>>> Xem thêm: