giá trị hoàn lại, bảo hiểm nhân thọ
Blog Nhịp Sống Khỏe

Giá trị hoàn lại của hợp đồng bảo hiểm, bạn đã hiểu đúng?

Giá trị hoàn lại là một thuật ngữ được nhắc đến khá nhiều khi tham gia bảo hiểm nhân thọ. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu đúng về giá trị hoàn lại của hợp đồng bảo hiểm. Bài viết sau sẽ cung cấp các thông tin hữu ích, giúp bạn hiểu rõ về ý nghĩa thực sự của thuật ngữ này.

Giá trị hoàn lại của bảo hiểm nhân thọ là gì?

Giá trị hoàn lại (Cash Surrender Value hay giá trị giải ước) là số tiền mà bên mua bảo hiểm sẽ nhận được khi chấm dứt hợp đồng trước thời hạn hoặc trước khi sự kiện được bảo hiểm xảy ra. Cần lưu ý rằng, điều này chỉ áp dụng cho những sản phẩm bảo hiểm nhân thọ có giá trị hoàn lại.

>> Xem thêm: Tổng hợp các thuật ngữ bảo hiểm nhân thọ bạn nên biết

Giá trị tài khoản và giá trị hoàn lại của hợp đồng bảo hiểm khác nhau như thế nào?

Khá nhiều người nhầm lẫn giá trị tài khoản và giá trị hoàn lại của bảo hiểm nhân thọ là một. Tuy nhiên, đây lại là hai thuật ngữ hoàn toàn khác nhau, cụ thể:

 

Giá trị tài khoản

Giá trị hoàn lại

Định nghĩa

- Là số tiền hiện có trong tài khoản hợp đồng.

- Được hình thành từ phí bảo hiểm phân bổ và lãi đầu tư sau khi khấu trừ các loại phí, chi phí.

- Gồm 2 loại: cơ bản và tích lũy thêm.

- Là số tiền nhận được khi chấm dứt hợp đồng trước khi đáo hạn hoặc sự kiện bảo hiểm xảy ra.

- Được xác định bằng giá trị tài khoản hợp đồng trừ đi phí chấm dứt hợp đồng.

Công thức tính

Giá trị tài khoản cơ bản = Phí bảo hiểm cơ bản - Phí ban đầu - Phí bảo hiểm rủi ro - Phí quản lý hợp đồng.

Giá trị tài khoản tích lũy thêm (nếu có) = Phí bảo hiểm tích lũy thêm - Phí ban đầu - Phí bảo hiểm rủi ro - Phí quản lý hợp đồng.

Giá trị hoàn lại = Giá trị tài khoản - Chi phí chấm dứt hợp đồng.

Cách theo dõi

Hàng năm, công ty bảo hiểm sẽ thông báo bằng văn bản số tiền trong giá trị tài khoản hợp đồng.

Được ghi rõ trong bảng minh họa quyền lợi bảo hiểm nhân thọ.

Cách tính giá trị hoàn lại của hợp đồng bảo hiểm

Giá trị hoàn lại của bảo hiểm nhân thọ được tính bằng công thức sau:

Giá trị hoàn lại của hợp đồng bảo hiểm nhân thọ = Giá trị tài khoản (tại ngày chấm dứt hợp đồng) - Chi phí chấm dứt hợp đồng.

Lưu ý: Giá trị hoàn lại của một hợp đồng bảo hiểm liên kết chung hay liên kết đơn vị cũng được xác định theo công thức này. Trong đó, chi phí chấm dứt hợp đồng của mỗi các công ty bảo hiểm là khác nhau. Để biết chính xác, bạn có thể trao đổi với tư vấn viên.

Một lưu ý khác dành cho bạn chính là giá trị hoàn lại sẽ tương đương với số phí bảo hiểm đã đóng kể từ năm thứ 10. Sau đó giá trị hoàn lại sẽ dần tăng dần lên qua từng năm. Ví dụ, bạn tham gia bảo hiểm vào năm 2021 thì 10 năm sau (tức năm 2031) giá trị hoàn lại sẽ tương đương với số phí bảo hiểm đã đóng. Từ năm 2032 trở về sau, giá trị này sẽ tăng lên và lớn hơn số phí bảo hiểm.

Có phải mọi hợp đồng bảo hiểm đều có giá trị hoàn lại?

Đây là hiểu lầm phổ biến về đến giá trị hoàn lại, khiến người tham gia chịu nhiều thiệt thòi khi ngưng hợp đồng bảo hiểm trước thời hạn.

Theo đó, không phải sản phẩm bảo hiểm nhân thọ nào cũng có giá trị hoàn lại. Ngoài ra, căn cứ vào quy định trong Luật Kinh doanh Bảo hiểm 2000:

  • Bên mua bảo hiểm chỉ được nhận giá trị hoàn lại của hợp đồng bảo hiểm nhân thọ nếu có thời gian đóng phí từ 2 năm trở lên. Các hợp đồng có thời gian đóng phí dưới 2 năm thì KHÔNG có giá trị hoàn lại.

 

Chính vì thế, để đảm bảo quyền lợi của mình, bạn cần tìm hiểu kỹ về sản phẩm bảo hiểm mà mình tham gia, các điều khoản trong hợp đồng bảo hiểm và nhờ tư vấn viên tư vấn trước khi ký kết. Đồng thời, bạn cũng không nên chấm dứt hợp đồng bảo hiểm trước thời hạn vì sẽ chịu nhiều thiệt thòi như: Không nhận được giá trị hoàn lại (sản phẩm không có giá trị hoàn lại) hoặc nhận được nhưng giá trị thấp hơn số phí đã đóng. Đặc biệt là các quyền lợi bảo hiểm như bảo vệ trước rủi ro, đầu tư... sẽ không còn hiệu lực.

Nên làm gì để không bị dừng hợp đồng bảo hiểm trước hạn?

Đôi khi vì một vài nguyên nhân, chẳng hạn khó khăn về tài chính mà bạn không thể đóng phí đúng hạn và muốn rút giá trị hoàn lại của hợp đồng. Tuy nhiên như đã đề cập, việc rút tiền bảo hiểm trước thời hạn sẽ khiến người tham gia chịu nhiều thiệt thòi. Thay vào đó, bạn hãy tận dụng thời gian 60 ngày gia hạn đóng phí trong Luật Kinh doanh Bảo hiểm 2000.

Sau thời gian này, nếu bạn vẫn chưa thể đóng phí, bạn có thể tạm ứng từ giá trị hoàn lại để nộp phí bảo hiểm. Bạn có thể xem chi tiết hướng dẫn cách tạm ứng giá trị hoàn lại của hợp đồng bảo hiểm Prudential TẠI ĐÂY. Nhưng cần lưu ý rằng, hợp đồng bảo hiểm sẽ chính thức bị mất hiệu lực khi giá trị hoàn lại không còn đủ để đóng phí.

Ngoài ra, bạn có thể áp dụng một số cách khác để duy trì quyền lợi của hợp đồng bảo hiểm:

  • Đề nghị công ty bảo hiểm giảm phí bảo hiểm.

  • Tạm hoãn hợp đồng bảo hiểm.

 

Hy vọng qua những thông tin trên đã giúp bạn hiểu rõ hơn về giá trị hoàn lại của hợp đồng bảo hiểm. Tham gia bảo hiểm nhân thọ được xem như một kế hoạch bảo vệ bản thân và gia đình lâu dài. Vì thế trong mọi trường hợp, bạn cần cân nhắc thật cẩn thận và kỹ lưỡng trước khi rút tiền hoặc chấm dứt hợp đồng bảo hiểm nhân thọ. Tốt nhất, hãy chia sẻ với tư vấn viên bảo hiểm của bạn để nhận được các đề xuất tốt nhất.

Đăng ký email
nhận tin hay mỗi tháng

Hãy đăng ký nhận Bản tin Nhịp sống khoẻ mỗi tháng để nhận được những bài viết hữu ích về kiến thức bảo hiểm nhân thọ, quản lý tài chính và chăm sóc sức khoẻ thể chất lẫn tinh thần, xây dựng cuộc sống tốt đẹp hơn mỗi ngày nhé!
* Là các thông tin bắt buộc nhé
Thông tin chưa hoàn thành Vui lòng nhập đủ các thông tin bắt buộc

Hãy nhập thông tin của bạn

Tôi đã đọc Chính sách bảo mật và đồng ý để Prudential Việt Nam được liên hệ cho các mục đích tư vấn, quảng cáo các sản phẩm, dịch vụ.

Alt Text