Image alt
Blog Nhịp Sống Khỏe

Hãy để con là chính mình!

Tôi thường niệm thần chú này khi dạy con – “con chỉ cần là chính mình, con sẽ lớn lên và trở thành một người hạnh phúc!”. Vậy mà, tôi vẫn mắc một số sai lầm căn bản khi áp đặt con theo ý mình.

1. Con phải nghe mẹ, vì đó là điều mẹ muốn!

Con tôi thích để tóc dài, tôi muốn bạn ấy để tóc ngắn. Lý do vô cùng đơn giản – tóc ngắn gọn gàng, dễ gội, nhanh khô, dễ chải, khi chơi hay chạy nhảy, nó cũng không làm đầu con bé trông như một tổ quạ. Một lý do hết sức lý trí. Nhưng tôi quên mất một lý do khác, rất cảm xúc, của con bé – con là con gái, con thích tóc dài.

Con bé phụng phịu khi tôi bảo, tóc con dài quá, đi cắt nào! Và yếu ớt đấu tranh, cho con để tóc dài đi. Tôi đành nhượng bộ, rất miễn cưỡng.

Và tiếp theo là những buổi sáng trước khi bạn ấy đi học, tôi sẽ dành 2-3 phút để cột tóc cho bạn ấy. Ban đầu, tôi thấy thật mất thời gian, thật là rắc rối, nhưng quan sát thấy con thích những kiểu cột tóc, rồi yêu cầu "mẹ cột 2 bên cho con", "hôm nay cột 2 tầng nha mẹ" tôi bắt đầu thấy vui. Và hôm nay thì nàng đã được cột củ tỏi, và khoái quá, hí hí, tóc con cột củ tỏi được rồi. 

Bài học rút ra: tìm ra niềm vui trong sở thích của con, chứ đừng tạo nên chiến tranh không cần thiết chỉ vì những gì mình cho là đúng.

>>> Đừng bỏ lỡ: Vì sao cha mẹ cũng nên học cách tôn trọng con cái?
 

2. Có bài không con? Học đi con! Sao chưa học? Hồi mẹ bằng con…

Như hàng triệu bà mẹ Việt Nam khác, đi làm về, câu đầu tiên tôi bước vào nhà là “Có bài tập về nhà không con? Học chưa con?” “Chưa hả con? Hồi mẹ bằng con là không ai nhắc đâu nha. Tự làm bài hết đó… blah blah blah”

Dần dần, tôi thấy có gì đó…sai sai. Nếu là tôi được hỏi câu đó mỗi ngày, chắc tôi sẽ rất là cáu. Hỏi gì mà căng thẳng quá vậy. Sao không hỏi con đi học có vui không? Hôm nay chơi trò gì? Hôm nay chơi với bạn có vui không? Hôm nay con ăn gì trên trường? Đồ ăn có vừa miệng không? Con có ăn hết không?...

Thật ra, từ 7h sáng đến 4h chiều, con trẻ có khá nhiều hoạt động khác nhau trên trường. Đương nhiên bố mẹ nào gởi con đi học, cũng mong chờ con nó học tốt. Nhưng với lứa tuổi tiểu học, nhất là từ lớp 3 trở xuống, nên có sự cân bằng giữa chơi và học.

Và tôi quyết định thay đổi. Câu đầu tiên tôi hỏi khi gặp con là “Hôm nay con học vui không?” Và đây cũng là bắt đầu dễ chiụ cho những câu hỏi tiếp theo:

  • Dạ vui
  • Hôm nay học gì nà?
  • Con học về dinh dưỡng, các nhóm thức ăn
  • Hay quá ta! Vậy trưa con gì? Có đủ các nhóm dinh dưỡng không?

 

Tiếp theo sau là vậy thầy có giao bài tập về nhà không con? À có hả? Vậy con làm chưa? Con cứ làm đi, chỗ nào chưa hiểu thì nói mẹ, mẹ hướng dẫn nha. Con bé bỗng nhiên dễ thương hơn nhiều.

Bài học rút ra: Con trẻ không phải là cái máy làm bài tập. Ngày xưa bạn ham chơi ra sao thì con bạn nó cũng vậy. Con trẻ cần được gợi cảm hứng để thấy bài tập thật sự thú vị và có ích; thay vì bị ép buộc. 

>>> Có thể bạn quan tâm: Phương pháp dạy con thời 4.0: Hãy cùng con trưởng thành

3. Đọc sách đi con!

Trời ạ, tôi thuộc loại mọt sách! Từ bé, tôi đã mê đọc các thể loại sách, mà thời bao cấp, sách in trên giấy đen, không có tranh ảnh màu như sách trẻ con bây giờ… vậy mà đọc lấy đọc để. Tôi nghiện chữ, ở đâu có chữ là đọc. Vậy mà…

Bạn ấy không thích đọc. À, công bằng mà nói, bạn ấy cũng có đọc Doraemon, Conan… Và cự tuyệt truyện nhiều chữ! Thích báo công chúa của Disney và dán stickers hình thời trang.

Tôi không thể hiểu được. Truyện chữ có bao nhiêu là truyện hay ho thế kia mà sao nó không chịu đọc? Tuần nào tôi cũng tha con đi nhà sách, vì với tôi, sách chính là cánh cửa mở ra tri thức!

Nhưng bạn ấy thì cũng chỉ tha mỗi Doraemon và Conan về đầy nhà.

Với tôi, truyện tranh không mang lại trí tuệ cho con trẻ và chỉ dành cho những ai lười đọc. Nên cơ bản là tôi cảm thấy… thất vọng!

Suy nghĩ mãi, tôi nhận ra rằng, bạn ấy thiên về não phải, còn tôi thì khá cân bằng giữa não trái và phải…nên bạn ấy không thể hoàn toàn giống tôi. Và tôi đã thay đổi cách thức.

Khi đi nhà sách, ngoài những quyển truyện tranh bạn ấy chọn, tôi sẽ tranh thủ xem thêm những quyển sách in thật đẹp, mỏng vừa đủ để bạn ấy đọc; như sách về Kim Tự Tháp, về sông Amazon, về Bắc Cực hay về Aristotle, Archimedes…, về Tết Nguyên Đán, Tết Trung thu hay Tết Nguyên Tiêu…  Và bạn ấy đã đọc hết.

>>> Khám phá những lợi ích bất ngờ khi cho con đọc truyện tranh TẠI ĐÂY

Nếu ở tại TP. HCM, các bạn có thể cho bé đến nhà sách Kim Đồng 248 Cống Quỳnh, Phạm Ngũ Lão, Hồ Chí Minh; tha hồ các bé thích.

Bài học rút ra: Con không phải là bản sao của bạn. Đừng cho rằng, bạn thích gì thì con sẽ thích y như vậy. Hãy xem đứa bé là một thực thể độc lập; tìm hiểu và mang đến cho cho con những gì phù hợp với con.
 
Vì sao tôi luôn muốn con hãy là chính mình? Tôi tâm niệm rằng, đời người quá ngắn để sống theo mong đợi của người khác, chỉ khi nào chúng ta được sống đúng với tính cách, sở thích, làm những gì trong thế mạnh của mình (điểm yếu là để cải thiện, không phải để khai thác); thì chúng ta mới cảm thấy trọn vẹn cuộc sống và sống hạnh phúc. Và mong ước của tôi là con được hạnh phúc.

Nuôi dạy con thật sự rất khó các bạn ạ. Không phải cho ăn ngày 3 bữa, tìm được một trường tốt là xong đâu. Chặng đường cho đến khi con 18 tuổi, cần mỗi người bố, người mẹ nhiều nỗ lực để có thể vừa tôn trọng ‘chất’ riêng của con, vừa cho con một nền tảng vững vàng.

Nhiều bậc phụ huynh với lối tư duy hiện đại cũng đã chọn mua bảo hiểm nhân thọ cho con đến 18 tuổi. Giải pháp này vừa giúp con có nền tảng học vấn tốt, vừa xây dựng nguồn tài chính vững chắc để con tự tin vượt qua những thử thách cuộc đời; trở thành một người hạnh phúc và có ích.

>>> Tìm hiểu thêm: Giải pháp đến từ PRU-Hành Trang Trưởng Thành

>>> Xem thêm: