chạy thận tốn bao nhiêu tiền
Blog Nhịp Sống Khỏe

Chạy thận tốn bao nhiêu tiền và bảo hiểm có hỗ trợ không?

Chạy thận là phương pháp điều trị đối với người bị tổn thương thận cấp hoặc suy thận giai đoạn cuối, thường phải thực hiện với tần suất đều đặn trong thời gian dài, nhằm kiểm soát tình trạng bệnh và cải thiện chất lượng cuộc sống. Chính vì phải thực hiện thường xuyên nên nhiều người khá lo lắng về chi phí. Vậy chạy thận tốn bao nhiêu tiền và có bảo hiểm chi trả không? Đọc tiếp bài viết sau để hiểu rõ hơn nhé!

Tìm hiểu chạy thận là gì và khi nào thực hiện?

Chạy thận là một phương pháp điều trị nhằm loại bỏ chất thải và nước dư thừa khỏi máu, thay thế chức năng mà thận khỏe mạnh thường đảm nhiệm. Phương pháp này giúp kiểm soát huyết áp và duy trì sự cân bằng của các khoáng chất thiết yếu như kali, natri và canxi trong máu.

Chạy thận hiện có hai phương pháp chính: lọc máu (hemodialysis) và lọc màng bụng (peritoneal dialysis). Mỗi phương pháp có chi phí và điều kiện thực hiện khác nhau.

  • Chạy thận nhân tạo hay lọc máu (Hemodialysis): Là phương pháp lọc máu nhằm loại bỏ các chất độc, muối và lượng dịch dư thừa ra khỏi cơ thể ở người bệnh suy thận. Phương pháp này thường được chỉ định cho những trường hợp suy thận giai đoạn cuối hoặc suy thận cấp tiến triển nhanh mà không đáp ứng với điều trị bằng thuốc. Trong quá trình chạy thận, máu của người bệnh được dẫn ra ngoài cơ thể qua một bộ lọc, nơi máu được làm sạch trước khi đưa trở lại cơ thể.

  • Lọc màng bụng (Peritoneal Dialysis): Đây là phương pháp điều trị thay thế thận, tận dụng chính màng bụng của người bệnh như một bộ lọc tự nhiên để loại bỏ chất thải và dịch dư thừa ra khỏi cơ thể. Ưu điểm của lọc màng bụng là người bệnh có thể tự thực hiện tại nhà, giúp tăng tính chủ động và linh hoạt trong quá trình điều trị.


Nhìn chung, người bệnh phải chạy thận do nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm ngộ độc cấp tính, sử dụng thuốc quá liều, nhưng phổ biến nhất là do chỉ định trong các trường hợp suy thận cấp tính và mạn tính. Đặc biệt, chạy thận thường được áp dụng cho những bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối (giai đoạn 5).

Chạy thận tốn bao nhiêu tiền mỗi lần?

Chạy thận hết bao nhiêu tiền còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như phương pháp điều trị là lọc máu hay lọc màng bụng, tần suất thực hiện, vật tư y tế đi kèm,... Cụ thể:

Chi phí chạy thận nhân tạo (lọc máu)

Đối với phương pháp lọc máu, chi phí có thể bị ảnh hưởng bởi những yếu tố như phương pháp lọc, loại vật tư và dụng cụ sử dụng, cũng như tần suất điều trị. Đối với việc lọc máu liên tục, bệnh nhân cần đặt catheter chuyên biệt với chi phí khoảng 1.000.000 đồng cho lần đầu. Lọc máu theo chu kỳ có chi phí dao động từ khoảng 700.000 đến 1.000.000 đồng mỗi lần điều trị.

Ví dụ: Trường hợp bệnh nhân cần lọc máu 3 lần mỗi tuần, vậy chi phí chạy thận 1 tháng là bao nhiêu? Theo đó, tổng chi phí hàng tháng sẽ từ 8 triệu đến 12 triệu đồng, chưa bao gồm vật tư y tế sử dụng, các dịch vụ y tế đi kèm,… và nhiều yếu tố khác. Nhìn chung, chi phí chạy thận rất đắt đối với nhiều gia đình.

Chi phí lọc màng bụng

Đối với phương pháp lọc màng bụng thì cũng có nhiều phương pháp. Điển hình như lọc màng bụng liên tục ngoại trú (CAPD), thẩm phân phúc mạc ngắt quãng (IPD), lọc màng bụng liên tục chu kỳ (CCPD), lọc màng bụng ngắt quãng ban đêm,... Do đó, tùy vào từng phương pháp sẽ có mức giá khác nhau.

Bạn có thể tham khảo chi phí của 2 phương pháp lọc màng bụng theo Thông tư 39/2018/TT-BYT của Bộ Y tế như sau:

  • Lọc màng bụng liên tục ngoại trú (CAPD) là 558.000 đồng.

  • Lọc màng bụng liên tục 24 giờ bằng máy (thẩm phân phúc mạc) là 956.000 đồng.


Ngoài ra, tùy vào từng phương pháp lọc màng bụng cũng sẽ có tần suất mỗi tháng cụ thể khác nhau. Theo đó, tổng chi phí hàng tháng cho phương pháp này có thể là từ 8 triệu đến 20 triệu đồng, tùy thuộc vào các vật tư y tế cần thiết.

*Lưu ý: Mức giá trên chỉ mang tính chất tham khảo và có thể thay đổi theo thời gian. Người bệnh nên liên hệ cơ sở y tế để được giải đáp chi tiết.

Chạy thận có được bảo hiểm hỗ trợ chi trả không?

Sau khi đã biết chạy thận bao nhiêu tiền, nhiều người còn băn khoăn liệu chi phí chạy thận có bảo hiểm hỗ trợ chi trả không? Điều này còn phụ thuộc vào sản phẩm bảo hiểm mà bạn tham gia. Cụ thể:

Đối với bảo hiểm y tế (BHYT)

Hiện nay, BHYT chi trả 80 - 100% chi phí điều trị cho bệnh nhân chạy thận nhân tạo cũng như kỹ thuật lọc màng bụng nếu khám chữa bệnh đúng tuyến; và 40-100% nếu như khám trái tuyến. Ngoài ra, mức chi phí tùy còn vào cơ sở y tế tuyến trung ương, tỉnh, huyện.

Cụ thể theo quy định tại Thông tư số 22 ngày 17/11/2023 của Bộ Y tế về quy định thống nhất giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh BHYT giữa các bệnh viện cùng hạng trên toàn quốc và hướng dẫn áp dụng giá, thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh BHYT trong một số trường hợp. Khi bệnh nhân khám chữa bệnh đúng tuyến sẽ được hưởng dịch vụ chạy thận nhân tạo là 567.000 đồng/lần.

Ví dụ: Trong trường hợp BHYT chi trả từ 80 - 100% đối với phương pháp chạy thận nhân tạo khi khám chữa bệnh đúng tuyến, người bệnh vẫn phải trả từ 150.000 đến 450.000 đồng/lần (chưa bao gồm các khoản phụ thu, nếu có).

Điều kiện để được hưởng BHYT khi chạy thận

Để được hưởng BHYT, bạn cần lưu ý một số điều kiện sau:

1. Chạy thận đúng tuyến:

  • Người bệnh có thẻ BHYT còn hiệu lực và không thuộc diện ngoại lệ

  • Thực hiện chạy thận tại cơ sở y tế đúng tuyến, tức là bệnh viện nơi đã đăng ký ban đầu, cơ sở cấp cứu hoặc có giấy chuyển viện hợp lệ.

  • Cơ sở đó phải ký hợp đồng với Bảo hiểm xã hội và được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt cung cấp dịch vụ chạy thận nhân tạo.

  • Có chỉ định rõ ràng từ bác sĩ hợp pháp và đủ chuyên môn.

  • Cơ sở y tế được trang bị đầy đủ máy móc, vật tư, thuốc theo quy định.


2. Chạy thận trái tuyến:

  • Nếu đang đi điều trị nội trú ở tuyến Trung ương, có thẻ BHYT và xuất trình đầy đủ khi chạy thận, mức hưởng BHYT vẫn là 40% theo đối tượng thẻ.

  • Trường hợp khám chữa bệnh ngoại trú trái tuyến (trừ cấp cứu): BHYT chỉ chi trả nếu thực hiện tại bệnh viện tuyến huyện hoặc tỉnh nhưng phải xuất trình BHYT.

  • Chi phí đồng chi trả khi chạy thận trái tuyến không được cộng dồn để cấp giấy miễn theo quy định 6 tháng lương cơ sở.

 

Đối với bảo hiểm sức khỏe và bảo hiểm nhân thọ

Đối với bảo hiểm sức khỏe hoặc bảo hiểm nhân thọ, chi phí chạy thận có thể được miễn hoàn toàn tùy vào gói bảo hiểm và điều khoản hợp đồng giữa người bệnh với đơn vị bảo hiểm. Do đó, bạn nên đọc kỹ hợp đồng hoặc liên hệ tư vấn viên để được giải đáp chính xác.

Dù đã có sự hỗ trợ từ BHYT, nhưng chi phí chạy thận nhìn chung vẫn là gánh nặng với nhiều người bệnh. Vì vậy, việc sở hữu thêm một gói bảo hiểm sức khỏe hoặc bảo hiểm nhân thọ phù hợp sẽ giúp giảm áp lực tài chính và hỗ trợ điều trị tốt hơn.

Có mặt tại Việt Nam từ năm 1995, cho đến nay, Prudential đã và đang là lựa chọn đáng tin cậy của hàng triệu gia đình trong việc bảo vệ sức khỏe và tài chính trước những rủi ro không lường trước. Thấu hiểu nhu cầu đa dạng của người Việt, Prudential không ngừng cải tiến và mang đến các giải pháp bảo hiểm linh hoạt với quyền lợi hấp dẫn và chi phí hợp lý. Nhờ đó giúp khách hàng chủ động chăm sóc bản thân và người thân yêu trong mọi giai đoạn cuộc sống.

Một trong số sản phẩm bảo hiểm nhân thọ nổi bật của Prudential phải kể đến như Sản phẩm bảo hiểm bổ trợ Bảo hiểm sức khỏe PRU-HÀNH TRANG VUI KHỎE. Sản phẩm có hỗ trợ chi phí chạy thận lên đến 10 - 50 triệu/ năm (áp dụng chương trình Toàn Diện & Hoàn Hảo). Bên cạnh đó còn có nhiều quyền lợi khác như dịch vụ bảo lãnh viện phí rộng; không phân biệt đúng trái tuyến, hỗ trợ chi phí giường phòng, chi phí điều trị sau khi xuất viện, chi phí thuốc điều trị,...

Ngoài ra, còn có thể đính kèm cùng rất nhiều sản phẩm bảo hiểm chính của Prudential để bảo vệ toàn diện cho bạn và cả gia đình, giúp bạn tự tin chăm sóc sức khỏe và tận hưởng cuộc sống.

>> Sức khỏe là tài sản quý giá – hãy để Prudential đồng hành cùng bạn bảo vệ điều đó. Liên hệ ngay để được tư vấn sản phẩm phù hợp và giải pháp tài chính tối ưu.

Các thắc mắc liên quan về chi phí chạy thận

Trong quá trình tìm hiểu chạy thận bao nhiêu tiền, nhiều người vẫn còn có những thắc mắc sau:

Chi phí chạy thận không bảo hiểm có đắt không?

Chi phí chạy thận nhân tạo không áp dụng bảo hiểm thường khá cao và là gánh nặng tài chính với nhiều gia đình. Tùy thuộc vào phương pháp điều trị, tần suất chạy thận (thường 3 lần/tuần), loại thiết bị sử dụng và cơ sở y tế, giá một lần chạy thận có thể dao động từ 700.000 – 1.000.000 đồng/lần, thậm chí cao hơn nếu dùng thiết bị hiện đại hoặc kèm theo xét nghiệm.

Các trường hợp chạy thận nào BHYT từ chối chi trả?

Căn cứ khoản 4 Điều 16 Luật Bảo hiểm y tế 2008, các trường hợp BHYT từ chối chi trả khi:

  • Thẻ đã hết thời hạn sử dụng.

  • Thẻ bị sửa chữa, tẩy xoá.

  • Người có tên trong thẻ không tiếp tục tham gia bảo hiểm y tế.

  • Trong trường hợp người bệnh đang điều trị chạy thận nhân tạo nội trú nhưng thẻ BHYT đã hết hạn, quỹ BHYT vẫn hỗ trợ chi trả chi phí điều trị trong tối đa 15 ngày kể từ ngày thẻ hết hạn. Sau thời gian này, nếu người bệnh chưa gia hạn thẻ, BHYT sẽ từ chối chi trả.


Hy vọng đến đây bạn đã phần nào giải đáp được băn khoăn chạy thận tốn bao nhiêu tiền. Dù phương pháp này được BHYT hỗ trợ chi trả, nhưng chi phí điều trị vẫn là gánh nặng với nhiều người do thời gian điều trị kéo dài và tần suất cao. Chính vì vậy, việc chủ động xây dựng kế hoạch tài chính từ sớm, chẳng hạn như tham gia bảo hiểm nhân thọ sẽ giúp bạn an tâm điều trị, sống vui khỏe và vững vàng trước mọi rủi ro bất ngờ trong cuộc sống.

Nhận tư vấn miễn phí về gói bảo hiểm phù hợp

Hãy để lại thông tin bên dưới, chuyên viên tài chính Prudential sẽ liên hệ với bạn trong thời gian sớm nhất
* Là các thông tin bắt buộc
Thông tin chưa hoàn thành Vui lòng nhập đủ các thông tin bắt buộc

* Là các thông tin bắt buộc

Nhập thông tin của bạn

Chọn thành phố

Bằng việc đánh dấu vào ô ngay cạnh bên, Tôi xác nhận đã đọc, hiểu và biết rõ Chính Sách Bảo Mật Thông Tin của Prudential và đồng ý để Prudential liên hệ cho mục đích tư vấn, tiếp thị, giới thiệu sản phẩm, quảng cáo và khuyến mại như quy định chi tiết tại Chính Sách Bảo Mật Thông Tin.

Đăng ký tư vấn bảo hiểm nhân thọ Prudential ngay hôm nay

Sản phẩm tham khảo