quản lý tài chính, tài chính gia đình
Blog Nhịp Sống Khỏe

5 mẹo quản lý tài chính cho vợ chồng trẻ mới kết hôn

Tài chính trong hôn nhân từng được xem là chủ đề khó mở lời của nhiều cặp đôi. Mặc dù cả hai vợ chồng “về chung một nhà” và đạt được thu nhập ổn định, tuy nhiên vẫn có thể xảy ra vấn đề bất đồng trong kiểm soát chi tiêu. Để tiền bạc không ảnh hưởng tiêu cực đến hạnh phúc gia đình, cả vợ và chồng cần thẳng thắn chia sẻ rõ ràng, đồng thời nên biết thêm nhiều mẹo quản lý tài chính sau kết hôn nhé!

1. Thiết lập quỹ chung cho những chi tiêu gia đình

Các cặp đôi nên cân nhắc thiết lập một quỹ chung sau khi kết hôn. Cả hai đều phải đóng góp tùy thuộc vào thu nhập của mỗi người, nhưng phải có sự thỏa thuận và dựa trên tinh thần tự nguyện, bình đẳng. Mẹo này mang lại rất nhiều lợi ích như: giúp hai vợ chồng kiểm soát chi tiêu cân bằng và khoa học, đảm bảo phục vụ cho các nhu cầu chi tiêu hàng ngày, đặc biệt còn xây dựng “lá chắn” tài chính trước các rủi ro, gia tăng niềm tin và nâng cao chất lượng cuộc sống.

Quỹ chi tiêu này có thể phân chia theo tỷ lệ như sau:

  • 55% của quỹ dành cho chi tiêu thiết yếu trong sinh hoạt hằng ngày như thanh toán hóa đơn, ăn uống, tiền thuê nhà, điện - nước và chi phí đi lại.

  • 10% dành cho khoản tiết kiệm dài hạn của hai vợ chồng trong tương lai như mua xe, kinh doanh, sinh con và nuôi con.

  • 10% dành cho mục tiêu phát triển cá nhân như tham gia khóa học phát triển kỹ năng nghề nghiệp, khóa học chăm sóc con cái.

  • 10% dành cho nhu cầu hưởng thụ - những chuyến du lịch “hâm nóng” tình cảm vợ chồng, bữa ăn sang trọng để kỷ niệm ngày đặc biệt hoặc một món quà tự thưởng cho cả hai sau thời gian làm việc chăm chỉ.

  • 10% dành cho tương lai hoặc “của để dành” hỗ trợ con cái đi du học, khởi nghiệp, kết hôn và tận hưởng giai đoạn hưu trí an nhàn.

  • 5% còn lại dùng để dự phòng rủi ro.


2. Phân vai tài chính trong hôn nhân

Ngoài đóng góp quỹ chung, thì phân vai tài chính cũng là một trong những mẹo hữu ích để quản lý tiền bạc cho vợ chồng mới đám cưới.

Ví dụ: Người chồng phụ trách tiền học của con, tiền thuê nhà với tiền điện nước. Trong khi đó, người vợ sẽ phụ trách chi phí sinh hoạt, ăn uống hoặc quản lý quỹ tiết kiệm của gia đình.

Vai trò của cả hai cũng được phép hoán đổi với nhau. Không nhất thiết người vợ kiểm soát thu chi, người chồng là trụ cột gia đình. Vị trí “tay hòm chìa khóa” có thể giao cho người có năng khiếu và yêu thích công việc quản lý. Nếu gặp phải khó khăn khi hoạch định và phân bổ chi tiêu thì bạn nên thảo luận, nhờ hỗ trợ của “nửa kia” để vợ/chồng cảm thấy được tôn trọng, từ đó cởi mở, trung thực và chủ động nhiều hơn khi tích lũy tài chính trong hôn nhân.

>>> Có thể bạn quan tâm: Quản lý chi tiêu hàng tháng không khó như bạn nghĩ

3. Theo dõi và đánh giá hành trình chi tiêu theo từng mốc thời gian

Dành thời gian theo dõi, cùng nhau quản lý chi tiêu là “chìa khóa” nuôi dưỡng quan hệ vợ chồng trở nên hòa thuận và gắn bó. Theo đó, dựa vào mốc thời gian nhất định như 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng hoặc 12 tháng, mỗi cặp đôi nên ngồi lại, trao đổi và đánh giá mức độ thu - chi trong sinh hoạt gia đình. Ví dụ như, thu nhập mỗi tháng được phân bổ cho mục đích thế nào; tài chính liệu có dư dả, cạn kiệt và phát sinh khoản nợ hay không.

Tất cả điều này phải được chia sẻ thẳng thắn và minh bạch với nhau, để vợ chồng nắm rõ tiền bạc đã đi về đâu, tránh tình trạng hoang mang, mâu thuẫn trong hôn nhân, cũng như cảm thấy thất vọng khi tài sản bị thiếu hụt vì bội chi.

4. Mở rộng nguồn thu nhập càng sớm càng tốt

Sau khi kết hôn, ngoài chi phí sinh hoạt mỗi ngày thì tài chính vợ chồng cũng được sử dụng cho mục tiêu ngắn hạn (đi du lịch, mua sắm thiết bị nội thất cho nhà cửa) hoặc mục tiêu dài hạn (mua nhà, mua xe, chuẩn bị tài chính cho con). Trong nhiều trường hợp, nếu dựa vào thu nhập hiện tại của hai vợ chồng thì hoàn toàn không thể đáp ứng điều này. Vì thế, giải pháp tốt nhất là vợ chồng nên mở rộng tài chính bằng cách tìm thêm việc làm mới trong lúc rảnh rỗi, hoặc tham gia các loại hình đầu tư sau:

4.1 Đầu tư cổ phiếu hoặc trái phiếu

Hiểu đơn giản, cổ phiếu là chứng chỉ hoặc bút toán ghi sổ ghi nhận quyền sở hữu đối với một phần vốn điều lệ công ty. Trái phiếu là chứng chỉ ghi nhận nợ của tổ chức phát hành và quyền sở hữu đối với một phần vốn vay của chủ sở hữu.

Đây là 2 loại hình đầu tư chứng khoán mà người đầu tư cần bỏ vốn ra mua để có quyền sở hữu. Tuy nhiên đầu tư cổ phiếu thường mang lại nhiều lợi nhuận, nhưng kèm theo đó là mức độ rủi ro cao hơn. Để đảm bảo đầu tư an toàn, đôi vợ chồng trẻ cần trang bị nền tảng kiến thức tài chính vững vàng, dành nhiều thời gian để theo dõi sát sao diễn biến thị trường và có cái nhìn đa chiều trong mọi tình huống.

4.2 Đầu tư bất động sản

Đây là hình thức liên quan đến việc mua, sở hữu, quản lý, cho thuê và bán bất động sản vì lợi nhuận. Các kênh đầu tư bất động sản phổ biến hiện nay: căn hộ chung cư, nhà phố, đất nền, bất động sản nghỉ dưỡng, phòng trọ cho thuê…

Đặc điểm nổi bật của hình thức đầu tư bất động sản là khả năng sinh lời trong dài hạn. Tuy nhiên, đối với cặp đôi mới đám cưới, thu nhập chưa ổn định thì khuyến khích nên tham gia cùng với người thân hoặc bạn bè. Cần lưu ý, lựa chọn bất động sản đảm bảo tính pháp lý, được quy hoạch rõ ràng để duy trì lợi nhuận 10% mỗi năm, kéo dài ít nhất từ 3 - 5 năm.

4.3 Đầu tư bảo hiểm

Để mở rộng tài chính trong hôn nhân, đầu tư cho bảo hiểm là một gợi ý đáng cân nhắc. Có nhiều loại hình bảo hiểm ngày nay với chi phí phải chăng và thời gian đóng phí linh hoạt.

Trong đó, vợ chồng mới đám cưới nếu có thu nhập vừa phải, trung bình 20 triệu đồng/tháng thì có thể cân nhắc tham gia bảo hiểm liên kết đầu tư. Đây là lựa chọn thích hợp để gia tăng giá trị tài sản, đồng thời bảo vệ cả gia đình với quyền lợi bảo hiểm đa dạng, bao gồm rủi ro về tai nạn, bệnh hiểm nghèo, tử vong hoặc thương tật toàn bộ vĩnh viễn.

5. Xây dựng quỹ dự phòng khẩn cấp

Cuối cùng, mẹo quản lý tài chính sau kết hôn hữu hiệu là chủ động xây dựng quỹ dự phòng khẩn cấp. Quỹ này có vai trò bảo vệ gia đình trước rủi ro xảy ra đột ngột như: bệnh tật, thất nghiệp, làm ăn thua lỗ, tai nạn bất ngờ…

Có nhiều cách để xây dựng quỹ dự phòng khẩn cấp, nhưng giải pháp được chuyên gia khuyến khích hiện nay là tham gia bảo hiểm nhân thọ.
Bảo hiểm nhân thọ ngày nay được thiết kế rất đa dạng, đáp ứng nhiều quyền lợi như:

  • Quyền lợi bảo vệ tài chính trước rủi ro tử vong hoặc thương tật toàn bộ vĩnh viễn.

  • Quyền lợi chăm sóc sức khỏe giúp hai vợ chồng đều có cơ hội điều trị Nội trú, Ngoại trú, Nha khoa hoặc Thai sản ở hệ thống bệnh viện cao cấp, với chi phí hỗ trợ một phần hoặc toàn bộ tùy theo thỏa thuận trong hợp đồng.

  • Quyền lợi tích lũy kết hợp đầu tư góp phần thiết lập quỹ dự phòng tài chính hiệu quả.

 

Trên đây là toàn bộ thông tin về 5 mẹo quản lý tài chính cho vợ chồng trẻ mới đám cưới. Sau khi về một nhà, ngoài thể hiện cử chỉ yêu thương, mỗi cặp đôi nên thẳng thắn, chia sẻ với nhau câu chuyện quản lý tài chính. Kể cả khi thu nhập đã ổn định thì bạn cũng đừng quên xây dựng quỹ dự phòng khẩn cấp để bảo vệ tài sản gia đình trước rủi ro. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến giải pháp tham gia bảo hiểm nhân thọ, hãy liên hệ ngay với chuyên viên tư vấn của Prudential nhé!

>>> Xem thêm:

Sản phẩm tham khảo